Do những thay đổi về kinh tế và công nghệ, các thành phố đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn đối với các nhà đầu tư, khách du lịch, lao động có trình độ hoặc các sự kiện quốc tế trong những thập kỷ qua. Kết quả là xếp hạng Thành phố thông minh sẽ giải quyết các vấn đề về việc so sánh các thành phố nào được hỗ trợ nguồn lực bởi các nhà đầu tư, mặt khác cũng là một tiêu chí cho các thành phố đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó xác định các chiến lược phát triển trong tương lai và vị trí trong hệ thống đô thị. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy việc xếp hạng thành phố chủ yếu tập trung vào (1) các phương pháp và chỉ số được sử dụng (2) mục đích và hiệu quả của nó đối với việc hoạch định chiến lược nhằm tăng cường vị thế của quốc gia.
1. Giới thiệu về tầm quan trọng của Bảng xếp hạng Thành phố thông minh
Xây dựng Thành phố thông minh sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc ứng dụng công nghệ để tăng hiệu quả của các dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của người dân. Ở cấp độ nghiên cứu cao, Thành phố thông minh tức là việc sử dụng các nguồn tài nguyên hiện có trong thành phố và sự tiến bộ của các công nghệ số gần đây để quản lý tắc nghẽn, ô nhiễm, sản xuất lương thực và duy trì mức sống của người dân.
Bảng xếp hạng Thành phố thông minh đang ngày càng thu hút sự chú ý của người dân. Các thành phố được đánh giá và xếp hạng theo các đặc điểm khác nhau như: kinh tế, xã hội, môi trường,… để xác định những thành phố tốt nhất hoặc tồi nhất. Bảng xếp hạng các thành phố cũng được liên kết với hình ảnh, phương tiện truyền thông, chính trị gia và các bên liên quan khác từ đó kết quả xếp hạng sẽ được công bố nhanh chóng.
Đầu tiên, chúng ta sẽ tập trung vào câu hỏi về những đặc điểm cơ bản của bảng xếp hạng thành phố quốc gia và quốc tế là gì. Tương ứng, một số xếp hạng thành phố được chọn phân tích để xác định các loại xếp hạng khác nhau. Qua đó, số lượng và tính năng của các chỉ số được sử dụng trong các bảng xếp hạng này cũng như các phương pháp sắp xếp trình tự của chúng được mô tả một cách có hệ thống.
Thứ hai, chúng ta sẽ tập trung vào câu hỏi làm thế nào các thành phố đối phó với các phản ứng của chính quyền địa phương và các bên liên quan. Để cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách các thành phố phản ứng, chúng ta sẽ phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các thành phố trong bảng xếp hạng.
Theo quan điểm khoa học, chúng ta sẽ nhìn nhận tầm quan trọng của thứ hạng theo: Hệ quả của những thay đổi về kinh tế và công nghệ trong những thập kỷ qua, các thành phố và khu vực đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng tăng. Ở cấp độ đô thị, các thành phố hướng tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trong hệ thống đô thị quốc gia. Kể từ khi quá trình hội nhập Châu Âu giảm bớt sự khác biệt về tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và môi trường, các thành phố đã hội tụ những điều kiện cơ bản để cạnh tranh, từ cấp quốc gia xuống cấp thành phố và khu vực. Xu hướng này nâng cao tầm quan trọng của các đặc điểm địa phương, mang lại lợi thế so sánh cạnh tranh cho các doanh nghiệp toàn cầu, nhà đầu tư, khách du lịch.
Trước sự phát triển này, khả năng cạnh tranh của đô thị và các cách tiếp cận chiến lược tương ứng với các mục tiêu cụ thể và các công cụ sửa đổi đã trở thành những nỗ lực quan trọng của chính trị đô thị. Việc so sánh các thành phố trong bảng xếp hạng một mặt có thể hỗ trợ các nhà đầu tư lựa chọn vị trí của họ, nhưng cũng có thể là một hướng dẫn quan trọng bảo đảm sự phát triển của thành phố trong tương lai. Khi bảng xếp hạng tiết lộ những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể của các thành phố, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề và từ đó xác định các mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững từ kết quả xếp hạng chất lượng hoặc điểm chuẩn. Ngoài ra, kết quả xếp hạng thành phố sẽ được công bố rộng rãi và được phê duyệt để sử dụng như một phần trọng tâm của chiến lược tiếp thị của thành phố: vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng thành phố giúp cải thiện hình ảnh quốc tế của Thành phố. Do đó, xếp hạng thành phố đã trở thành một cơ sở thực nghiệm quan trọng để bộc lộ các lợi thế so sánh và xác định các mục tiêu và chiến lược phát triển trong tương lai.
