Đang xử lý.....

Sáng kiến quốc gia thông minh Singapore: Phát triển Năng lực cạnh tranh quốc gia  

Tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và người tài đối với sự phát triển của Singapore đã được Thủ tướng Chính phủ Lý Hiển Long, cũng là Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu, Đổi mới sáng tạo và Doanh nghiệp của Singapore (RIEC) nhấn mạnh:
Thứ Năm, 27/12/2018 2141
|

“Để đạt được các thành tựu phát triển, chúng ta cần con người giỏi, cần các chương trình nghiên cứu tốt, và từ đó mới có thể thu hoạch được các kết quả tốt đẹp. Con người là nhân tố quan trọng nhất vì vậy, trước hết chúng ta cần người tài. Và để duy trì một cộng đồng nghiên cứu năng động, chúng ta cần thu hút các tài năng quốc tế song song với chú trọng nuôi dưỡng các tài năng trong nước. Chúng ta cần cả hai”.

Để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, chính phủ Singapore phải phát triển khả năng công nghệ mạnh mẽ và nuôi dưỡng một nền văn hóa kỹ công nghệ. Điều này đòi hỏi các cơ quan tổ chức và nhân lực của Singapore cần cung cấp cho nhân viên chính phủ các kỹ năng, kinh nghiệm và quan điểm phù hợp để họ có thể tạo ra được các thay đổi khác biệt.

Về mặt tổ chức, Chính phủ Singapore đã thành lập Văn phòng Quốc gia Thông Minh và Chính phủ Điện tử (SNDGO – Smart Nation Digital Government Office) bao gồm đội ngũ nhân sự từ Vụ Quản lý Kỹ thuật số của Bộ Tài chính (MOF), Cục Chính sách Công nghệ Chính phủ của Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) và Văn phòng Chương trình Quốc gia Thông minh ở MPO. Ủy ban Công nghệ Chính phủ (GovTech), thuộc MCI, sẽ được đặt dưới sự quản lý của PMO đóng vai trò là đơn vị triển khai Quốc gia Thông Minh và Chính phủ Điện tử. Nói chung, hai tổ chức này sẽ tạo thành Tổ chức Chính phủ Điện tử và Quốc gia Thông minh (SNDGG) cùng với Cơ quan công nghệ chính phủ (GovTech), hai cơ quan này đều nằm dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ; và Cơ quan Phát triển Truyền thông (IMDA).

GovTech cho biết Tổ chức Chính phủ Điện tử và Quốc gia Thông minh sẽ có nhiệm vụ áp dụng các công nghệ số thông minh để cải thiện đời sống của người dân trong các lĩnh vực chính yếu, trong các mối quan hệ cộng tác khác với các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp và công chúng.

Chính phủ Singapore không chỉ phát triển, nâng cao nặng lực về CNTT trong các cơ quan chuyên trách như trên, mà còn ở tất cả các Bộ, ngành của Singapore. Hiện nay, CNTT không còn là một bộ phận bổ sung, đóng vai trò phụ trợ của cơ quan chính phủ mà còn phải là một phần chức năng, nhiệm vụ chính mà các cơ quan đóphải làm, ngay cả khi nhiệm vụ chính là lĩnh vực nghiệp vụ nào đó khác biệt nhưng đều phải sử dụng CNTT để sáng tạo, phát triển thành công. Các cơ quan cần phải nắm được những gì công nghệ có thể giúp họ trong việc phát triển lĩnh vực của mình, và làm thế nào để áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng lực của tổ chức. Họ phải đóng vai trò của người người sử dụng để có thể hiểu và viết ra các yêu cầu hoạt động nghiệp vụ của riêng mình và đưa ra quyết định mua sắm hoặc phát triển dịch vụ nghiệp vụ một cách thông minh. Họ không thể hoàn toàn phụ thuộc vào các tổ chức tư vấn bên ngoài. Cho dù là Bộ Nội vụ phụ trách cảnh sát, dân sự và an ninh công cộng, hay là Cơ quan giao thông vận tải, đất đai phụ trách hệ thống giao thông công cộng và mạng lưới đường bộ, hay là Bộ Y tế chịu trách nhiệm cung cấp chăm sóc sức khỏe và quản lý hồ sơ bệnh án và dữ liệu, hoặc cho dù là quản lý một triệu căn hộ gia đình ở Singapore thì đều cần phải áp dựng CNTT để có thể quản lý, tối ưu hóa hoạt động của cơ quan, tổ chức. Phát triển một tổ chức có năng lực CNTT đóng vai trò trung tâm trong tất cả các cơ quan này thì đều đòi hỏi phải có chuyên môn cao. Các nhóm có kỹ năng công nghệ sâu - như kiến ​​trúc sư giải pháp điện toán đám mây, chuyên gia bảo mật mạng và nhà thiết kế giao diện, đồ họa... Và cần phải có các nhà lãnh đạo kỹ thuật cấp trung đến cấp cao để những kỹ sư trẻ hơn có thể học hỏi; và các nhà lãnh đạo kỹ thuật cao cấp dày dặn kinh nghiệm cho các dự án CNTT lớn, những người có thể đưa ra các quyết định và định hướng kỹ thuật chiến lược, sẽ giám sát và cố vấn cho thế hệ nhân sự tài năng tiếp theo của tổ chức. Chính phủ Singapore cũng cần các nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ công - các thư ký thường trực và các CEO của các ban điều hành – có hiểu biết về công nghệ hoặc có biết về công nghệ, vì chính họ phải đưa ra quyết định cuối cùng về các dự án CNTT. Họ cần phải nắm được - điều này là gì, có đúng hay không?, đây có phải là lộ trình đúng đắn không? và tôi có giải quyết được vấn đề đúng không, chi phí có hợp lý không?

