Sau những lo ngại ban đầu về tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Khung quản trị và chính sách, các vấn đề về thể chế và phát triển các kho lưu trữ đơn lẻ (ví dụ: cổng dữ liệu mở), các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD) hiện đang tập trung vào việc nắm bắt những lợi ích Dữ liệu mở của Chính phủ (Open Government Data - OGD). Bài viết này, tác giả sẽ tiếp tục trình bày một số hành động mà chính phủ cần ưu tiên thực hiện để tối đa hóa các tác động và nhận ra những lợi ích mà dữ liệu mở của chính phủ có thể mang lại.
Mở rộng quy mô để tạo ra sự bền vững
Các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã xếp hạng việc cung cấp dịch vụ cải tiến trong các ưu tiên hàng đầu thuộc các chính sách về dữ liệu mở của chính phủ như sau:
Số thứ tự
|
Mục tiêu chính của chiến lược/chính sách dữ liệu mở
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Tạo ra giá trị kinh tế cho khu vực tư nhân
|
71%
|
2
|
Nâng cao tính mở
|
71%
|
3
|
Tăng cường tính minh bạch
|
71%
|
4
|
Dễ dàng tạo ra các nghiệp vụ mới
|
67%
|
5
|
Cung cấp các dịch vụ công hiệu quả hơn bằng việc cải tiến hoạt động nội bộ và tăng cường cộng tác
|
63%
|
6
|
Cung cấp các dịch vụ công hiệu quả hơn bằng việc cho phép cung cấp từ khu vực tư nhân thông qua sử dụng lại dữ liệu
|
54%
|
7
|
Cải tiến hiệu suất của khu vực công bằng cách nâng cao trách nhiệm đối với kết quả đầu ra
|
46%
|
8
|
Cho phép người dân tham gia vào quá trình ra quyết định
|
33%
|
9
|
Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các cuộc tranh cử của khu vực công
|
29%
|
10
|
Tạo ra giá trị kinh tế cho khu vực công
|
0%
|
Tuy nhiên, để tăng các tác động của OGD đối với sự đổi mới, điều cần thiết là phải mở rộng quy mô của các sáng kiến và tập trung vào việc thúc đẩy việc tái sử dụng. Ở Mỹ, Sáng kiến dữ liệu Y tế đã được nhân bản trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như năng lượng, giáo dục và an ninh công cộng. Ví dụ: trên trang Safety.Data.Gov đã cung cấp 700 bộ dữ liệu liên quan đến tất cả các khía cạnh về an toàn gồm: an toàn giao thông, an toàn sản phẩm, an ninh công cộng, an toàn tiêu dùng, an toàn công nghiệp. Như đã đề cập trong bài viết trước, các cuộc thi phát triển phần mềm, phiên thông tin cho doanh nghiệp và công dân, các sự kiện tổ chức đào tạo cho người dùng, tổ chức các sự kiện đồng sáng tạo và quảng bá dữ liệu cho các nhà báo là tất cả các hoạt động đã được các chính phủ thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế sử dụng để thúc đẩy việc tái sử dụng dữ liệu trong xã hội. Tuy nhiên, để tối đa hóa giá trị của dữ liệu mở thì điều quan trọng cốt lõi cần phải ghi nhớ chính là nhóm người tái dữ liệu (ở đây chính là cán bộ công chức).
Việc tạo ra công chức được trao quyền là một trong những tác động có tính sáng tạo của dữ liệu mở chính phủ (như đã thảo luận trong bài viết trước). Để đạt được kết quả này, việc quan trọng là phải thúc đẩy văn hóa duy trì việc sử dụng dữ liệu để cải tiến các quy trình kinh nghiệp vụ và tăng cường tính cộng tác trong khu vực công. Điều này cũng chỉ ra rằng cần phải xây dựng các khả năng tái sử dụng dữ liệu để cải tiến (ví dụ: xây dựng các khả năng phân tích dữ liệu) và để nâng cao hiệu suất (ví dụ: việc công bố dữ liệu và triển khai chính sách dữ liệu mở của chính phủ được coi là cần thiết và là một phần nội dung của khung, chính sách về các chỉ số hiệu suất).
