Đang xử lý.....

Một số nguyên tắc tổng thể trong Kiến trúc Chính phủ điện tử  

Thứ Hai, 19/12/2016 1086
|

Căn cứ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0, Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam có một số đặc điểm nổi bật:

Tính tổng quát: Thể hiện được bức tranh tổng thể các thành phần Chính phủ điện tử trên quy mô quốc gia, trong đó xác định vị trí, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương đối với các thành phần tổng thể phát triển Chính phủ điện tử quốc gia, giúp cho sự phát triển Chính phủ điện tử được đồng bộ, toàn diện;

Tính cụ thể: Trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, Khung Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bộ/tỉnh) có thể xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của mình. Trong các Khung Kiến trúc đã mô tả cụ thể vị trí, vai trò, chức năng các thành phần và gợi ý lộ trình thực hiện;

Tính kết nối: Thể hiện được các nguyên tắc, thành phần kết nối các hệ thống thông tin các cấp nhằm tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ hạ tầng, thông tin giữa các cơ quan nhà nước;

Tính mở: Các thành phần mô tả trong Khung Kiến trúc là các thành phần cốt lõi, cơ bản, vì vậy có thể tùy biến về số lượng, chức năng các thành phần để phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế; các thành phần Kiến trúc độc lập về công nghệ, nên có thể được dễ dàng hiện thực hóa bằng các công nghệ tiên tiến đương đại phù hợp;

Tính khả thi: Từ những tính năng trên, việc áp dụng, triển khai Khung Kiến trúc bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Mặt khác, nội dung Khung Kiến trúc ở Phiên bản 1.0 cũng được mô tả ngắn gọn, cốt lõi nhất để các cơ quan, đối tượng sử dụng dễ tiếp cận và đưa vào thực tiễn. Dựa trên văn bản này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục có những hướng dẫn chi tiết nhằm thúc đẩy việc xây dựng, triển khai áp dụng Kiến trúc Chính phủ điện tử các cấp. 

Kế thừa các đặc điểm trên, trong quá trình xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết, bản Kiến trúc cần xem xét hướng tới tuân thủ các nguyên tắc mang tính tổng thể như sau:

1. Nguyên tắc Hướng đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Định nghĩa: Việc triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử hướng đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước và thúc đẩy các cải cách nhằm đạt được các mục tiêu do chính phủ đặt ra.

Cơ sở lý luận: Một kiến trúc được định hướng bởi nghiệp vụ sẽ dễ thành công trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược, đáp ứng các thay đổi về yêu cầu nhiệm vụ và thỏa mãn sự hài lòng của người dân.

Hướng dẫn áp dụng:

Phải đảm bảo các tài liệu kiến trúc cần thể hiện được cách thức nghiệp vụ phục vụ các nhiệm vụ ưu tiên của chính phủ hiện tại và nhu cầu thực tế của người dân;

Để đảm bảo tính khả thi, các định nghĩa về các kiểu sản phẩm kiến trúc phải tương thích với các phạm vi quyền hạn của các cơ quan khác nhau để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác giữa các cơ quan khác nhau.

Tuân theo các yêu cầu của việc thực hiện kiến trúc không phải chỉ dành riêng cho việc triển khai kiến trúc.

2. Nguyên tắc Đơn giản hóa

Định nghĩa: Kiến trúc Chính phủ điện tử tạo diều kiện đơn giản hóa các hoạt động của cơ quan nhà nước.

Cơ sở lý luận: Một bản kiến trúc Chính phủ điện tử phải rõ ràng và thực sự tạo điều kiện chuyển đổi các chương trình, dịch vụ và giảm thiểu các dư thừa trong các hoạt động đầu tư của cơ quan nhà nước.