Do đó, thuật ngữ “xếp hạng thành phố” là để phân biệt các phương pháp xếp hạng theo định hướng:
- Khám phá so với đánh giá;
- Dựa trên mạng so với dựa trên hệ thống phân cấp;
- Theo định hướng nhóm mục tiêu (hoặc được chỉ định về một chủ đề duy nhất) so với bảng xếp hạng tổng thể.
2. Lợi ích và các hạn chế của xếp hạng thành phố
Để giải quyết câu hỏi làm thế nào các kết quả xếp hạng có thể được áp dụng trong việc tư vấn chính sách chiến lược cho các đô thị, thì chúng ta cần phải kiểm tra và so sánh kỹ lưỡng các xếp hạng thành phố hiện có để phát hiện khả năng ứng dụng của chúng trong quy hoạch chiến lược đô thị. Chủ yếu dựa trên hai nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các vấn đề của khoa học khu vực.
a) Lợi ích
- Thứ hạng của các thành phố thu hút sự chú ý
o Kêu gọi người dân chú ý đến các vấn đề của khoa học khu vực nói chung
o Kích thích một cuộc thảo luận rộng rãi về các chiến lược phát triển khu vực
- Bảng xếp hạng như là một công cụ cạnh tranh
o Các đặc điểm tích cực được công khai bên ngoài thành phố;
o Các thành phố tìm ra vị trí của mình trong cuộc cạnh tranh đô thị và cải thiện thứ hạng của họ trên quy mô quốc gia.
- Xếp hạng thành phố có thể tạo ra hiệu ứng học tập
o Các tác nhân khu vực buộc phải đưa ra các quyết định một cách minh bạch và toàn diện;
o Xếp hạng tập trung vào một vấn đề được xác định cung cấp nhiều kết quả áp dụng hơn so với xếp hạng cung cấp “chỉ” một danh sách tổng thể.
b) Hạn chế
- “Cuộc thi và tự khẳng định”
o Thảo luận tập trung vào các thứ bậc cuối cùng, các mối quan hệ phức tạp và nhân quả không được giám sát hoặc bỏ qua
o Sự quan tâm của người dân chủ yếu tập trung vào xếp hạng cuối cùng mà không xem xét các khía cạnh phương pháp luận đằng sau xếp hạng
o Nhận thức của người dân được chọn lọc về kết quả xếp hạng được xác nhận.
- Các chiến lược phát triển dài hạn có thể bị đe dọa
o Xếp hạng tăng cường cạnh tranh giữa các thành phố, gây ra những hậu quả tiêu cực như bãi bỏ quy định, các vấn đề về cấu trúc và không gian, rủi ro về sự phát triển của thành phố,...
- Xử lý kết quả xếp hạng không được phản ánh
o Thứ hạng được hoan nghênh quá mức đối với “đối tượng chiến thắng” và bị phớt lờ đối với “kẻ thua cuộc”;
o Các thành phố bị xếp hạng kém phản đối việc so sánh điểm chuẩn với các thành phố khác;
o Ngoài ra, bảng xếp hạng có xu hướng tiếp cận “chung chung”, vì nhiều nhà tài chính yêu cầu kết quả xếp hạng rõ ràng được thông báo trước công chúng và vì vậy hầu hết các bảng xếp hạng đều hướng đến việc tìm kiếm thành phố “tốt nhất” hoặc “hấp dẫn nhất” và bỏ qua thực tế là các hoạt động khác nhau cần các điều kiện khác nhau.