Với các nhà lãnh đạo công nghệ cao cấp và sự hỗ trợ từ lãnh đạo hàng đầu, chính phủ Singapore có thể phát triển một nền văn hóa công nghệ mạnh mẽ theo thời gian, và kết hợp những tài năng này thành một năng lực CNTT có khả năng cạnh tranh thực sự, đáng kể và hiệu quả. Đó là loại tổ chức và môi trường làm việc mà các kỹ sư đầy tham vọng, tài năng và các chuyên gia CNTT muốn hướng đến. Thu nhập cho các nhân lực có trình độ cao về CNTT là quan trọng; gần đây chính phủ Singapore đã cải tiến các chương trình tiền lương để trả lương cho các nhân lực có tài năng đặc biệt. Chính phủ Singapore đã thực hiện những thay đổi, điều chỉnh đáng kể về vấn đề này. Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này. Các Bộ trưởng Singapore đều có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia khác giàu có nhất hành tinh. Có thể nói, mức lương đó bằng mức lương của 6 người đứng đầu các ngành nghề trong khối tư nhân. Tạo ra sự yên tâm cho lãnh đạo, một phần chính sách này muốn hạn chế nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng dành hết tâm sức cho công việc quản lý hoạch định chính sách. Ở Mỹ, lương của Tổng thống là 400.000 USD. Ở Anh, lương của Thủ tướng là 368.655 USD, lương của các Bộ trưởng trong khoảng 196.000-268.000 USD.

Nhưng quan trọng hơn nhiều so với mức lương cạnh tranh chính là các yếu tố phi vật thể: Được trao trách nhiệm đầy thách thức và những vấn đề lớn cần giải quyết; được cung cấp nguồn lực và sự hỗ trợ; được trao quyền quyết định. Những nhân lực tài năng muốn được làm việc cho các đội tốt nhất và dưới sự lãnh đạo của người có năng lực để thấy những nỗ lực của họ có thể dẫn đến kết quả cụ thể.

Thực tế trong bộ máy quản lý đất nước Singapore cho thấy, những người đứng đầu hiện nay đều là những người rất giỏi. Bản thân ông Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của quốc đảo tốt nghiệp ngành luật tại trường đại học danh tiếng Cambridge. Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong cũng tốt nghiệp trường Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế. Đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long cũng tốt nghiệp trường Đại học Cambridge của Anh về ngành toán và vi tính. Sau đó ông Lý Hiển Long còn tham gia học về ngành Hành chính công tại Đại học Harvard - Mỹ.

Các Bộ trưởng Singapore cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tầu định hướng cho đất nước phát triển, mà ở đó tuyệt đối không cho phép sự thăng tiến thông qua quan hệ cũng như ngã giá để mua danh bán tước. Ông nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng". Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia.

Ông Yeo Cheow Tong - Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin của nước này từng nhận xét Singapore đang tham gia vào "cuộc chiến toàn cầu để giành giật nhân tài". Báo chí liên tục ca ngợi nhân tài là "người tham gia quan trọng đối với nền kinh tế, quyết định sự ổn định của nền kinh tế trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu". Đặc biệt, cách đây gần 9 năm, ngày 21/8/1999, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu còn khẳng định trên tờ Straits Times Weekly rằng: "Nhân tài nước ngoài là chìa khoá bước tới tương lai", chính vì thế, "các công ty cần các nhân tài hàng đầu để cạnh tranh trên toàn cầu".

