Đang xử lý.....

Chất lượng dịch vụ của chính phủ điện tử được đánh giá qua lăng kính giá trị cộng đồng

Bài viết này đánh giá vai trò của chất lượng dịch vụ chính phủ điện tử trong việc tạo ra giá trị cộng đồng từ góc độ công dân. Bằng cách đánh giá giá trị gia tăng của các dịch vụ chính phủ điện tử thông qua lăng kính giá trị cộng đồng, với mong muốn khám phá sâu hơn chất lượng dịch vụ chính phủ điện tử tác động như thế nào đến việc tạo ra giá trị cộng đồng. Từ đó, đề xuất khung khái niệm dựa trên các quan điểm lý thuyết về giá trị cộng đồng và chất lượng dịch vụ điện tử để hỗ trợ việc kiểm tra chất lượng dịch vụ chính phủ điện tử từ quan điểm của người dân. Việc tìm hiểu các tài liệu về giá trị cộng đồng, chất lượng dịch vụ điện tử và chính phủ điện tử chỉ ra rằng việc tạo ra giá trị cộng đồng phụ thuộc nhiều vào mức độ chất lượng của dịch vụ do một tổ chức công cung cấp.

Tổng quan về Cổng thông tin Chính phủ điện tử và Dịch vụ công trực tuyến tại Thổ Nhĩ Kỳ

thiệu Chính phủ điện tử ở Thổ Nhĩ Kỳ Sự phát triển của Chính phủ điện tử ở Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ đầu những năm 1990 với việc thành lập Hiệp hội Thông tin và nền kinh tế dựa trên tri thức. Mục đích của Xã hội Thông tin là tăng cường khả năng cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ, tập trung vào đổi mới, khoa học và công nghệ và tăng cường năng lực và năng lực CNTT-TT ở Thổ Nhĩ Kỳ (OECD, 2007).

Cung cấp dịch vụ công trong kỷ nguyên quản trị kỹ thuật số: Nghiên cứu điển hình từ Indonesia

Ngày 10/7/2020, Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Báo cáo xếp hạng 193 quốc gia, vùng lãnh thổ (gồm 43 quốc gia Châu Âu; 47 quốc gia Châu Á; 35 quốc gia Châu Mỹ; 54 quốc gia Châu Phi; 14 quốc gia Châu Đại Dương) trong giai đoạn từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2019, trên cơ sở đánh giá chỉ số phát triển, được cấu thành bởi 03 chỉ số chính, có trọng số như nhau: Chỉ số Hạ tầng viễn thông, Chỉ số Nhân lực và Chỉ số Dịch vụ trực tuyến.

Ứng dụng IoT trong chăn nuôi bền vững

Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc (United Nations) dự đoán dân số toàn cầu sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 9,7 tỷ người vào năm 2050. Để đảm bảo nguồn lương thực cho dân số thế giới, sản lượng lương thực phải tăng 70% vào năm 2050 và tăng 60% nhu cầu đối với protein chất lượng cao như sữa, thịt và trứng. Đầu tư vào nông nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nguồn cung cấp lương thực thông qua tiến bộ công nghệ, sản xuất lương thực bền vững, và đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Các giải pháp công nghệ nhằm ứng phó với COVID-19 tại Châu Phi

Đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, cũng là thử thách lớn nhất trong thời đại hiện nay với ba mối đe dọa tác động đến sức khỏe, giáo dục và đời sống của nhân loại. Tại một số khu vực, đặc biệt là Châu Phi đang đứng trước nguy cơ bị xóa sạch nhiều thành tựu phát triển đã đạt được trong vài thập kỷ qua

Định hướng phát triển lĩnh vực công nghệ giáo dục và học tập của Vương quốc Anh

Hiện nay lĩnh vực công nghệ giáo dục EdTech đang phát triển với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu và được dự đoán sẽ đạt giá trị 220 tỷ USD vào năm 2020. Đồng thời đây cũng là một trong những công nghệ số phát triển nhanh nhất ở Vương quốc Anh với hơn 1000 công ty, doanh nghiệp.

Tiềm năng và thách thức của công nghệ mạng di động 5G

Có thể nói, nhu cầu của người tiêu dùng đang định hình sự phát triển của các dịch vụ dữ liệu di động băng thông rộng hiện nay. Mức gia tăng về lưu lượng truy cập ước tính từ 10 đến 100 lần trong giai đoạn 2020 - 2030. Kéo theo đó là tăng trưởng về số lượng thiết bị, dịch vụ, cũng như khả năng chi trả và trải nghiệm người dùng được nâng cao, từ đó đòi hỏi các giải pháp sáng tạo công nghệ cần nhanh chóng được ra đời.

Khung phân tích đánh giá mức độ sẵn sàng của Chính phủ số

Xây dựng một Chính phủ số đổi mới, linh hoạt và dễ tiếp cận là nền tảng tiên quyết, quan trọng nhất của bất kỳ quá trình phát triển số nào, bao gồm việc thiết lập nền kinh tế số hiện đại. Số hóa Chính phủ không chỉ gia tăng hiệu quả hoạt động hành chính mà còn mang lại những tiền lệ chưa từng có để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện giao tiếp tích cực với cộng đồng. Phương pháp luận Khung phân tích đánh giá mức độ sẵn sàng của Chính phủ số (Digital Government Readiness Assessment – DGRA) do Ngân hàng Thế giới (World Bank) và nhóm các chuyên gia cốt lõi của DGRA phát triển trong năm tài chính 2018, bắt nguồn từ nghiên cứu về các quan điểm, thông lệ quốc tế tốt nhất của các chuyên gia về Chính phủ số, với mục tiêu thúc đẩy và khuyến khích người dùng tìm kiếm, áp dụng các phương pháp tối ưu nhất và sự thích nghi của họ với từng trường hợp cụ thể.

Giới thiệu về sự phát triển của nền tảng số

Sự phát triển của Internet và các công nghệ số đã mở đường cho sự xuất hiện của nhiều nền tảng số đa dạng ở các khu vực khác nhau trên toàn thế giới để từ đó phát triển các mô hình kinh doanh mới và đa dạng hóa các loại hàng hóa và dịch vụ. Phát triển nền tảng số phục vụ người dân đang là hướng đi cần thiết trước xu hướng ngày càng nhiều người dành lượng lớn thời gian cho các hoạt động trên mạng. Nền tảng số đã trở thành thành phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày như: giao thông, vận tải, y tế, mua sắm lương thực, điện nước, thương mại và tương tác xã hội… của người dân trên toàn cầu.

Các động lực chính của nền kinh tế số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

Kinh tế số là một trong ba trụ cột quan trọng của chiến dịch chuyển đổi số quốc gia và là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số không có cách giải thích chặt chẽ trong các tài liệu khoa học, mà theo nghĩa rộng thì “Kinh tế số dùng để chỉ các hoạt động kinh tế, yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh tế là dữ liệu được tạo ra bằng các công cụ kỹ thuật số”.