3. Phân loại bảng xếp hạng Thành phố thông minh
Chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện về phương pháp xếp hạng và tầm quan trọng của việc xếp hạng ảnh hưởng đến một số vấn đề của quy hoạch thành phố. Tuy nhiên, dưới đây là ba khía cạnh đã được xác định để so sánh và phân loại thứ hạng thành phố như sau:
- Mục tiêu: Mục tiêu của bảng xếp hạng không chỉ được xác định bởi mục tiêu và đối tượng mục tiêu mà còn được xác định bởi phạm vi không gian, các yếu tố và chỉ số mong muốn đằng sau xếp hạng.
- Phương pháp luận: Phương pháp luận không chỉ bao gồm cách thu thập và xử lý dữ liệu mà ở bước đầu tiên, còn bao gồm cả giới hạn của các thành phố được kiểm tra trong bảng xếp hạng.
- Sự phổ biến: Cách kết quả được đánh giá, giải thích và trình bày có tác động đến bảng xếp hạng.
Dựa trên các định hướng như vậy, chúng ta có thể xác định 5 loại xếp hạng thành phố thông qua các phân tích như sau:
1) Các bảng xếp hạng theo định hướng tư vấn hoặc kinh tế được ủy quyền thiếu tính minh bạch và có khá nhiều thành phố có phạm vi trên toàn thế giới không có tuyên bố về mẫu lựa chọn. Các bảng xếp hạng này áp dụng một số lượng vừa phải các chỉ số (Trung bình = 32) để tính toán mà không ghi lại chính các chỉ số, phương pháp tính toán cũng như cơ sở dữ liệu được sử dụng. Kết quả chi tiết của bảng xếp hạng chỉ được cung cấp một phần.
2) Các bảng xếp hạng được ủy quyền không có đủ tính minh bạch được tạo ra bởi các hội đồng chuyên gia hoặc các viện nghiên cứu tư nhân khác hoạt động trên nhiều khía cạnh không gian khác nhau (Trung bình = 75) mà không làm cho quy trình lựa chọn mẫu thành phố có cơ sở rõ ràng. Cơ sở dữ liệu được sử dụng cũng không được ghi chép rõ ràng, mặc dù một số dữ liệu gốc được công bố trong các kết quả khá chi tiết (như kết quả xếp hạng tổng thể, kết quả về xếp hạng phụ,..). Một danh sách các chỉ số (Trung bình = 43) được công bố, nhưng bảng xếp hạng hiếm khi cung cấp thông tin về phương pháp tính toán. Nhà cung cấp các bảng xếp hạng này là các tổ chức tài chính, tạp chí hoặc cơ quan bất động sản.
3) Các bảng xếp hạng do tạp chí hoặc tổ chức phi chính phủ biên soạn mà không có sự tài trợ thường được tạo ra cho một quốc gia cụ thể hoặc toàn bộ lục địa bằng cách tính đến số lượng thành phố tương đối thấp (Trung bình = 25). Việc lựa chọn mẫu thành phố được thực hiện theo quy mô dân số và việc tính toán xếp hạng tổng thể được thực hiện bằng các giá trị trung bình.
4) Các bảng xếp hạng nâng cao có tài liệu và có phương pháp được thực hiện bởi các trường đại học hoặc viện nghiên cứu kinh tế với các nhà tài trợ trong các lĩnh vực của tổ chức tài chính, tạp chí, cơ quan bất động sản,... chủ yếu tập trung vào một quốc gia hoặc một châu lục. Tiêu chí lựa chọn mẫu cho thành phố là dựa trên quy mô dân số hoặc kết hợp các đặc điểm của thành phố. Tất cả các phần của bảng xếp hạng đều được minh bạch hóa (toàn bộ danh sách các chỉ số có sẵn, mô tả phương pháp tính toán,...) và phương pháp được sử dụng để tính toán xếp hạng thường nâng cao hơn so với các phương pháp được sử dụng trong các loại xếp hạng khác (ví dụ: sử dụng các giá trị tiêu chuẩn hóa, xem xét các giá trị còn thiếu,...). Cơ sở dữ liệu được lập thành văn bản cho từng chỉ số và dữ liệu gốc được công bố ở một mức độ nào đó. Mức độ phức tạp của các kết quả cũng khá tốt, tập trung nhiều hơn vào xếp hạng tổng thể và chi tiết phương pháp luận hơn là mô tả về các thành phố đơn lẻ hoặc về chủ đề “Top đánh giá hàng đầu”.
