Giới thiệu
Singapore phải đối mặt với những thách thức là một trong những đất nước có môi trường phát triển chóng mặt cùng với việc tăng trưởng khả năng kết nối công nghệ số để tạo ra những cơ hội cho việc cung cấp những dịch vụ công một cách tốt hơn, và kết nối đến người dân và doanh nghiệp. Chính phủ Singapore đã từ lâu không còn phụ thuộc vào những giao dịch truyền thống, mà thay vào đó là thông qua những nền tảng trực tuyến và các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối đến người dân. Trong bài viết này, sự nỗ lực của Chính phủ Singapore trong việc củng cố sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như một công cụ để xây dựng một xã hội công nghệ số sẽ được thảo luận, xem xét.
Nhận thức thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc thiết lập một hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn, Chính phủ Singapore đã triển khai một số kế hoạch tổng thể từ những năm 1980 để xây dựng một xã hội có kết nối toàn diện. Thành quả là, tỷ lệ các hộ gia đình có thuê bao băng thông rộng đã rơi vào khoảng 104% vào tháng 12/2012, trong khi đó tỷ lệ thuê bao điện thoại di động rơi vào khoảng 151,8%. Tỷ lệ sử dụng Internet và máy tính trên toàn quốc gia rơi vào khoảng 71% và 72% vào năm 2011. Nghiên cứu cho thấy 96% những người có độ tuổi từ 15-34 có truy cập vào Internet, trong khi đó khoảng 15% độ tuổi từ 60 trở lên có sử dụng Internet.
Dựa vào những dữ liệu thu thập được từ các cơ quan của Chính phủ, khoảng 3% dân số là nhóm những người khuyết tật. Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7.2% đến 9.3% trong những năm từ năm 2000 đến năm 2011. Những nhóm người ngày thường thiếu hiểu biết, và gặp khó khăn trong việc sử dụng cũng như là nhận biết vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong cuộc sống hàng ngày của họ, và chính vì thế mà họ không tương tác qua môi trường mạng đến với Chính phủ.
Sự tham gia điện tử được định nghĩa một cách tổng quát là “Công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ sự tham gia trong các quy trình liên quan đến Chính phủ và sự quản trị”. Người dân có thể tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách của Chính phủ thông qua các mạng xã hội và các phương thức khác mà vẫn đảm bảo ý kiến của người dân được ghi nhận. Người dân cũng có thể đóng góp những ý tưởng và cách thức để nâng cao việc cung cấp dịch vụ thông qua các hội thảo, hội nghị, hoặc qua số đông. Một số ví dụ thực tiễn sẽ được chia sẻ trong bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, trong khi tập trung vào những kinh nghiệm đã được triển khai để những người dân nghèo lân cận trung tâm, những người cao tuổi và những người tàn tật có thể sử dụng các phương thức tham gia điện tử sẵn có, và từ đó giúp cho hầu hết người dân Singapore có được các phương tiện và hiểu biết để tương tác với Chính phủ thông qua các kênh giao tiếp đã nói ở trên.
Bài viết này được xây dựng dựa trên những khuyến nghị trong cuộc họp của nhóm chuyên gia UNDESA diễn ra vào năm 2012. Bài viết sẽ tập trung vào hai yếu tố, đó là việc cải thiện sự truy cập và sự hiểu biết để có thể tăng cường sức mạnh và thúc đẩy sự tham gia điện tử, và hạn chế khoảng cách số. Sẽ rất khó khăn cho người dân để có thể tham gia vào các kênh giao tiếp điện tử nếu như không có truy cập, cũng như sự hiểu biết về công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này sẽ được thực hiện thông qua sự phát triển của hạ tầng và các tài nguyên sẵn có. Về phía Chính phủ, các phương án sẽ được xây dựng để đảm bảo thông tin của Chính phủ luôn sẵn có trên các kênh giao tiếp điện tử, cho phép người sử dụng tận dụng được những kênh giao tiếp điện tử đó.
