Đang xử lý.....

Lịch sử phát triển  

Thứ Tư, 28/06/2023 1213
|
20/10/2004

Ngày 20/10/2004 đã trở thành cột mốc quan trọng khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1120/QĐ-TTg thành lập Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), nhằm tăng cường công tác quản lý và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động kinh tế xã hội trên cả nước.

10/04/2007

Ngay sau khi đi vào hoạt động với hơn 20 cán bộ và 5 phòng chức năng, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin đã tích cực tham gia xây dựng những hành lang pháp lý quan trọng như: Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, và đặc biệt là Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây được xem là Nghị định đầu tiên về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng thứ hai sau Luật Công nghệ thông tin trong lĩnh vực CNTT

06/11/2009

Tiếp sau Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, năm 2009 - Cục Ứng dụng công nghệ thông tin cũng đã ghi dấu ấn đậm nét khi tham mưu trình Chính phủ Nghị định đầu tiên về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đây được xem là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước triển khai các dự án đầu tư CNTT.

27/08/2010

Năm 2010, Chương trình trung hạn quốc gia đầu tiên về ứng dụng CNTT trong hoạt động của Cơ quan nhà nước do Cục Ứng dụng công nghệ thông tin chủ trì đã gây tiếng vang lớn và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.

Hành trình đổi mới

( Từ năm 2011 đến năm 2015 )

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ và chủ trì xây dựng: 02 Nghị định của Chính phủ, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2014, là năm đầu tiên Cục Ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động với tên gọi mới - Cục Tin học hóa (Ngày 21/11/2013, tại Quyết định số 1518/QĐ-BTTTT Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin đổi tên mới là Cục Tin học hóa). Đây là bước ngoặt với trọng trách lớn của Cục để triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, thuê, mua sắm đối với dịch vụ CNTT, phát triển phần mềm ứng dụng…

21/08/2014

Ngày 21/8/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định số 1197/QĐ-BTTTT về việc chỉ định Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa là Phòng đo kiểm phục vụ công tác quản lý chất lượng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cục Tin học hóa tham mưu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 04 văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT; 02/2017/TT-BTTTT; 13/2017/TT-BTTTT và 32/2017/TT-BTTTT, các văn bản đã kịp thời giải quyết các vướng mắc cho các cơ quan nhà nước.

Nỗ lực không ngừng để phát triển vươn xa

( Giai đoạn 2018 đến năm 2019 )

Giai đoạn 2018 - 2019, công tác thực thi, chỉ đạo điều hành, xây dựng và thi hành cơ chế chính sách trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Cục Tin học hóa đã có những nỗ lực vượt bậc. Việc triển khai các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ được tiến hành kịp thời, bám sát các yêu cầu, mục tiêu đề ra.

03/01/2020

Ngày 03/01/2020, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2020. Mục tiêu tổng quát năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông là "Năm chuyển đổi số quốc gia" cùng với phương châm hành động “Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá” với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Thông tin và Truyền thông và cùng với đó, phương châm của Cục Tin học hóa với giá trị cốt lõi hiệu quả đã ăn sâu vào cán bộ, công chức, viên chức của Cục: “Cam kết - Tích cực - Hợp tác - Hiệu quả - Hoàn thành” giúp định hướng những quyết định và hành động của Cục.

Nhiệm vụ mới trong thời đại mới

( Giai đoạn 2018 đến năm 2019 )

 
NĂM 2020

Năm 2022, là năm đặc biệt đánh dấu lần thứ 3 Cục đổi tên theo chu kỳ 9 năm một lần.

NĂM 2024

Năm 2004 thành lập Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, 2013 đổi tên thành Cục Tin học hoá và 2022 đổi thành Cục Chuyển đổi số quốc gia. Cục Chuyển đổi số quốc gia đối mặt với thách thức lớn, với việc bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ mới. Khối lượng công việc gấp đôi trong khi nguồn nhân lực không tăng thêm, thậm chí giảm đi. Trong điều kiện khó khăn đó, Cục đã nỗ lực và hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng trong thời gian rất ngắn.

Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục. Lãnh đạo Cục luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng soạn thảo, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Một số văn bản quan trọng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành:

Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9/04/2020 của Chính phủ ký về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước bao gồm: quản lý, quản trị dữ liệu số; kết nối, chia sẻ dữ liệu số; sử dụng, khai thác dữ liệu số của cơ quan Nhà nước.

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Quyết định được coi là một văn bản quan trọng - "Kim chỉ nam" chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, định hướng cho việc điều hành, hoạt động của Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, bộ, ngành, doanh nghiệp (DN), tác động tích cực đến phương thức sống, làm việc của người dân được đảm bảo hiệu quả, thuận lợi trên nền tảng, hỗ trợ từ các ứng dụng công nghệ số, môi trường số căn bản, toàn diện, an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành Chiến lược về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Việt Nam chắc chắn tạo bước đột phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam dựa trên 03 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số; phù hợp xu thế phát triển của thế giới.

Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai, chủ trì thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Đây là trách nhiệm nặng nề nhưng thể hiện sự tin tưởng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Nghị định số 42/2022/NĐ-CP là khung pháp lý cho việc cung cấp thông tin và DVCTT bảo đảm phù hợp với sự phát triển công nghệ, thực tiễn cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong nước và quốc tế, bảo đảm tính khả thi khi thực hiện các mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Lần đầu tiên Việt Nam có Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10 và năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Khát vọng phát triển Đất nước phồn vinh, hạnh phúc đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực tìm kiếm phương thức phát triển mới, kịp thời nắm bắt cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Đó là chuyển đổi số. Chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới: Phát triển số. Chuyển đổi số là một cách làm mới để giải quyết các vấn đề mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt. Chuyển đổi số Việt Nam muốn thành công thì phải đi con đường Việt Nam, dựa trên hoàn cảnh Việt Nam, dựa trên đặc điểm và sức mạnh cốt lõi Việt Nam. Đó là toàn dân và toàn diện, là lấy người dân làm trung tâm, là không ai bị bỏ lại phía sau, là dựa trên các nền tảng số Make in Viet Nam, là chuyển đổi số để giải quyết những bài toán lớn quốc gia, là công nghệ cao giải những bài toán “nhỏ” nhưng thiết thực của người dân, là chuyển đổi số từng lĩnh vực, từng ngành.

Chuyển đổi số là phương thức phát triển mới, là cơ hội để Việt Nam phát triển bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia.

Thực hiện sứ mệnh của thời đại mới, thời đại của chuyển đổi số, Cục Chuyển đổi số quốc gia quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp chuyển đổi số quốc gia.

Nghị định số 47/2024/NĐ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 127
    • Khách Khách 126
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng lượt truy cập Tổng
    • Tổng số lượt truy cập: 3889675