1. Giới thiệu
Theo Liên Hợp Quốc, một chính phủ để chuyển đổi thành một chính phủ có tính kết nối cao đòi hỏi có một khung (framework) chặt chẽ, đồng bộ, mà không thể chuyển đổi được bằng các cơ chế, giải pháp lẻ tẻ. Thực tế, các cơ quan chính phủ thường là các tổ chức lớn, có đặc trưng cấu trúc phân cấp, phân tách phức tạp thành các đơn vị thành viên nhỏ hơn và các đơn vị này hoạt động tương đối độc lập. Điều này dẫn đến sự phân chia các quy trình nghiệp vụ, các hệ thống, gây khó khăn trong việc kết nối, liên thông các đơn vị. Thực tế, có 02 giải pháp để giải quyết vấn đề kết nối, liên thông trong CPĐT, đó là thông qua việc ban hành, áp dụng các chuẩn và việc ban hành, tuân thủ Khung Kiến trúc CPĐT.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra các khung tương hợp cho Chính phủ điện tử (e-Government Interoperability Framework), với cốt lõi là các bộ chuẩn nhằm đảm bảo cho tính tương hợp, kết nối liên thông. Còn Khung Kiến trúc CPĐT, hướng tới việc xác định rõ các thành phần, bộ phận của tổ chức, cơ quan và mối quan hệ giữa các thành phần này trong Chính phủ điện tử.
Trong thời gian qua, đã có nhiều phương pháp luận về Khung Kiến trúc CPĐT được xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các Khung Kiến trúc CPĐT được xây dựng dựa trên một số khung kiến trúc và phương pháp luận chính như: Khung Zachman (Zachman Framework); Khung kiến trúc nhóm mở - TOGAF (Open Group Architectural Framework); Phương pháp luận của Gartner; Khung kiến trúc tổng thể liên bang của Mỹ - FEAF (Federal Enterprise Architecture Framework); Các chuẩn và kiến trúc cho các ứng dụng CPĐT của Đức - SAGA (Standards and Architectures for eGovernment Applications); Phương pháp luận OIO của Đan Mạch (Offentlig Information Online). Đối với đa số các tổ chức, không có phương pháp luận nào là hoàn toàn phù hợp để xây dựng Khung Kiến trúc CPĐT, vì vậy đòi hỏi phải có sự chọn lọc, kết hợp nhiều phương pháp để đáp ứng nhu cầu của cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng, triển khai Kiến trúc của các tổ chức trên thế giới, việc xây dựng, triển khai Kiến trúc là công việc phức tạp, lâu dài. Các chuyên gia về Kiến trúc tổng thể đã nghiên cứu, tổng kết một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của việc xây dựng cũng như triển khai Kiến trúc trong thực tế. Sau đây, chúng tôi xin tóm tắt nội dung chính của 07 yếu tố chính này như sau:
2. Yếu tố thứ nhất: Tập trung vào cán bộ, nhân viên (không tập trung vào công nghệ và kỹ thuật)
Các chuyên gia cho rằng Kiến trúc tổng thể (EA) thể hiện một quy trình, không phải là một vật chất cụ thể. Quy trình này có kết quả là sự thiết lập và liên tục sửa đổi các sản phẩm kiến trúc để thiết kế một Kiến trúc tổng thể tương lai và xác định các khoảng cách giữa trạng thái hiện tại và kiến trúc tương lai đó.
Quy trình này tập trung thiếu mất điều kiện quan trọng cần thiết cho một sáng kiến Kiến trúc thành công, chẳng hạn như các kiến trúc sư. Phải có các kiến trúc sư giỏi để thiết kế được một mô hình kiến trúc hoàn hảo. Thách thức mà chúng ta phải đối mặt ở đây là việc thiết lập một đội kiến trúc mà bao gồm các thành viên am hiểu sâu sắc về công nghệ để làm việc cùng nhau thiết kế ra một mô hình kiến trúc. Để đạt được điều này, một chủ đề trung tâm của việc tổ chức lại liên tục trong DSTA là việc tập trung hóa và hợp lý hóa các Kiến trúc sư kỹ thuật và thông tin (Các kiến trúc sư kĩ thuật, Quản trị cơ sở dữ liệu) phù hợp xuyên suốt các dòng nghiệp vụ.
Điều này giúp chúng ta ươm mầm, nuôi dưỡng và duy trì bền vững một đội các kiến trúc sư kĩ thuật và thông tin bằng cách cung cấp các cơ hội cho việc đào tạo nghề nghiệp liên tục, đào tạo và các cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực chuyên môn.
3. Yếu tố thứ hai: Giữ mọi thứ đơn giản
Kiến trúc càng đơn giản thì càng tạo cơ hội để người phát triển có thể hiểu được và tuân thủ theo. Các khối thành phần của một kiến trúc công nghệ thành công phụ thuộc vào việc tiêu chuẩn hóa các thành phần quan trọng như cơ sở dữ liệu độc lập; ngôn ngữ phát triển độc lập; máy chủ ứng dụng độc lập; nền tảng tích hợp ứng dụng tổng thể độc lập; mạng WAN; khung phát triển lớp web và môi trường phát triển tích hợp độc lập.
Tiếp theo, các lĩnh vực quan trọng được xác định có thể bao gồm một hệ thống lập kế hoạch nguồn lực tổng thể (Enterprise Resource Planning – ERP), hệ thống quản lý nội dung, hệ thống quản lý luồng nghiệp vụ, cổng thông tin điện tử và công cụ báo cáo phục vụ người dùng cuối.