Để tuyển dụng nhân tài tốt nhất, chính phủ Singapore phải tạo ra các tổ chức phù hợp để họ có thể tìm thấy cơ hội phát triển, nâng cao chuyên môn và tiến bộ trong sự nghiệp của chính họ. Chính sách thu hút tài năng quốc tế tập trung vào 3 nhóm đối tượng: i) Nhân tài tốp đầu như: các giám đốc điều hành, nhà khoa học, học giả, nghệ sỹ; ii) Các chuyên gia như: kỹ sư, kế toán, nhân lực công nghệ thông tin, giáo viên; và iii) công nhân có tay nghề cao. Singapore triển khai các chương trình thu hút tài năng quốc tế áp dụng với từng nhóm đối tượng, ví dụ, Chương trình “Contact Singapore” có văn phòng đại diện đặt tại châu Âu, châu Mỹ, châu Á (Bắc Kinh và Thượng Hải), cung cấp các dịch vụ trọn gói đối với các tài năng quốc tế muốn làm việc tại Singapore; Chương trình “Careers@Singapore” áp dụng đối với người nước ngoài đã làm việc ở Singapore 5-10 năm; Chương trình “Experience@Singapore” dành cho các sinh viên nước ngoài mới tốt nghiệp đại học. Và do đó, chính phủ Singapore hi vọng có thể thu hút và tuyển mộ các kỹ sư tầm cỡ mà các công ty như Google, Netflix, Dropbox, Slack, và Gojek thuê, dù họ mới ra khỏi trường đại học hay đang ở giữa sự nghiệp. Chính phủ Singapore muốn các chuyên gia CNTT tài năng coi chính phủ như một nhà tuyển dụng đầy hứa hẹn nhiều tiềm năng, cũng như bất kỳ một trong những công ty nêu trên.

Chính phủ Singapore đã thực hiện và đạt được một số bước tiến về điều này. Tại Hive, chính phủ Singapore hiện có một đội ngũ gần 300 kỹ sư tài năng nhưng trên thực tế thì cần nhiều hơn nữa, không chỉ cho GovTech, mà còn cho CSA, IMDA và nhiều nơi khác trong chính phủ. Một số người trong số những người này sẽ làm việc trong một vài năm với chính phủ và họ có thể chuyển ra khu vực tư nhân hoặc thậm chí đến Thung lũng Silicon, và đó là chất lượng mà chính phủ Singapore đang hướng đến. Chính phủ Singapore có thể chấp nhận việc thay đổi nhân lực cao cấp về CNTT, điều đó đang tạo ra một dòng chảy tài năng tương tự vào chính phủ. Và trong tương lai, chính phủ Singapore có thể duy trì trạng thái cân bằng và cho thấy rằng môi trường làm việc trong chính phủ Singapore là cạnh tranh và mọi người đến làm việc cho chính phủ Singapore. Bởi vì đó là nơi mà họ có thể làm những điều có ý nghĩa cho cuộc sống.

Tất nhiên, những nỗ lực của chính phủ để tăng cường năng lực công nghệ của chính phủ Singapore không có mối liên hệ với nhau. Tất cả đều hỗ trợ các kế hoạch lớn hơn, để xây dựng ngành công nghệ của Singapore như một trụ cột của nền kinh tế tương lai của Singapore. Để nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong nước, Singapore chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Chính phủ Singapore thực hiện Chương trình “SkillsFuture” như một phong trào quốc gia cung cấp cho mọi người dân Singapore các cơ hội phát triển tối đa nhất tiềm năng của mình trong suốt cuộc đời, không phân biệt điểm xuất phát. Các trường đại học của Singapore đang tạo ra nhiều sinh viên tốt nghiệp CNTT tốt hơn, bởi vì sinh viên đã bắt đầu nhận ra rằng các kỹ năng CNTT đang có nhu cầu. Tỷ lệ sinh viên tham gia các khóa học CNTT tại các trường đại học đã tăng lên đáng kể.

Chính phủ Singapore thu hút tài năng CNTT từ các nơi trên thế giới đến làm việc ở đây. Chính phủ Singapore giữ liên lạc với người Singapore làm việc tại Thung lũng Silicon và các trung tâm công nghệ khác trên thế giới, và cố gắn đưa một số tài năng trong số họ về phục vụ đất nước. Chinh phủ Singapore chào đón các công ty CNTT, từ những người khởi nghiệp đến những công ty đã thành lập, để thiết lập các văn phòng đại diện ở đây. Và kết quả, đã có nhiều công ty công nghệ lớn đến Singapore như Google, Facebook, Salesforce, Grab, Stripe - và họ đang phát triển. Họ đang làm không chỉ quản lý dự án hoặc các hoạt động tiếp thị, mà là công việc có hàm lượng kỹ thuật công nghệ ngày càng tăng. Một ngành công nghiệp sôi động sẽ cung cấp một môi trường mà trong đó Chính phủ có thể xây dựng các khả năng riêng của mình, và đáp ứng nhu cầu CNTT của mình và dẫn đầu các nỗ lực về xây dựng phát triển quốc gia thông minh.

Trần Kiên

Tài liệu tham khảo:

- Thông tin tại Trang https://www.pmo.gov.sg/