5) Các trường hợp đặc biệt (là các trường hợp ngoại lệ có 2 thứ hạng) không thể được phân tích dựa trên một trong bốn loại xếp hạng thành phố được mô tả ở trên.
Bảng dưới đây cho thấy các đặc điểm quan trọng nhất của bốn loại xếp hạng thành phố khác nhau:
Bảng. Đặc tính của thành phố được phân loại
|
Loại 1
|
Loại 2
|
Loại 3
|
Loại 4
|
Số thứ hạng
|
3
|
3
|
4
|
8
|
Tính minh bạch của việc tính toán thứ hạng
|
Rất tồi
|
Tồi
|
Tốt
|
Rất tốt
|
Tài liệu về cơ sở dữ liệu
|
Rất tồi
|
Tồi
|
Tốt
|
Rất tốt
|
Số lượng các chỉ số 1
|
32
|
43
|
51
|
29
|
Định hướng không gian
|
Trên toàn thế giới
|
Biến đổi
|
Quốc gia hoặc lục địa
|
Quốc gia hoặc lục địa
|
Số lượng các thành phố 2
|
60
|
75
|
25
|
54
|
Tính minh bạch của việc lựa chọn mẫu thành phố
|
Rất tồi
|
Tồi
|
Tốt
|
Rất tốt
|
Độ phức tạp của kết quả 3
|
2,17
|
2,67
|
2,75
|
2,62
|
4. Ví dụ về cách tiếp cận xếp hạng thành phố quy mô trung bình ở khu vực Châu Âu
Để các thành phố được phát triển bền vững, nâng cao mức tăng trưởng hàng năm, Châu Âu đã ban hành nhiều chính sách, quy định phù hợp trong việc xây dựng và phát triển Thành phố thông minh; đồng thời, Châu Âu cũng lựa chọn các thành phố có dân số từ 100.000 đến 500.000 người để xếp hạng. Các thành phố này được hiểu là các “thành phố thứ hai” trên quy mô Châu Âu (hay còn gọi là các thành phố quy mô trung bình) không được công nhận là tốt nhất nhưng lại có tầm quan trọng thiết yếu trên quy mô quốc gia và khu vực.
Cách tiếp cận xếp hạng
Do cách tiếp cận xếp hạng Thành phố thông minh ở khu vực Châu Âu tập trung các thành phố có quy mô trung bình nên các mục tiêu cơ bản của cách tiếp cận xếp hạng này được xác định là:
(1) Xếp hạng tính minh bạch của một nhóm các thành phố được chọn;
(2) Xây dựng và minh họa các đặc điểm và hồ sơ cụ thể của mỗi thành phố;
(3) Khuyến khích chọn lựa điểm chuẩn giữa các thành phố;
(4) Phát hiện điểm mạnh và điểm yếu để thảo luận chiến lược và tư vấn chính sách.
Để thực hiện cách tiếp cận này, Châu Âu đã định nghĩa “thành phố thông minh” thông qua các tài liệu nghiên cứu và dựa trên cuộc thảo luận bàn tròn: “Thành phố thông minh là thành phố hoạt động tốt ở 6 đặc điểm, được xây dựng dựa trên sự kết hợp “thông minh” giữa các nguồn tài nguyên và hoạt động của người dân tự quyết định, độc lập và nhận thức”.
Tuy nhiên, thuật ngữ “Thành phố thông minh” không được sử dụng một cách tổng thể mà trong hầu hết các ví dụ, người ta nhấn mạnh đến các đặc điểm cụ thể của các lĩnh vực phát triển đô thị khác nhau và thậm chí cả nhận thức và sự tham gia của người dân thành phố về các vấn đề đặc biệt của phát triển đô thị. Theo đó, “thông minh” có hàm ý là cải thiện hiệu suất liên quan đến phát triển đô thị trong các đặc điểm cụ thể.