Việc tiêu chuẩn hóa này cũng đồng thời hỗ trợ cho yếu tố thứ nhất bởi nó cho phép chúng ta xây dựng nên một tập hợp các kiến trúc sư kĩ thuật và thông tin một cách hiệu quả và hợp lý thông qua việc tập trung các nguồn lực. Nó cũng đồng thời hỗ trợ cho yếu tố thứ ba dưới đây.
4. Yếu tố thứ ba: Thực hiện từng bước và lặp lại
Kiến trúc phát triển qua thời gian phụ thuộc vào các yêu cầu mới, các lựa chọn công nghệ mới và sự hiểu biết của đội ngũ phát triển Kiến trúc tổng thể. Một ví dụ điển hình là về mạng WAN, cái mà chúng ta đã học được bài học rằng việc thay đổi từ truyền tải tệp bằng một thành phần trung gian thực hiện việc điều hướng bằng tin nhắn không phải là điều đơn giản. Sau đó, Đội kiến trúc đã sửa đổi phương pháp luận để hỗ trợ cho nhiều chiến lược, hơn là chỉ phục vụ cho một chiến lược tích hợp hệ thống độc lập để có thể tích hợp, liên thông với hiện trạng của các hệ thống cũ.
5. Yếu tố thứ tư: Bắt tay thực hiện
Nếu đội ngũ phát triển Kiến trúc tổng thể không sẵn sàng tham gia vào phát triển dự án triển khai thì các nhà phát triển hệ thống sẽ không dành sự tôn trọng và do đó sẽ không chấp nhận Kiến trúc đã đề xuất. Chúng tôi học được bài học rằng mối quan hệ giữa đội ngũ phát triển Kiến trúc tổng thể và ban quản lý dự án như là mối quan hệ của một người thầy đầy kinh nghiệm đốivới cậu học trò. Mô hình triển khai cần sửa đổi để đưa đội ngũ phát triển Kiến trúc tổng thể tham gia vào các dự án tin học hóa nghiệp vụ quan trọng để nâng cao nhận thức và trải nghiệm thực tế.
6. Yếu tố thứ năm: Xây dựng trước khi nói về nó
Mọi thứ đều là lý thuyết. Tuy nhiên trong thực tế, việc xây dựng kiến trúc thường bị thất bại. Vì vậy, việc tạo mẫu kỹ thuật là chìa khóa để xác thực việc thực hiện tham chiếu của Kiến trúc doanh nghiệp. Đây là bài học rút ra từ những nỗ lực đầu tiên của chúng tôi để xây dựng các hệ thống đơn giản trên các máy chủ ứng dụng Java dựa trên các phương pháp tiếp cận của sách vở. Lần thứ hai, nhóm Kiến trúc kỹ thuật phát triển thực hiện tham khảo đầy đủ. Việc thực hiện tham chiếu này hoàn thành với một tập sản phẩm tài liệu riêng và do đó nó có thể phục vụ như một tiêu chuẩn tài liệu và công cụ truyền thông.
7. Yếu tố thứ sáu: Kiểm soát bức tranh tổng thể
Đây là một kĩ năng quan trọng nhất của kiến trúc sư tổng thể và đó là lý do tại sao cần có nhiều góc nhìn khác nhau đối với Kiến trúc. Đây cũng là một trong những bài học quan trọng đã được học hỏi từ lâu do các bên liên quan chính (mà không phải là các cán bộ kĩ thuật) đã nhiều lần nhận xét về khả năng sử dụng của các tài liệu kiến trúc. Điều này đã dẫn đến các nỗ lực hiện tại của chúng tôi để dành nguồn lực chuẩn bị các tài liệu bổ sung hướng đến các đối tượng quan trọng. Ví dụ như các tiêu chuẩn về mạng nội bộ chỉ đơn thuần hướng đến các nhà phát triển và quản trị web.
8. Yếu tố thứ sáu: Làm cho Kiến trúc có giá trị đối với người đọc
Nếu như các sản phẩm kiến trúc có nội dung khó hiểu, khó truy cập tài liệu thì người đọc (các nhà phát triển, người sử dụng và các nhà quản lý) sẽ gần như từ chối mọi việc có liên quan đến kiến trúc tổng thể. Đây là một thực tế hiển nhiên xảy ra đối với mọi tổ chức đang và đã bắtđầu triển khai xây dựng Kiến trúc. Do đó, đội kiến trúc cần có chương trình đào tạo, tập huấn rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng người đọc khác nhau để có thể truyền thông được các thông điệp cần thiết, phát huy được hết giá trị của Kiến trúc tổng thể.
9. Kết luận
Giống với hầu hết các chiến lược phát triển, thực hiện khác, vấn đề chính yếu đối với sáng kiến về Kiến trúc tổng thể đó chính là việc triển khai áp dụng nó trong thực tế. Có rất nhiều khó khăn, thách thức trong suốt quá trình xây dựng triển khai Kiến trúc. Tuy nhiên vấn đề nổi bật lên trên hết là việc quản lý các mong muốn. Bằng cách thiết lập khái niệm về Kiến trúc tổng thể như là một quy trình mà không phải là một tài liệu không thay đổi theo thời gian, các nhà tư vấn kiến trúc đã làm cho nó thực sự hấp dẫn và sau đó để cho những cán bộ nghiệp vụ thực hiện việc triển khai thực tế. Và công việc bây giờ chính là của các nhân viên, cán bộ của tổ chức đó với vai trò như là người triển khai thực tế kiến trúc tổng thể.
Tài liệu tham khảo: Enterprise Architecture 101 – Leonard Nee Seng Kiat
Trần Kiên