Vương quốc Anh đã tạo ra một nhóm cố vấn (Nhóm người dùng dữ liệu mở) cộng tác thường trực với Văn phòng Nội các về các vấn đề liên quan đến dữ liệu mở. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã cố gắng thúc đẩy tinh thần của doanh nghiệp trong chính phủ bằng việc sử dụng triết lý có tên ngắn gọn là “Khởi nghiệp“. Rõ ràng không phải là Chính phủ đang khởi nghiệp, nhưng các sáng kiến để thay đổi hiệu quả được coi là khởi nghiệp tốt nhất. Một đội liên ngành nhỏ được thành lập tại Mỹ với ý tưởng phát triển và tiếp thị các ứng dụng đơn giản nhất có thể mà người dùng sẽ sử dụng thực sự. Ý tưởng nhỏ bắt đầu là đưa ra các ưu đãi dành cho các nhân viên chính phủ để học hỏi kinh nghiệm thực tế và sau đó lặp đi lặp lại quá trình này. Chu kỳ cập nhật để học hỏi kinh nghiệm là theo ngày hoặc tuần chứ không phải theo tháng. Rõ ràng, cách tiếp cận này khác hẳn với chế độ truyền thống để tạo ra thay đổi trong một tổ chức lớn của khu vực công. Với cách thức truyền thống, việc tạo ra thay đổi là một quá trình “thác nước“ (thực hiện từ trên xuống), nghĩa là dành một vài tháng để thực hiện một số chiến lược, dành một vài tháng khác để thực hiện một kế hoạch hoạt động, sau đó sáu tháng nữa để xây dựng một kế hoạch các hệ thống, trước khi đưa ra một kết quả gì đó có thể không thành công. Trong khi đó, chế độ của hoạt động theo cách thức mới này là quá trình lặp lại, nhanh chóng và tạo mẫu. Việc yêu cầu nhỏ về về thời gian và nguồn lực, mô hình khởi nghiệp tinh gọn, cho phép khu vực công chấp nhận thất bại. Đây là một vấn đề thực tế và được coi là phương pháp quản lý rủi ro tốt nhất mà người ta có thể áp dụng vì chi phí thất bại thấp.
Nhiều người tin rằng việc đào tạo với thời gian ít hơn nhưng mang lại nhiều giá trị hơn cho phép các nhân viên chính phủ có thể thực hiện những gì mà họ hiểu. Có rất nhiều nhà cải cách và doanh nhân tài năng trong các chính phủ, do đó, nếu họ được cho phép thì họ có thể làm điều đó tốt hơn theo một cách khác. Điều quan trọng ở đây là chính phủ cần cung cấp cho các nhà cải cách, doanh nhân này các khóa đào tạo kỹ thuật với các nghiên cứu điển hình, các nguyên tắc, các công cụ trong môi trường của cơ quan công.
Tăng cường các tác động và đo lường các khả năng
Bài viết “Những cải tiến nào có thể khích lệ dữ liệu mở?“ đã trình bày về cách thức dữ liệu mở được tận dụng trong toàn bộ các cơ quan chính phủ ở các cấp để cung cấp bối cảnh và hiểu biết có thể thông báo chương trình cải tiến hiệu suất. Bước đầu tiên quan trọng của việc sử dụng hiệu quả dữ liệu mở để giải quyết vấn đề và cải thiện hiệu suất là cần phải chắc chắn biết rõ câu hỏi mà chúng ta đang cố gắng trả lời, biết rõ vấn đề chúng ta muốn giải quyết và/hoặc biết rõ các cải tiến hoặc tác động mà chúng ta hướng đến và muốn đo lường. Điều này thực sự hỗ trợ việc chọn lựa tính ưu tiên của các bộ dữ liệu được công bố theo định dạng mở và việc thể hiện các nguồn dữ liệu tiếp theo cho đến khi kết thúc.
Việc làm rõ câu hỏi chính hoặc vấn đề mà người dùng dữ liệu đang cố gắng trả lời hoặc giải quyết có thể giúp hiểu rõ dữ liệu nào cần được thu thập, xem xét và phân tích để nắm bắt vấn đề tốt hơn, xác định các dữ liệu liên quan để đo lường hiệu suất trong việc cung cấp dịch vụ. Bài viết trước cũng đã trình bày cách thức kết hợp các công nghệ với bộ dữ liệu mở có sẵn, giúp xác định các mô hình và mối quan hệ, sự tương quan dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị và trình bày thông tin liên quan nhất. Điều này có thể hỗ trợ theo dõi sự biến đổi của hiệu suất (có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực) để nhanh chóng thực hiện các hành động phù hợp. Sự hợp tác với các tổ ch ức phi chính phủ cũng có thể giúp nâng cao sự hiểu biết, giá trị của dữ liệu và tăng cường các tác động cũng như cải thiện hiệu suất.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dữ liệu mở đang thay đổi, các bộ dữ liệu mới trở nên phù hợp khi đánh giá và đo lường hiệu suất trong các lĩnh vực dịch vụ. Những dữ liệu này thường được nhập vào để người dùng dịch vụ đưa ra trực tiếp, thường thông qua các thiết bị di động hoặc nền tảng truyền thông xã hội. Đầu vào và phản hồi này thường được cung cấp theo thời gian thực và cải thiện kịp thời việc cung cấp dịch vụ công. Để làm được điều này, các chính phủ cần phải có nguồn nhân sự phù hợp cả về số lượng và chất lượng, để xem nhanh các phản hồi, lựa chọn các phản hồi liên quan và chuyển chúng kịp thời, tương ứng với đầu vào, từ đó mới thực sự cải thiện việc cung cấp dịch vụ.
