Mở đầu
Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia sở hữu nhiều cơ hội cho công nghệ thanh toán qua thiết bị di động phát triển mạnh mẽ. Theo một kết quả điều tra của Visa mới đây về phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã đưa ra thống kê: 90% người tiêu dùng sẵn sàng thử phương thức mới và 83% trong số này khẳng định nếu có cơ hội, họ sẽ chọn thanh toán di động thay cho tiền mặt.
Những kiểu thanh toán điện tử không cần chạm như vẫy thẻ hay quẹt điện thoại đang thu hút chú ý tại Việt Nam. Theo VnExpress “Nửa cuối tháng chín, 5.000 khách hàng là chủ thẻ ATM nội địa 6 ngân hàng gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Shinhan Vietnam Bank và ABBank bắt đầu dùng thử giải pháp Samsung Pay”. Đây là một hình thức sử dụng ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử (Electronic Banking, viết tắt là E-Banking) là một loại hình dịch vụ ngân hàng, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên ngân hàng hoặc bên trung gian nào khác. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và viễn thông, và một số công nghệ khác. Hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử do các ngân hàng thương mại cung cấp gồm những loại sau: Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet-banking); Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Phone-banking); Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile-banking); Dịch vụ ngân hàng tại chỗ (Home-banking).
Bên cạnh đó vào đầu tháng 7, Sacombank cũng đã ra mắt một kiểu thanh toán không cần chạm khác là vẫy thẻ trước màn hình máy POS, đơn vị đầu tiên triển khai và áp dụng cho loại thẻ thanh toán quốc tế. Theo ABBANK “Ngày 12/12/2018, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức ra mắt sản phẩm thẻ ABBANK Visa Contactless với nhiều ưu điểm kết hợp giữa dòng thẻ thanh toán quốc tế (Visa credit) và công nghệ không tiếp xúc ưu việt (contactless)”. Các thẻ này sử dụng công nghệ RFID( radio frequency identification) mang lại những ưu điểm vượt trội như: “tốc độ xử lý thông tin giao dịch nhanh hơn; khả năng lưu trữ thông tin lớn gấp 13 lần giúp Ngân hàng có thể tích hợp nhiều ứng dụng tiện ích cho khách hàng trong cùng một chiếc thẻ; tăng tính bảo mật trong quá trình sử dụng, và hạn chế tối đa nguy cơ bị tội phạm công nghệ tấn công (skimming), hạn chế làm thẻ giả khi không phải xuất trình thẻ cho người bán hàng, không bị lộ thông tin in trên thẻ, không bị lộ số PIN…” theo ABBANK.
Giới thiệu về RFID
Trong những năm gần đây, tiến bộ của công nghệ vi điều khiển đã dẫn đến việc tạo ra những thay đổi trong các ngành công nghiệp khác nhau. Một trong những công nghệ này là nhận dạng tự động hóa, ví dụ nổi tiếng là RFID (Radio Frequency Identification). Ngày nay, công nghệ RFID được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp với những ứng dụng khác nhau để mang lại lợi ích. Ứng dụng trong các hệ thống thanh toán giao dịch của ngân hàng là một trong những ứng dụng vô cùng quan trọng của công nghệ này. Các ngân hàng đang cố gắng cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của họ bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại. Mục đích của chúng tôi trong bài viết này trình bày lợi ích của việc sử dụng công nghệ RFID trong hệ thống ngân hàng điện tử.
Ở mức độ rất đơn giản, hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) bao gồm một thẻ (transponder) và đầu đọc (bộ dò tín hiệu) với một ăng-ten. Công nghệ này cho phép truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến. Một transponder RFID (thẻ) điển hình có thể bao gồm một ăng ten và một bộ xử lý tích hợp có khả năng lưu trữ một thông tin nhận dạng và một số thông tin khác. Đầu đọc gửi tín hiệu sóng điện từ qua ăng ten đến thẻ. Một thẻ RFID thụ động sẽ sử dụng năng lượng do đầu đọc gửi đến và sử dụng nó để cấp nguồn cho vi mạch sau đó phân tích, xử lý thông tin và gửi lại thông tin cho đầu đọc. Hệ thống RFID sử dụng nhiều tần số khác nhau, nhưng nói chung phổ biến nhất là tần số thấp (khoảng 125 KHz), tần số cao (13,56 MHz) và tần số cực cao UHF (860-960 MHz) và vi sóng (2,45 GHz).