Kế hoạch tổng thể quốc gia
Kinh nghiệm trong việc triển khai và phát triển thành công hạ tầng số và nền kinh tế số ở Singapore có được là thông qua các kế hoạch cụ thể, cẩn thận và các chiến lược dài hạn, ví dụ như kế hoạch tổng thể 10 năm iN2015 của Tổ chức phát triển truyền thông (IDA) nhắm đến việc xây dựng một quốc gia về truyền thông mà tại đó cuộc sống được làm giàu lên thông qua truyền thông. Chiến lược chính đó là việc xây dựng một hạ tầng truyền thông số thế hệ kế tiếp, được gọi là Mạng băng thông rộng quốc gia thế hệ kế tiếp (NGNBN) để làm cơ sở cho quốc gia trong việc đáp ứng những nhu cầu của các công nghệ số và phát triển một hạ tầng truyền thông thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Việc triển khai đến 92% kế hoạch Mạng băng thông rộng quốc gia thế hệ kế tiếp từ giữa năm 2012 sẽ cung cấp sự truy cập đến tốc độ 1Gbps của mạng băng thông tốc độ cao trên toàn quốc gia và cao hơn nữa tới tất cả các địa chỉ truy cập bao gồm nhà dân, trường học, các cao ốc của chính phủ, doanh nghiệp và các bệnh viện. Để bảo đảm không ai sẽ bị tụt hậu lại phía sau trong công cuộc số hóa này, các chương trình tiếp theo đã được vạch ra cùng với sự hỗ trợ của các sinh viên, hỗ trợ người cao tuổi và giúp cho những người khuyết tật có thể truy cập đến và hưởng được những lợi ích từ công nghệ thông tin và truyền thông.
Triển khai vào năm 2011, kế hoạch tổng thể về chính phủ điện tử eGov2015 xây dựng trên nền tảng của kế hoạch tổng thể iN2015. Tầm nhìn của kế hoạch tổng thể eGov2015 là “Tiến tới trở thành một Chính phủ kết hợp, trong đó đồng khởi tạo và kết nối đến người dân” đã đánh dấu sự thay đổi về tư duy của Chính phủ trong việc áp dụng phương thức kết hợp cho việc cung cấp dịch vụ công. Ba phạm vi của kế hoạch này bao gồm: đồng khởi tạo cho các giá trị to lớn hơn, kết nối người tham gia, và tạo xúc tác cho sự chuyển đổi trong toàn Chính phủ.
Người dân Singapore đang càng ngày càng truy cập trực tuyến để thể hiện những quan điểm của họ về rất nhiều vấn đề thông qua các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và các diễn đàn thảo luận, cũng như thông qua phương tiện chính thức. Do đó, Chính phủ Singapore đã nỗ lực một cách toàn diện và sâu rộng trong quá trình tham gia điện tử để có thể chạm đến sự tinh hoa và tài nguyên của người sử dụng Internet thông qua sự tham gia điện tử về sự phản hồi đối với các chính sách, ý tưởng đóng góp và các vấn đề chung. Sự tư vấn trực tuyến là một cách thức để kết nối đến cộng đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ thu thập các phản hồi thông qua các cuộc thảo luận của các nhóm tập trung, các cuộc gặp gỡ với người dân và các phương thức truyền thống khác. Sự tham gia không chỉ giới hạn đối với việc là đầu vào cho việc xây dựng chính sách, mà còn cung cấp cơ hội cho người dân để đưa ra các ý tưởng để làm sao có thể cung cấp dịch vụ công một cách tốt hơn đến cộng đồng.
Để bổ sung cho kế hoạch tổng thể iN2015 và eGov2015, Bộ Cộng đồng, Văn hóa và Thanh niên (MCCY) đã đưa ra kế hoạch tổng thể giai đoạn 2012-2016 cùng với tầm nhìn cho một Chính phủ Singapore, nơi mà tất cả mọi người khuyết tật có thể đóng góp được những tài năng của họ, và đồng thời cũng trở thành một thành viên không thể thiếu của xã hội. Đồng xây dựng với Hội đồng quốc gia về dịch vụ xã hội (NCSS) và IDA, kế hoạch hướng đến mục tiêu thúc đẩy các dịch vụ xã hội kết hợp và tích hợp thông qua các Tổ chức tình nguyện phúc lợi xã hội, và giúp các cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để giúp cho họ cung cấp sản phẩm và dịch vụ đến người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Do hầu hết trẻ em đều có thể truy cập đến công nghệ thông tin và truyền thông từ lứa tuổi nhỏ, cho nên các khóa học trong nhà trường cũng được trang bị các thành phần về công nghệ thông tin và truyền thông để giúp cho học sinh tiếp cận được các kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông trong việc học tập và giảng dạy. Hiện tại, trong kế hoạch tổng thể thứ 3 về công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Giáo dục đang cố gắng xây dựng và củng cố khả năng cho việc tự học, thiết kế những trải nghiệm học tập theo cách để mà các sinh viên có thể học tập được hiệu quả nhất, giúp cho họ thu thập được kiến thức tổ hơn, và tạo điều kiện học tập ở mọi nơi.