Hướng dẫn áp dụng:

Tối ưu hóa các luồng nghiệp vụ và giải pháp nghiệp vụ để tạo lợi ích tối đa cho cơ quan;

Duy trì kiến trúc nhằm giảm tính phức tạp và tạo điều kiện tối đa về tính khả thi của các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin;

Đưa ra các trường hợp điển hình để đảm bảo các đại diện kiến trúc từ tất cả các lĩnh vực kiến trúc cung cấp một tập hợp tối thiểu các thông tin cần thiết để mô tả đầy đủ các khía cạnh của các vấn đề, các cơ hội và các giải pháp.

3. Nguyên tắc Sử dụng lại

Định nghĩa: Sử dụng lại nghiệp vụ và các thành phần công nghệ thông tin sẽ làm giảm chi phí và tính phức tạp của vấn đề.

Cơ sở lý luận: Sử dụng lại giúp giảm tối đa việc phát triển, các chi phí duy trì và hỗ trợ thông qua việc triển khai các thành phần dùng chung phổ biến.

Hướng dẫn áp dụng:

Định nghĩa các kiến trúc thực tế trong mỗi lĩnh vực để cung cấp và thúc đẩy các cơ chế thực tiễn cho việc sử dụng lại các thành phần kiến trúc;

Đảm bảo việc sử dụng lại các thành phần kiến trúc là một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng đầu tư;

Khuyến khích và khen thưởng đối với việc sử dụng lại các thành phần kiến trúc đã được đầu tư trong toàn cơ quan;

Các quy trình xử lý, các ứng dụng và các thành phần được thiết kế để đảm bảo mục tiêu sử dụng lại tối đa có thể.

4. Nguyên tắc Rõ ràng

Định nghĩa: Kiến trúc rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo mới và thay đổi các cơ quan và các giải pháp nghiệp vụ của nó.

Cơ sở lý luận: Các kiến trúc được tài liệu hóa và phát triển chính thức hình thành nên một cơ sở và cung cấp một nền tảng hiệu quả cho việc quản lý các thay đổi.

Hướng dẫn áp dụng:

Định nghĩa các kiến trúc thực tế trong mỗi lĩnh vực để cung cấp và thúc đẩy các định nghĩa về các kiểu sản phẩm kiến trúc hữu ích và thực dụng;

Giới thiệu các điển hình tiên tiến trong việc xây dựng các sản phẩm kiến trúc;

Xây dựng và duy trì một tập hợp các sản phẩm kiến trúc để cung cấp một bức tranh tổng thể về sự phát triển của cơ quan mà tất cả người dùng có thể truy cập được. Các sản phẩm kiến trúc này được xây dựng nên từ các dự án giúp hình dung về tổ chức thông qua một số khung nhìn khác nhau.

5. Nguyễn tắc Đảm bảo tính tổng thể

Định nghĩa: Kiến trúc Chính phủ điện tử là một cái nhìn tổng thể được tạo thành bằng cách kết hợp nhiều mặt khác nhau của 05 thành phần kiến trúc: nghiệp vụ, thông tin, ứng dụng, công nghệ và bảo mật.

Cơ sở lý luận: Để cung cấp giá trị nghiệp vụ, kiến trúc phải bao gồm các thông tin có liên quan bao phủ tất cả các mặt khác nhau của cơ quan ở các mức độ trừu tượng khác nhau.

Hướng dẫn áp dụng:

Thiết lập và phát triển các kiến trúc thực tế theo 05 thành phần kiến trúc;

Tuân thủ chặt chẽ các định nghĩa về các sản phẩm kiến trúc bao gồm ngữ nghĩa mà thông qua đó việc chuyển đổi và sự phù hợp được đáp ứng;

Đảm bảo các yêu cầu về đánh giá kiến trúc bao gồm một tập hợp các sản phẩm kiến trúc của mỗi lĩnh vực cần thiết để thể hiện một cái nhìn tổng thể về tổ chức;

Bao gồm việc chuyển đổi và phù hợp giống như các tiêu chí để đánh giá kiến trúc.

Nguồn: Information and Technology Standards: OPS Enterprise Architecture: Principles and Artefacts - Government of Ontario, Canada

Tạ Thị Hồng Lý