Vấn đề cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là phải có năng lực để đánh giá tiến độ và kết quả đạt được. Theo Khảo sát dữ liệu mở năm 2013 của các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, phần lớn các chính phủ thuộc tổ chức này (96% trong số 27 các quốc gia đã trả lời) chưa áp dụng phương pháp nào để đo lường giá trị lợi nhuận của dữ liệu mở (ví dụ: đo lường việc tiết kiệm chi phí, đo lường giá trị mà các dịch vụ mới mang lại, đo lường tính hiệu quả, tính sáng tạo của việc cung cấp dịch vụ).
Khi được hỏi “Chính phủ của bạn có theo dõi lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội từ việc tái sử dụng dữ liệu mở của chính phủ?“ thì có đến 80% các câu trả lời mang tính tiêu cực. Trong số những câu trả lời tích cực, hầu hết không đánh giá lợi ích nhận được bằng một phương pháp tiêu chuẩn mà chủ yếu đánh giá theo cơ sở mang tính cá nhân, rời rạc. Các quốc gia như Niu-Di-Lân, Anh, Na Uy và Hà Lan thực hiện việc đánh giá lợi ích nhận được thông qua các trường hợp thực tế điển hình. Ngoài ra, Na Uy còn đánh giá lợi ích theo một kênh khác nữa là thông qua các cuộc khảo sát tập trung về tác dụng của dữ liệu mở đối với các quyết định điều hành của chính phủ; Phần Lan thực hiện đánh giá lợi ích dựa trên số liệu thống kê của người dùng được cung cấp bởi các tổ chức công bố dữ liệu mở. Tóm lại, các chính phủ cần thiết phải xây dựng cách thức có cấu trúc và mang tính bền vững để thẩm định các lợi ích về kinh tế, xã hội từ việc tái sử dụng dữ liệu mở của chính phủ, từ đó cũng hỗ trợ thiết lập các trường hợp nghiệp vụ rõ ràng cho việc công bố các định dạng mở của bộ dữ liệu mới.
Kết luận
Mặc dù gần đây, các chính phủ triển khai nhiều sáng kiến dữ liệu mở nhưng vẫn có thể xác định một số hành động có thể giúp họ đạt được kết quả tốt hơn. Bài viết này đã chỉ ra rằng cần phải có sự hợp tác giữa chính phủ với các chủ thể, các tổ chức phi chính phủ; việc tái sử dụng dữ liệu cần phải được mở rộng quy mô để tạo ra sự bền vững và cần phải đo lường được các lợi ích về kinh tế, xã hội mà dữ liệu mở mang lại. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc truy cập dữ liệu không đủ để tạo ra một số giá trị kinh tế và xã hội theo dự kiến. Khi đó, việc thay đổi khả năng truy cập dữ liệu với số lượng lớn hơn sang sử dụng với giá trị cao hơn là cần thiết để duy trì sự tham gia của người dùng và để tối đa hóa lợi ích nhận được.
Khả năng truy cập và tính khả dụng của dữ liệu là cần thiết nhưng không phải là điều kiện đủ để cung cấp giá trị kỳ vọng theo các quan điểm quản trị kinh tế, xã hội tốt (ví dụ: minh bạch, trách nhiệm). Việc tái sử dụng dữ liệu của khu vực công bởi các tổ chức xã hội dân sự, bởi khu vực tư nhân và bởi một loạt các tác nhân khác là điều kiện thiết yếu để mang lại lợi ích của dữ liệu mở. Tuy nhiên, việc này cũng gây ra một số tác động. Đầu tiên và quan trọng nhất là đòi hỏi thay đổi đáng kể trong cách vận hành của chính phủ và quan niệm về vai trò của họ là nhà cung cấp dịch vụ (nghĩa là cần xác định lại vai trò của chính phủ, đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, đầy rủi ro: thay vì trở thành người cung cấp giải pháp cuối cùng, chính phủ trở thành người quản lý dữ liệu). Điều này cũng dẫn đến một số hình thức hợp tác mới với các chủ thể trong việc tạo và sử dụng lại dữ liệu phục vụ việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp mới cho công dân và doanh nghiệp. Hơn nữa, các chính phủ cần nỗ lực nhiều hơn để hiểu nhu cầu, hành vi, suy nghĩ cụ thể của người dân và việc sử dụng dữ liệu để đáp ứng các nhu cầu của họ.
Trần Thị Duyên
Tài liệu tham khảo
[1] Rebooting public service delivery: How can open government data help to drive innovation?, Barbara Ubaldi, Digital Government Project Manager, Reform of the Public Sector Division - Public Governance and Territorial Development Directorate, 2013.