Theo tài liệu và một cuộc thảo luận bàn tròn, 06 đặc tính “thông minh” đã được xác định có khả năng phù hợp: kinh tế, con người, quản trị, di chuyển, môi trường và cuộc sống. 6 đặc tính này được Châu Âu coi là nhóm có liên quan đặc trưng cho một thành phố thông minh.
Hình 1. Các đặc tính của Thành phố thông minh
Hình trên được Châu Âu xếp hạng trên quy mô trung bình đã xác định 6 đặc tính và yếu tố của Thành phố thông minh.
(1) Kinh tế thông minh bao gồm các yếu tố xung quanh khả năng cạnh tranh kinh tế như: tinh thần sáng tạo, tinh thần kinh doanh, thương hiệu và hình ảnh kinh tế, năng suất, tính linh hoạt của thị trường lao động, năng lực chuyển đổi, cũng như sự hội nhập trên thị trường (liên quốc gia).
(2) Công dân thông minh không chỉ được mô tả bởi trình độ chuyên môn hoặc trình độ học vấn của công dân mà còn bởi chất lượng của các tương tác xã hội liên quan đến hội nhập, sự tham gia vào cuộc sống công cộng và sự cởi mở đối với thế giới “bên ngoài”.
(3) Quản trị thông minh bao gồm các khía cạnh của sự tham gia chính trị, các dịch vụ công minh bạch cho người dân cũng như các chiến lược hoạt động của chính quyền.
Khả năng tiếp cận trong nước và quốc tế là những khía cạnh quan trọng của (4) Di chuyển thông minh cũng như sự sẵn có của công nghệ thông tin và truyền thông và hệ thống giao thông hiện đại, sáng tạo, an toàn và bền vững.
(5) Môi trường thông minh được mô tả bằng các điều kiện tự nhiên hấp dẫn (khí hậu, không gian xanh,...), ô nhiễm, quản lý tài nguyên và cả những nỗ lực hướng tới bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, (6) Cuộc sống Thông minh bao gồm các khía cạnh khác nhau của chất lượng cuộc sống như cơ sở văn hóa, tình trạng sức khỏe, an toàn cá nhân, chất lượng nhà ở, cơ sở giáo dục, du lịch và sự gắn kết xã hội...
Kết luận
Xếp hạng Thành phố thông minh sẽ giải quyết các vấn đề về việc so sánh các thành phố nào được hỗ trợ nguồn lực bởi các nhà đầu tư, mặt khác cũng là một tiêu chí cho các thành phố đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó xác định các chiến lược phát triển trong tương lai và vị trí thành phố của mình trong hệ thống đô thị, hướng tới mục tiêu “Thành phố nghèo sẽ không bị bỏ lại phía sau”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng Thành phố thông minh, Châu Âu đã có cách tiếp cận xếp hạng thành phố quy mô trung bình dựa trên 6 đặc tính về kinh tế, con người, quản trị, di chuyển, môi trường và cuộc sống.
Tại Việt Nam, xây dựng và phát triển Thành phố thông minh là giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề quá tải ở đô thị ở nước ta hiện nay. Việc xây dựng, phát triển Thành phố thông minh sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế của Việt Nam. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp từ xây dựng chiến lược, quy hoạch; hình thành nguồn dữ liệu quốc gia; xây dựng khung pháp lý; đảm bảo an ninh thông tin đến tuyên truyền rộng rãi đến người dân trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin tương đối phát triển và con người Việt Nam năng động, sáng tạo trong tiếp thu kinh nghiệm các nước đi trước và vận dụng phù hợp với tình hình trong nước, chắc chắn việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh sẽ nhanh chóng bắt nhịp được với trào lưu phát triển của thế giới.
Trần Thanh Hà
Tài liệu tham khảo
[1] SMART CITIES RANKING: AN EFFECTIVE INSTRUMENT FOR THE POSITIONING OF CITIES?
https://core.ac.uk/download/pdf/301204045.pdf
[2] http://www.smart-cities.eu/download/smart_cities_final_report.pdf
[3] https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-day-xay-dung-phat-trien-do-thi-thong-minh-trong-boi-canh-chuyen-doi-so-o-viet-nam-89395.htm