Đang xử lý.....

PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHI PHÍ THUÊ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHÔNG SẴN CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG

Năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản đầu tiên hướng dẫn phương pháp tính chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin để chủ trì thuê dịch vụ tham khảo trong việc xem xét, đánh giá báo giá của các tổ chức, cá nhân (văn bản 3575/BTTTT-THH ngày 23/10/2018). Văn bản pháp lý điều chỉnh, căn cứ về mặt nội dung của văn bản 3575/BTTTT-THH là Quyết định 80/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước (gọi tắt là Quyết định 80/2014/QĐ-TTg).

LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ngày 28/02/2011, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 06/2011/TT-BTTTT quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Thông tư 06/2011/TT-BTTTT). Thông tư này quy định chi tiết nội dung được giao tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

LẬP ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Ngày 08/9/2010, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhưng không yêu cầu phải lập dự án (sau đây gọi tắt là Thông tư 21/2010/TT-BTTTT). Thông tư này quy định chi tiết nội dung được giao tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ngày 05/9/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2019/NĐ-CP ngày 06/11/2009. Văn bản nêu trên và các văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý cho việc lập dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ngày 13/6/2019, Quốc hội Khóa 14 đã ban hành Luật Đầu tư công, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, thay thế Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 do Quốc hội Khóa 13 ban hành.

ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chi phí nhân công là một trong những chi phí chính trong dự toán và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Theo cách chung nhất, có thể hiểu chi phí nhân công - đơn giá ngày công của nhân công công nghệ thông tin là đơn giá ngày công của nhân công trực tiếp thực hiện các hoạt động công nghệ thông tin làm việc trong điều kiện bình thường.

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ PHẦN MỀM NỘI BỘ TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (gọi tắt là Nghị định 73/2019/NĐ-CP), trong đó quy định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo một trong các phương pháp sau: phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp tính chi phí hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp.

Quản trị: Mối quan hệ giữa Đô thị thông minh và Chính phủ điện tử

Đô thị thông minh có thể được xem như là một mô hình phát triển bền vững, là nơi nhận được nguồn vốn đầu tư, công nghệ, ý tưởng sáng tạo để nhắm tới mục tiêu thay đổi cơ sở hạ tầng truyền thống, thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, …

Giới thiệu một số Ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán thành công của chính phủ Anh (Phần 2)

Công nghệ sổ cái phân tán có thể cung cấp cho Chính phủ các công cụ mới để giảm gian lận, bị lỗi và chi phí cho các quy trình thủ tục hành chính sử dụng giấy. Nó cũng có khả năng cung cấp những cách thức mới để đảm bảo quyền sở hữu, xuất xứ cho hàng hóa và sở hữu trí tuệ. Công nghệ sổ cái phân tán có tiềm năng giúp Chính phủ thu thuế, mang lại nhiều lợi ích trong việc cung cấp dịch vụ như: cấp hộ chiếu, đăng ký đất đai, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa và thường đảm bảo tính toàn vẹn của hồ sơ, dịch vụ của Chính phủ.

Giới thiệu một số Ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán thành công của chính phủ Anh (Phần 1)

Công nghệ sổ cái phân tán đã có tác động sâu sắc đến cách các công ty tư nhân quản lý dữ liệu và tương tác với khách hàng, nhà cung cấp. Nếu được áp dụng trong chính phủ, nó có thể giảm chi phí, tăng tính minh bạch, cải thiện sự minh bạch về tài chính đối với người dân và thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Bài viết này tập trung giới thiệu 05 điển hình về ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán trong khối chính phủ để cho thấy được các lợi ích mà công nghệ này có thể tạo ra được.