Đang xử lý.....

Xếp hạng thành phố thông minh: Công cụ hiệu quả để xác định vị trí của các thành phố

Chuyển đổi số là một xu hướng mới nổi trong việc phát triển cách thức thực hiện công việc trong khu vực tư nhân và nhà nước, trong tất cả các ngành và lĩnh vực. Xây dựng phát triển Thành phố thông minh nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đề xuất nguyên tắc và các trụ cột chính xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển đô thị thông minh; hạn chế các rủi ro và nguy cơ tiềm năng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ đô thị; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập quốc tế.

Kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của một số nước trên thế giới

Theo Wikipedia, “Thành phố thông minh hay đô thị thông minh là một khu vực thành thị sử dụng các loại phương pháp điện tử và cảm biến khác nhau để thu thập dữ liệu. Thông tin chi tiết thu được từ dữ liệu đó được sử dụng để quản lý tài sản, tài nguyên và dịch vụ một cách hiệu quả; đổi lại, dữ liệu đó được sử dụng để cải thiện hoạt động trên toàn thành phố. Điều này bao gồm dữ liệu được thu thập từ người dân, thiết bị, tòa nhà và tài sản, sau đó được xử lý và phân tích để giám sát và quản lý hệ thống giao thông và vận tải, nhà máy điện, tiện ích, mạng lưới cấp nước, chất thải, phát hiện tội phạm, hệ thống thông tin, trường học, thư viện, bệnh viện và các dịch vụ cộng đồng khác”.

Những chủ trương, chính sách và hiện trạng trong việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đang quan tâm xây dựng đô thị thông minh cũng là cách tiếp cận phù hợp với xu hướng chung của thế giới về phát triển đô thị thông minh nhằm giải quyết các thách thức đang tồn tại và nảy sinh trong quá trình phát triển đô thị trong những năm vừa qua. Chủ trương về phát triển đô thị thông minh đã được chỉ đạo thống nhất từ các cấp lãnh đạo của Đảng và Chính phủ hướng đến chủ động xúc tiến các hoạt động xây dựng những định hướng phát triển đô thị thông minh.

Tìm hiểu về việc sử dụng giao diện lập trình ứng dụng để trích xuất dữ liệu từ cổng dữ liệu mở

Việc cung cấp dữ liệu mở dưới dạng giao diện lập trình ứng dụng (API) là nội dung được nhiều nước quan tâm và tiến hành. Để học tập kinh nghiệm của các nước, việc khảo sát và tìm hiểu thông tin trên các cổng dữ liệu mở của các nước liên quan nội dung trên là một việc làm cần thiết. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu kinh nghiệm của New Zealand trong nội dung quy đinh về sử dụng API cho các tập dữ liệu mở trên cổng dữ liệu mở của quốc gia này.

Vấn đề về tiêu chuẩn mở cho dữ liệu

Để nâng cao chất lượng của dữ liệu, việc áp dụng các tiêu chuẩn đổi với dữ liệu là một điều quan trọng. Với việc áp dụng tiêu chuẩn, các dữ liệu sẽ được hiểu và nhận thức giống nhau giữa người dùng giúp cho việc tái sử dụng được thuận tiện hơn. Đối với tiêu chuẩn, tiêu chuẩn mở là một nội dung được nhiều tổ chức cung cấp dữ liệu quan tâm. Bài viết này sẽ tổng hợp và giới thiệu những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn mở để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn mở cho dữ liệu.

Tác động và các ví dụ thực tiễn triển khai thành công dữ liệu mở

Dữ liệu mở là một trong những nội dung được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm trong nhiều năm vừa qua. Có thể nói, dữ liệu mở, đặc biệt là dữ liệu mở của chính phủ, là một nguồn tài nguyên lớn chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Đối với dữ liệu mở, các cơ quan nhà nước đóng một vai trò quan trọng ở góc độ số lượng, quy mô dữ liệu được thu thập cũng như khả năng cung cấp dữ liệu mở. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các tác động và lợi ích mà các chương trình dữ liệu mở mang lại.

Các vấn đề và giải pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu và sự tham gia về dữ liệu mở

Chính quyền trung ương và địa phương của nhiều quốc gia đang ngày càng tăng cường việc mở và cung cấp dữ liệu một cách miễn phí, nội dung này thường là một phần của chương trình thúc đẩy chính phủ mở. Mặc dù nội dung này nhận được sự hưởng ứng của các nhà phát triển phần mềm, các tổ chức tài trợ nhưng nhiều chương trình chưa có sự tham gia rộng rãi của người dân. Do đó, mức độ tham gia của nhiều đối tượng đối với vấn đề dữ liệu vẫn còn ở mức khiêm tốn ở nhiều lĩnh vực. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu các chương trình để thúc đẩy sự tương tác, sự tham gia và nâng cao năng lực liên quan đến dữ liệu mở.

Các nội dung quan trọng trong triển khai đánh giá mức độ sẵn sàng đối với dữ liệu mở

Bảng đánh giá xếp hạng là một công cụ quan trọng để giúp các quốc gia trên thế giới hiểu được vị thế của quốc gia mình để từ đó có những chương trình, hành động phù hợp để phát triển. Có rất nhiều nội dung có bảng xếp hạng và dữ liệu chính phủ mở cũng không phải là một ngoại lệ. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu công cụ đánh giá đã được Ngân hàng Thế giới phát triển, để giúp hoạch định ưu tiên các hoạt động trong vấn đề dữ liệu mở. Bộ tài liệu đánh giá có tên “Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở” (Open Data Readiness Assessment - ODRA).

Digital Twins (Cặp song sinh số): Chiếc cầu nối giữa thế giới thực và không gian số

Trong hai thập niên gần đây, ngành công nghệ thông tin và truyền thông đã có bước phát triển vượt bậc. Cùng với sự gia tăng của các xu hướng công nghệ mới như AI Foundations (nền tảng trí tuệ nhân tạo), Intelligent Things (vạn vật thông minh) hoặc Immersive Experiences (Trải nghiệm Nhập vai)…thì quy mô chuyển đổi số, số hóa diễn ra ngày càng lớn ở khắp mọi nơi. Công nghệ sản xuất mới đã thu nhỏ, tích hợp chip, vi mạch, cảm biến… tạo nên bước đột phá lớn cho Internet vạn vật (IoT). Chính điều này đã tạo ra xu hướng công nghệ mới là Digital Twins – DT (Song sinh kỹ thuật số).