Một số vấn đề gặp phải trong lĩnh vực ngân hàng
Việt Nam có khoảng 77 triệu thẻ ngân hàng, trong đó có khoảng 70 triệu thẻ ATM sử dụng công nghệ từ, một loại thẻ áp dụng công nghệ bảo mật bằng từ tính, các thông tin chỉ được mã hóa 1 lần trên dải băng từ và khi quẹt thẻ qua máy cà thẻ, thông tin được giải mã. Do đó các thẻ này rất dễ bị làm thẻ giả, bị hack..
Các vấn đề liên quan đến quản lý tiền mặt như là gian lận ngân hàng như là gian lận thẻ tín dụng cần phải được kiểm soát tốt. Khách hàng yêu cầu hệ thống có thể gửi tín hiệu cho khách hàng khi bất kỳ giao dịch nào liên quan đến tài khoản của họ. Các tài liệu nhạy cảm như báo cáo tài chính, giao dịch của khách hàng và báo cáo phải được quản lý an toàn. Dữ liệu khách hàng và thông tin liên quan đến hồ sơ tài khoản nên được bảo đảm để ngăn chặn trước các hacker. Bất kỳ giao dịch, thay đổi, sửa đổi tài khoản hoặc tài liệu nào đều phải được theo dõi, giám sát và đưa ra cảnh báo bởi các cá nhân bảo mật. Bên cạnh đó cũng cần có các giải pháp chống giả mạo tiền, tiền giả đã tăng lên trong nền kinh tế gây ra sự thiệt hại rất lớn không chỉ cho ngân hàng mà còn là cả ngành kinh tế. Sử dụng và phát triển các tài liệu giả mạo để rút tiền từ ngân hàng.
Ứng dụng RFID trong ngân hàng điện tử
Các thẻ có tích hợp RFID lưu trữ các thông tin về khách hàng và thông tin tài khoản ngân hàng của họ. Các đầu đọc RFID sẽ đọc các thông tin trên thẻ để xác định chính xác khách hàng, sau đó thực hiện các giao dịch. Sử dụng công nghệ RFID trong các lĩnh vực ngân hàng sẽ mang lại khả năng quản lý tốt hơn và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Hệ thống RFID được yêu cầu để cải thiện trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thông qua tự động hóa tất cả các giao dịch ngân hàng.
RFID là công nghệ thích hợp cần được áp dụng để giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến ngân hàng điện tử. Hệ thống RFID đảm bảo rằng tất cả các giao dịch liên quan đến tiền trong ngân hàng đều được tự động hóa. Bằng việc lưu trữ thông tin về tài khoản ngân hàng của khách hàng trong các thẻ RFID, việc mua, thanh toán cho các dịch vụ và giao dịch trở lên rất dễ dàng đối với khách hàng.
Lắp đặt bộ điều hợp RFID trong các lĩnh vực kinh doanh, các ngành công nghiệp và các công ty khác nhau cho phép khách hàng có thẻ RFID MasterCard dễ dàng thanh toán hóa đơn thông qua quẹt thẻ tại các điểm thanh toán. Hoạt động ngân hàng sẽ được cải thiện thông qua việc cài đặt các hệ thống Pay Pass đã được tích hợp với các hệ thống RFID để phục vụ các khu vực khác nhau trong các điểm bán hàng. Việc triển khai RFID sẽ tạo điều kiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Hoạt động ngân hàng sẽ được cải thiện thông qua việc cài đặt các hệ thống Pay Pass hệ thống thanh toán bằng thẻ “không tiếp xúc” (contactless) của MasterCard dựa trên tiêu chuẩn ISO/IEC 14443 (Về các loại thẻ nhận dạng - thẻ tích hợp mạch không tiếp xúc - thẻ tiệm cận) và sử dụng tương thích với tiêu chuẩn EMV (Europay, MasterCard & VISA) đã được tích hợp với các hệ thống RFID để phục vụ các khu vực khác nhau trong các điểm bán hàng.
