Đang xử lý.....

Chiến lược Chuyển đổi số Ấn Độ

Chiến lược Chuyển đổi số Ấn Độ xác định mục tiêu “trao quyền cho người dân bằng các công cụ kỹ thuật số và biến Ấn Độ thành một xã hội số”. Ấn Độ là một quốc gia tại Nam Á, là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ 2 trên thế giới với trên 1,38 tỷ người. Ấn Độ có nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới theo GDP năm 2018. Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh và được nhận định là một nước công nghiệp mới.

Chiến lược Chuyển đổi số của Úc

Các quốc gia trên thế giới đang tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 mang lại. Úc đã khai thác các tiến bộ công nghệ để tạo ra các sản phẩm và thị trường mới và nâng cao cuộc sống hàng ngày của người dân. Chiến lược Chuyển đổi số của Úc xác định tầm nhìn “Người dân Úc được hưởng chất lượng cuộc sống nâng cao và chia sẻ các cơ hội của một nền kinh tế hiện đại đang phát triển, cạnh tranh toàn cầu, được hỗ trợ bởi công nghệ” thông qua các mục tiêu phát triển chính là “Con người - Dịch vụ - Tài sản số và Môi trường tạo điều kiện phát triển”.

Chiến lược quốc gia số México

Chiến lược quốc gia số México là kế hoạch hành động mà Chính phủ México sẽ thực hiện trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2013 đến năm 2018) để khuyến khích việc áp dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ICT, tối đa hóa tác động kinh tế, xã hội và chính trị, và đưa México tiến tới xã hội thông tin và tri thức. Chiến lược đã xác định 5 mục tiêu chính trong bối cảnh kỹ thuật số ở México đó là “Chuyển đổi Chính phủ - Kinh tế số - Giáo dục chất lượng - Y tế công cộng và An toàn công cộng”.

Chiến lược số Malta - Digital Malta

Chiến lược số Malta (Digital Malta) là Chiến lược công nghệ thông tin và truyền thông ICT quốc gia giai đoạn 2014-2020 đã xác định tầm nhìn “Malta trở thành một quốc gia số trao quyền cho người dân, cộng đồng và doanh nghiệp thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông thông minh để cải thiện cuộc sống của người dân, cải thiện các dịch vụ công, giúp các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh hơn”.

Sáng kiến xây dựng Hệ sinh thái các Doanh nghiệp công nghệ số của Chính phủ Singapore

Chuyển đổi số mang lại hy vọng cho một con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội mới. Quan trọng hơn, chuyển đổi số sẽ giúp tạo ra nhiều nghề nghiệp và cơ hội việc làm thú vị hơn cho người Singapore, và các cơ hội bứt phá, vươn lên của các Doanh nghiệp công nghệ số, Doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs ở Singapore. Singapore mong muốn thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện và bảo đảm rằng tất cả các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp đều được trang bị các kiến thức tốt để tham gia và hưởng lợi từ chuyển đổi số. Mục tiêu của Singapore là trở thành một nền kinh tế số hàng đầu, liên tục đổi mới chính mình.

Kế hoạch tổng thể kinh tế số quốc gia và quá trình thành lập Bộ Xã hội và Kinh tế số MDES của Thái Lan

Thực tiễn trước làn sóng mạnh mẽ của cách mạng chuyển đổi số, xu hướng phát triển nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số, một số nước nhận ra cơ hội đã sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình. Thái Lan đã nhận thức rõ nội hàm kinh tế số và xã hội số đã nỗ lực chuyển đổi, nâng tầm hệ thống quản lý ngành Thông tin và Truyền thông để thúc đẩy phát triển, do đặc trưng của kinh tế số và xã hội số của Thái Lan gắn liền với vai trò, vị trí và sự phát triển của ngành này.

Chính sách, chiến lược thúc đẩy phát triển ngành an ninh mạng - Kinh nghiệm từ Israel

Không gian mạng là mối đe doạ tiềm tàng đối với an ninh quốc gia. Chiến lược An ninh mạng quốc gia Israel đầu tiên được công bố năm 2017 đặt ra tầm nhìn nước này sẽ trở thành “quốc gia hàng đầu trong việc khai thác không gian mạng như một động lực tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội và an ninh quốc gia”.

Các chính sách, chương trình thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp an ninh mạng - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, đi cùng với tiến trình chuyển đổi số thì ngày càng nhiều thông tin cá nhân của người dân, tổ chức, doanh nghiệp được lưu trữ, chia sẻ và sử dụng rộng rãi trên môi trường mạng. Vì thế, việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng rất quan trọng đối với cuộc sống, hoạt động hàng ngày của người dân và cũng như đối với các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và hoạt động của chính phủ, bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ cơ bản.

Đánh giá của Liên Hợp Quốc về Nguồn nhân lực trong phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số của các nước trên thế giới và của Việt Nam

Tiếp theo bài viết “Tổng quan về xếp hạng Chính phủ điện tử/Chính phủ số của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp Quốc”, bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về Chỉ số Nguồn nhân lực (HCI) – một trong 3 chỉ số chính để đánh giá phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, xếp hạng HCI năm 2022 của các nước trên thế giới và Việt Nam...

Chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong chuyển đổi số của một số quốc gia trên thế giới

Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ số, Internet of Things, trí tuệ nhân tạo... trên thế giới vào các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả, có chất lượng mọi nhu cầu của người dân. Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đã và đang phá vỡ, làm thay đổi cấu trúc sản xuất, kinh doanh, cách thức/phương thức quản trị truyền thống của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt, Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tạo ra một thị trường lao động mở, xóa nhòa khoảng cách, ranh giới về không gian, thời gian giữa các quốc gia, khu vực.