Chiến lược tổng thể sự tham gia điện tử của Chính phủ
Nền tảng trực tuyến REACH (Chạm tới tất cả người dân) được khởi động nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu để giúp cho tất cả người dân Singapore sống ở tất cả các vùng miền trên toàn thế giới có thể tiếp cận được những vấn đề nội bộ của Singapore. Trải qua thời gian, nền tảng này tham gia vào quá trình tăng trưởng các kênh giao tiếp cũng như bổ sung thêm những giao thức mới, ví dụ như việc trưng cầu dân ý một cách nhanh chóng. Những cảnh báo về việc triển khai tư vấn điện tử cho người dân thông qua các kênh giao tiếp phương tiện truyền thông xã hội đã được giới thiệu để lôi kéo sự tham gia của người dân. Các tổ chức mong muốn sử dụng nền tảng REACH cũng như các kênh giao tiếp phương tiện truyền thông xã hội riêng của họ được cung cấp các hướng dẫn, và có thể nhận được sự tư vấn để có thể tối ưu hóa việc sử dụng. Gần đây nhất, việc triển khai kế hoạch Budget 2013 đã được thành lập thông qua REACH và nó nhận được hơn 1000 đầu vào. Để bổ sung cho việc tối ưu hóa và thúc đẩy người dân gửi những phản hồi về kế hoạch Budget 2013, các tổ chức cũng có trách nhiệm đối với những phản hồi đó và xác thực chúng bằng việc nhấn mạnh cách mà chúng ảnh hưởng đến việc ra chính sách tốt như thế nào.
Vào tháng 11 năm 2012, Bộ Nhân lực triển khai thực hiện sự tư vấn công để rà soát lại Luật việc làm. Các đề nghị được đưa ra và mong muốn nhận được những phản hồi. Sau chiến dịch này, các phản hồi được đem ra so sánh, đối chiếu và các khuyến nghị triển khai được tài liệu hóa trên cổng REACH. Một ví dụ khác đó là cần sự tư vấn về dự thảo Luật Kiểm soát Casino. Một chủ đề gây tranh cãi cao, được tập trung vào việc làm thế nào để có thể đảm bảo cho xã hội tránh khỏi những ảnh hưởng không tích cực từ việc xây dựng casino. Sau khoảng 4 tuần trưng cầu dân ý, các tổ chức của Chính phủ nhận được khoảng 40 lá thư phản hồi thông qua REACH, các khuyến nghị và lượt người xem từ các phương tiện truyền thông, và các khuyến nghị thông qua việc trưng cầu dân ý tại nhà của người dân với từng nhóm đặc biệt. Tất cả những đầu vào này đều phục vụ cho việc đưa ra những hành động sau này.
Các bộ và các tổ chức của chính phủ được khuyến khích tận dụng các kênh giao tiếp phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, Twitter và LinkedIn để kết nối đến cộng đồng. Để đảm bảo sự triển khai tốt nhất, các hướng dẫn được cung cấp để cho phép các tổ chức mong muốn tham gia theo hai cách giao tiếp với cộng đồng. Đến tháng 12 năm 2012, các Bộ và các cơ quan của Chính phủ đã xây dựng 227 website, 60 website con, 229 trang Facebook, 92 kênh Youtube, 86 tài khoản Twitter, 20 blog và 59 ứng dụng cho di dộng. Các nền tảng mới hơn như webchat và Facebook Chat cũng được sử dụng để tối ưu hóa việc tham gia trực tuyến cho người dân.
(Còn nữa)