Khuyến nghị hệ thống RFID trong ngân hàng
Nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) là một công nghệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại. Dữ liệu được lưu trữ trên thẻ thông minh được đọc bằng tín hiệu vô tuyến được hiển thị trên màn hình sử dụng các trình đọc phù hợp. Dữ liệu được lưu trữ sau đó được truyền tự động đến các hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT). Thẻ thông minh ngân hàng với chip RFID hỗ trợ các giao dịch của người bán liên quan đến tư cách thành viên và thanh toán mức độ trung thành. Các ứng dụng RFID thẻ thông minh cho phép các hoạt động đa chức năng như nhận dạng và ủy quyền các giao dịch tiền.
Đầu đọc RFID, thẻ và ăng-ten phải được kết nối với kết nối với hệ thống máy tính bằng kết nối USB. Giao diện người dùng sẽ được tích hợp với cơ sở dữ liệu ngân hàng để tăng cường khả năng truy cập tài khoản cá nhân thông qua các thủ tục xác thực. Khách hàng sẽ liên lạc với cơ sở dữ liệu và hệ thống máy tính nhúng thông qua giao diện tương tác trên màn hình cảm ứng LCD với kích thước màn hình là 10.4. Việc truy cập vào cơ sở dữ liệu sẽ được thực thi thông qua việc sử dụng các thông tin xác thực.
Kết luận
Ngày nay, các ngân hàng đang sử dụng các công nghệ mới để cung cấp trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả của họ. Cùng với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, ngân hàng thương mại đang trải qua sự biến đổi nhanh chóng về mọi mặt. Tất nhiên, sự tham gia của khách hàng là chìa khóa cho ngành ngân hàng, nơi mà các giải pháp RFID trong lĩnh vực ngân hàng đang đảm bảo trải nghiệm khách hàng độc đáo và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng. Các giải pháp RFID được tùy chỉnh để đáp ứng các tiêu chuẩn của tổ chức ngân hàng, cung cấp hệ thống tốt nhất trong thực tế, để xác định khách hàng tiềm năng của họ và duy trì mối quan hệ tốt với họ.
Đường Thị Hương
Tài liệu tham khảo:
[1] Claire Swedberg, Developing RFID-Enabled Phones, RFID Journal, July 9th 2004;
[2] RFID Technology in Bank Services của tác giả Sana Azari, Somayyeh Jafarali Jassbi, Midia Reshadi;
Một số thông tin lấy từ internet:
[3] Nhật bản làm thế nào để ứng dụng RFID trong thanh toán thông minh: https://ictnews.vn/cntt/cuoc-song-thong-minh/nhat-ban-ung-dung-cong-nghe-rfid-the-nao-de-thanh-toan-thong-minh-141054.ict; (truy cập ngày 15/11/2018);
[4] Sắp có lộ trình chuyển đổi 77 triệu thẻ ATM sang thẻ chip: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/sap-co-lo-trinh-chuyen-doi-77-trieu-the-atm-sang-the-chip-141852.html; (truy cập ngày 15/11/2018).
[5] Thanh toán kiểu vẫy: https://vnexpress.net/kinh-doanh/thanh-toan-kieu-vay-the-quet-dien-thoai-do-den-viet-nam-3647416.html; ( truy cập ngày 05/11/2018);
[6] Thẻ visa contactless: https://www.abbank.vn/viabbank-visa-contactless-day-nhanh-thao-tac-nang-cao-bao-mat-p13c207n14155.html; (truy cập ngày 19/12/2018)