Đang xử lý.....

CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 4.0: QUẢN LÝ API VỚI VAI TRÒ HỖ TRỢ CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ

Internet xuất hiện và gắn liền với các hoạt động thương mại trên toàn cầu trở nên phổ biến vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước đã dẫn đến sự gia tăng số hóa các quy trình kinh doanh và kỷ nguyên của thương mại điện tử đã ra đời. Ban đầu, các quá trình Chuyển đổi số này chủ yếu ở phạm vi các phân khúc phi hữu hình, từ tự động hóa văn phòng đến trao đổi dữ liệu điện tử và thương mại điện tử nói chung.

TĂNG CƯỜNG HỘI NHẬP KỸ THUẬT SỐ THÔNG QUA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CNTT-TT GẮN KẾT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC KỸ THUẬT SỐ

Các quốc gia trên toàn cầu đang tìm kiếm các dịch vụ chính phủ điện tử thành công. Trong quá trình theo đuổi này, một trong những rào cản quan trọng nhất đối với khả năng phục hồi của chính phủ điện tử là không được đào tạo đầy đủ. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét tác động của các chương trình đào tạo CNTT-TT đối với sự thành công của các dịch vụ chính phủ điện tử nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật số cùng với việc giảm khoảng cách kỹ thuật số liên quan đến các xã hội đang phát triển.

CHÍNH PHỦ SỐ, KIẾN TRÚC MỞ VÀ ĐỔI MỚI: TẠI SAO KHU VỰC CÔNG SẼ KHÔNG BAO GIỜ GIỐNG NHƯ TRƯỚC ĐÂY NỮA

Cách tiếp cận hiện đại hóa khu vực công kể từ những năm 1980 được coi là kỷ nguyên của New Public Management (NPM) - Quản lý công mới. Giả thuyết cơ bản của NPM là phong cách khu vực tư, cách tiếp cận theo định hướng thị trường đối với các dịch vụ công sẽ cung cấp chất lượng và hiệu quả chi phí được cải thiện. NPM thường liên quan đến việc Chính phủ phân tách nhiều chức năng của mình và giao chúng cho các cơ quan nhỏ hơn cũng như khuyến khích tính “cạnh tranh” giữa các bộ phận khác nhau của khu vực công và giữa khu vực công với khu vực tư với giả định rằng đưa tư tưởng của kinh tế thị trường áp dụng cho việc cung cấp các dịch vụ ở khu vực công.

Đánh giá của Liên Hợp Quốc về Dữ liệu mở trong phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số của các nước trên thế giới và của Việt Nam

Tiếp theo bài viết “Tổng quan về xếp hạng Chính phủ điện tử/Chính phủ số của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp Quốc”, bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về Chỉ số Dữ liệu mở (Open Government Data Index - OGDI) – một trong 3 chỉ số phụ thuộc đánh giá phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, xếp hạng OGDI năm 2022 của các nước trên thế giới và Việt Nam.

Hiện đại hóa cung cấp dịch vụ của Chính phủ Úc

Giai đoạn năm 2020–2021 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hỗ trợ người dân của chính phủ Úc. Nó bao gồm các kỷ lục mới liên quan đến cung cấp các dịch vụ giúp người Úc vượt qua đại dịch COVID-19, lũ lụt, hỏa hoạn, bão và lốc xoáy và đồng thời vẫn đạt được tiến bộ lớn trong mục tiêu trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ của chính phủ hàng đầu thế giới vào năm 2025...

NỀN TẢNG DỮ LIỆU CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG PHÁT TRIỂN PHỦ ĐIỆN TỬ

Ngày này, khi công nghệ số đang bùng nổ, thế giới được vận hành bởi dữ liệu, chính phủ điện tử là một xu hướng được rất nhiều quốc gia hướng tới. Đây hứa hẹn sẽ là mô hình chính phủ kiểu mẫu trong tương lai. Để xây dựng được mô hình này thì nền tảng dữ liệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chính phủ điện tử là gì và nền tảng dữ liệu có ảnh hưởng thế nào trong quá trình phát triển chính phủ điện tử.

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ TÂY BAN NHA

Trong thời gian gần đây, khái niệm “chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có có vai trò quyết định trong việc định hướng và khả năng thành công của việc triển khai chính phủ số. Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia, đã lập tức bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số. Và câu chuyện về kế hoạch đầu tư và phát triển chính phủ số ở Tây Ban Nha cũng là một ví dụ điển hình.

KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TRỢ LÝ ẢO CHO CÔNG DÂN

Hàn Quốc – một cường quốc về công nghệ, hiện đang là một trong sáu nước có trình độ công nghệ thông minh dẫn đầu trên thế giới, không khó để hiểu, vì sao Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về việc triển khai dịch vụ trợ lý ảo cho công dân.

CHÍNH PHỦ PHILIPINES THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI DỰA VÀO TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI VÀ DỮ LIỆU SỐ

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một công nghệ hứa hẹn sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của con người trong tương lai. Đây là chìa khóa giúp các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế các quốc gia nói chung mở ra những cơ hội bứt phá trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề hậu đại dịch Covid-19. Nắm bắt được xu thế đó, Philippines – một đất nước ở khu vực Đông Nam Á đang tích cực thúc đẩy đổi mới dựa vào trí tuệ nhân tạo và dữ liệu số.

HÀNH TRÌNH CÔNG NGHỆ HƯỚNG TỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐƯA SINGAPORE TRỞ THÀNH QUỐC GIA THÔNG MINH

Singapore từng được biết đến là một đất nước có diện tích nhỏ, chỉ bằng một nửa diện tích của London, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng hạn chế. Tuy nhiên, bằng việc ứng dụng công nghệ linh hoạt, triển khai phát triển chuyển đổi số một cách mạnh mẽ, đất nước này đã rất thành công trên con đường trở thành quốc gia thông minh hàng đầu thế giới.