Đang xử lý.....

ỨNG DỤNG DATA GRAVITY VÀ GENERATIVE AI (GENAI) TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG (Phần 1)

Trong thời đại số hóa, dịch vụ công đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy phát triển xã hội và kinh tế. Các công nghệ tiên tiến như Data Gravity và Generative AI (GenAI) không chỉ giúp tối ưu hóa các quy trình quản lý mà còn mang lại giá trị vượt trội trong việc nâng cao trải nghiệm của người dân và doanh nghiệp. Một nghiên cứu của McKinsey (2023) cho thấy, các tổ chức chính phủ ứng dụng công nghệ AI có thể tăng hiệu suất làm việc lên đến 40%, đồng thời giảm chi phí quản lý từ 15-20%.

Kế hoạch hành động 3 năm về phát triển dữ liệu của Trung quốc giai đoạn 2024-2026

Dữ liệu đã được xác định là tài nguyên mới trong quá trình chuyển đổi số. Các quốc gia đều đang tích cực xây dựng nguồn tài nguyên dữ liệu của mình để làm nguồn lực phát triển kinh tế và tăng tính cạnh tranh. Trong thời gian qua, Trung quốc đã rất tích cực trong việc triển khai xây dựng và khai thác dữ liệu. Để triển khai mạnh mẽ trong giai đoạn tới, Chính phủ Trung quốc đã ban hành kế hoạch hành động để phát triển dữ liệu giai đoạn 2024-2026. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét những nội dung chính của Kế hoạch này, từ đó đề xuất một vài hàm ý chính sách cho Việt Nam.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý thuế với dự án Thuế vàng của Trung quốc

Như đã đề cập trong bài Kinh nghiệm phát triển chính phủ điện tử tại Trung quốc, những dấu ấn lớn thúc đẩy phát triển. Dấu ấn quan trọng nhất của Trung quốc trong phát triển chính phủ điện tử là triển khai chiến lược “hai mạng, một điểm dừng, bốn cơ sở dữ liệu và mười hai dự án vàng”. Trong đó Dự án Thuế vàng là một trong mười hai dự án vàng của Trung quốc làm thay đổi cơ bản cách thức quản lý thuế của Trung quốc và đưa việc quản lý thuế lên môi trường điện tử. Trong bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu về dự án này để làm cơ sở tham khảo cho Việt Nam.

Kinh nghiệm phát triển chính phủ điện tử tại Trung quốc, những dấu ấn lớn thúc đẩy phát triển

Chính phủ điện tử tại Trung Quốc được hiểu là mô hình quản trị hoàn toàn mới, dựa trên công nghệ số để tạo ra các nền tảng dịch vụ Chính phủ nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tiến đến Chính phủ số ở Trung Quốc đã trải qua ba giai đoạn: giai đoạn 1 - xây dựng Chính phủ điện tử, giai đoạn 2 - xây dựng hệ thống “Internet + dịch vụ Chính phủ”, giai đoạn 3 - xây dựng Chính phủ số. Mỗi giai đoạn đều đưa ra những biện pháp chính sách tập trung vào mục tiêu khác nhau, nhờ đó, trình độ xây dựng Chính phủ số qua mỗi giai đoạn đều được nâng cao hơn.

XÂY DỰNG HẠ TẦNG SỐ KHU VỰC CÔNG: KINH NGHIỆM TỪ KAZAKHSTAN (Phần 2)

XÂY DỰNG HẠ TẦNG SỐ KHU VỰC CÔNG: KINH NGHIỆM TỪ KAZAKHSTAN (Phần 1)

Kazakhstan, quốc gia lớn thứ 9 trên thế giới với diện tích gần 3 triệu km², nổi bật với sự đa dạng về địa hình và văn hóa. Đất nước này là quê hương của các bộ lạc du mục Trung Á, với hơn 120 sắc tộc sinh sống, tạo nên một xã hội đa văn hóa phong phú. Đất nước này còn được biết đến với thảo nguyên Saryarka và quần thể tranh đá cổ Tamgaly - di sản thế giới được UNESCO công nhận. Về phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số, Kazakhstan cũng sở hữu cho mình những kết quả đáng ngưỡng mộ. Theo Báo cáo E-Government Development Index (EGDI) năm 2024 của Liên Hợp Quốc, Kazakhstan đã đạt được những bước tiến nổi bật trong phát triển chính phủ điện tử, ghi nhận vị trí thứ 24 trên 193 quốc gia. Đây là kết quả đáng chú ý khi quốc gia này tăng 4 bậc so với năm 2022, thời điểm đứng thứ 28. Sự cải thiện n

TÌM HIỂU VỀ DPI - DIGITAL PUBLIC INFRASTRUCTURE

Cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số (DPI - digital public infrastructure) là nền tảng công nghệ số chung, được nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung xây dựng, chia sẻ bởi cộng đồng, nhằm cung cấp các dịch vụ công trực tuyến một cách hiệu quả và thuận tiện. DPI được ví von giống như một "con đường số" kết nối chính phủ, doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin, dữ liệu và các dịch vụ công một cách nhanh chóng và an toàn. Trong bài viết này, sẽ tập trung tìm hiểu quan điểm của một số tổ chức trên thế giới về DPI

Hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu (phần 2)

Trong thế giới thông tin đang phát triển nhanh chóng ngày nay, các chính phủ ngày càng phải đối mặt với những thách thức phức tạp. Tuy nhiên, nếu khai thác thành công lượng dữ liệu khổng lồ sẽ cho phép các tổ chức khu vực công đưa ra quyết định thông minh hơn, sáng suốt hơn ở mọi cấp độ trong khi người dân đòi hỏi ngày càng cao tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình. Việc áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu đã cách mạng hóa cách các nhà hoạch định chính sách lập chiến lược, phân bổ nguồn lực và giải quyết các thách thức của xã hội.

CHÍNH PHỦ SỐ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐANG MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI, NÂNG TẦM DỊCH VỤ CÔNG TẠI CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG HỢP TÁC VÙNG VỊNH (phần 2)

Hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu (phần 1)

Trong kỷ nguyên thông tin, thế giới đã có những thay đổi nhanh chóng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số như: dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu nâng cao và trí tuệ nhân tạo… Đây chính là đòn bẩy tạo ra những chuyển đổi lớn về mô hình tổ chức và vận hành trong các hoạt động quản lý, thông qua việc ra quyết định dựa trên dữ liệu đã trở thành nền tảng của thành công của các tổ chức công và tư. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần phát triển về mặt công nghệ mà còn là sự định hình lại về cách thức hoạt động của các tổ chức để đưa ra các lựa chọn chiến lược đúng đắn trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng.