Đang xử lý.....

QUẢN LÝ TÀI SẢN SỐ, THÁCH THỨC CỦA CÁC CHÍNH PHỦ  

Covid-19 khiến tình trạng giãn cách, phong tỏa diễn ra khắp nơi trên thế giới, tạo bệ phóng khiến các nền tảng công nghệ và tài sản số phổ biến nhanh hơn do tốc độ người dùng tăng vọt. Không chỉ bao gồm Bitcoin và tiền ảo, tài sản số (hay tài sản kỹ thuật số) có phạm vi rộng hơn rất nhiều.
Thứ Năm, 10/11/2022 283
|

Tài sản số bao gồm tiền tệ kỹ thuật số (tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa…), tài sản vô hình (tài sản trong game, tài sản trí tuệ, video, tranh ảnh kỹ thuật số…) và tài sản vật chất được số hóa (tranh ảnh vật lý, tài sản tài chính như bất động sản, chứng khoán; các giấy tờ, bằng cấp, trang thiết bị, công cụ như điện thoại, đồ nội thất, hàng thời trang…). Chính vì phạm vi của nó quá rộng lớn nên để quản lý được tài sản số là một vấn khó nhằn, cho nên quản lý tài sản số là một thách thức đối với Chính phủ.

NFT là gì?

Trước tiên ta hiểu tài sản số là NFT, viết tắt của Non-Fungible Token (tài sản không thể thay thế), là một nội dung số được xây dựng trên hệ thống chuỗi khối – blockchain, tương tự như Bitcoin hay Ethereum. Bản thân NFT không phải là một tài sản vật lý, không thể cầm nắm được, mà là một loại mã hoá để lưu trữ và giao dịch trên thế giới số. Nói cách khác, NFT là một “dữ liệu” chứa thông tin nhận dạng và xác minh tài sản được lưu giữ trên blockchain, tài sản này là độc nhất và không thể bị sao chép trên môi trường kỹ thuật số, mỗi mã đại diện cho một tài sản. Ví dụ, khi mua một bức tranh NFT, không có nghĩa là bạn mang một bức tranh về treo ở phòng khách, mà bạn đã mua quyền sở hữu của tác phẩm đó.

Blockchain và NFT là hai công nghệ đang phát triển song song với nhau và hứa hẹn sẽ là xu hướng của tương lai. Có thể hiểu đơn giản, Blockchain như một cuốn sổ, mà trong đó mọi thứ được lưu trữ, truyền tải, chia sẻ một cách công khai và quan trọng nhất là không thể thay đổi và không thể gian lận được. Hiểu một cách sâu hơn, Blockchain là một nền tảng dữ liệu phi tập trung (phân tán), các dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các ngăn tủ (block) và được liên kế với nhau. Các dữ liệu trong các block độc lập với nhau, dữ liệu này có liên kết chặt chẽ với dữ liệu khác, và không thể thay thế hay hoán đổi vị trí cho nhau. Được nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 bởi hai nhà khoa học Stuart Haber và W. Scott Stornetta, đến nay blockchain và những ứng dụng của nó đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Với rất nhiều ưu điểm, có thể kể đến như:

  • Minh bạch và không thể bị phá vỡ: Tất cả các dữ liệu đã được truyền tải và lưu trữ trên hệ thống Blockchain đều được trình bày một cách minh bạch và không thể bị thay thế, giả mạo cũng như phá hoại. Bạn sẽ không cần phải lo ngại về tính chính xác của các dữ liệu có trên blockchain.

  • Tính riêng tư: Khả năng ẩn danh người dung giúp bạn bảo vệ sự riêng tư trên hệ thống blockchain, mọi thông tin về các giao dịch đều được bảo mật tuyệt đối.

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thay vì phải mất thời gian và chi phí cho một bên thứ 3 đứng ra xác thực, bảo đảm sự tin cậy nếu như giao dịch theo cách truyền thống, với ứng dụng của blockchain, chính blockchain sẽ là người xác thực cho giao dịch của bạn, không tốn thêm chi phí và không mất thời gian.

Vậy ứng dụng của tài sản số là gì?

Tài sản số- NFT có thể được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, trong nghệ thuật (âm nhạc, video, tranh ảnh…), trò chơi điện tử (giao diện, vật phẩm game)… với bất cứ sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng kỹ thuật số.

Công nghệ chuỗi khối và NFT tạo điều kiện cho những người sáng tạo nội dung cơ hội để kiếm tiền từ sản phẩm của họ mà không phải qua bên thứ ba, nhờ đó, họ cũng trở nên “quyền lực” hơn với sản phẩm của mình. Game thủ có thể chơi game, chế tạo, trao đổi các vật phẩm và bán chúng; những bài hát, album đến với người nghe mà không phải qua Spotify, iTunes… điều này cho phép họ giữ được nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó, người sáng tạo cũng có thể được trả tiền bản quyền bất cứ khi nào sản phẩm của họ được bán lại cho chủ sở hữu mới.

Đối với người mua, đây là cơ hội để bạn có thể sưu tầm những sản phẩm độc đáo, giới hạn mà bạn muốn. Bạn có toàn quyền sử dụng, khai thác nó, hoặc thậm chí là bán lại; khác với khi bạn “mua” nhạc trên các nền tảng, bạn chỉ được quyền thưởng thức chứ không thể bán hay chuyển nhượng.

NFT có thể được ứng dụng trong nghệ thuật, “trao quyền” cho người nghệ sĩ.

Vào năm 2021, cả thế giới đã trấn động trước thông tin một NFT là bức tranh kỹ thuật số của một nghệ sỹ người Mỹ với tựa đề Everydays: The first 5000 days được bán với mức giá 69.3 triệu USD. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một loại tài sản sẽ thay đổi cách con người lưu trữ dữ liệu trong tương lai.

Điểm mấu chốt cho sự phát triển không thể phủ nhận của NFT nằm ở đặc điểm cốt lõi của nó, sự độc nhất. Những tài sản độc nhất này tạo ra “sự khan hiếm kỹ thuật số”, đẩy giá trị của NFT tăng đến chóng mặt. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu bất kỳ ai có khả năng truy cập Internet đều có thể truy cập để xem những tài sản được mã hóa hoàn toàn miễn phí? Để trả lời câu hỏi này, NFT cho phép những người sở hữu có thể quản lý được những ai có thể xem hoặc sử dụng những tài sản NFT của mình.

Trong những lĩnh vực khác như tài chính, y tế, giáo dục, … những nhà lãnh đạo đang tìm cách sử dụng NFT và các công cụ kỹ thuật số để đem lại những giá trị thực cho nền kinh tế. Công nghệ NFT hỗ trợ Chính phủ và người dân đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động, tang tốc độ và hiệu quả trong công việc. Một số ngành đang được hưởng lợi trực tiếp từ NFT như Nghệ thuật. Đã qua rồi cái thời mà nghệ sĩ phải mang tác phẩm của mình đến các buổi đấu giá hay những buổi triển lãm để thể hiện tài năng của mình, và đưa nó đến với công chúng. Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của NFT, bất kỳ nghệ sĩ nào cũng có thể giới thiệu những “đứa con tinh thần của mình” với cả thế giới và kiếm tiền từ nó. Đặc biệt hơn, hoạt động này hoàn toàn miễn phí. Ví dụ thứ hai, NFT cũng là một công cụ đắc lực của chính phủ. Những thông tin trên Blockchain có thể giúp các chính phủ công bố những thông báo, chính sách mới của mình trên môi trường số. Thêm một ví dụ nữa về lợi ích của NFT đó là với hoạt động sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sản xuất phần mềm. Ngày nay, khi mạng internet phát triển, những tin tặc có thể xâm nhập vào máy tính của các cá nhân hay tổ chức để ăn cắp dữ liệu, từ đó sao chép và tạo ra những bản sao vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của những nhà sản xuất phần mềm. Nhưng với NFT, các thông tin sẽ được mã hóa, giúp những nhà phát triển phần mềm tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc sao chép bởi tin tặc.

Trước những ứng dụng của tài sản số đã nêu trên thì quản lý tài sản số còn có những thách thức đối với các Chính phủ.

Thực tế, tiến trình phát triển công nghệ luôn đi nhanh hơn so với khung pháp lý của cơ quan nhà nước. Việc luật pháp chậm chân hơn so với tốc độ phát triển của công nghệ có thể nhìn thấy ngay trong lĩnh vực quản lý tài sản số.

Tính hợp pháp của NFT khiến nhiều người băn khoăn bởi chúng giao dịch trên hệ thống blockchain của tiền ảo, vốn vẫn chưa được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia. Không giống như tiền định danh như đồng VNĐ hay USD chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày. Ở góc độ kinh tế, rất khó để định giá được những tài sản số (NFT). Với những đồng tiền pháp định như Đô la Mỹ, giá trị của đồng Đô la được xác định dựa trên các chỉ số của nền kinh tế Mỹ, lượng vàng mà quốc gia này có trong ngân quỹ. Còn với những NFT chẳng hạn như Bitcoin, giá trị của nó được xác định bởi thị trường, quy luật cung cầu, công nghệ chuỗi khối và gần như nó không có bất cứ một giá trị thực nào. Điều này đồng nghĩa với việc những tài sản số (NFT) là những tài sản không có giá trị thực, kéo theo việc nắm giữ các dữ liệu kỹ thuật số như thế này không thể tạo ra sản phẩm thực cho nền kinh tế cũng như không thể giao dịch trực tiếp, nó chỉ có giá trị với một nhóm người nhất định trên không gian số. hạn chế này khiến cho chúng ta nghi ngờ về việc NFT sẽ trở thành một công cụ tài chính trong tương lai. Việc không có cơ quan quản lý cũng khiến nó khó kiểm soát và nhiều rủi ro hơn. Bên cạnh đó, bất kì ai trên Internet đều có thể tạo ra NFT từ bất cứ thứ gì, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều token vô giá trị. Các tài sản NFT đang được định giá hoàn toàn chỉ dựa vào “niềm tin” chứ chưa có cơ chế nào phù hợp, cũng như không ai có thể đảm bảo rằng những đoạn mã token này sẽ tồn tại sau nhiều năm tới. Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về việc giá trị các NFT đang được “thổi” quá cao và cơn sốt NFT hiện tại chỉ như bong bóng đang chờ nổ.

 

Nhiều cảnh báo về việc NFT hiện tại chỉ như bong bóng đang chờ nổ.

Không những thế tài sản số còn gây khó khăn về quy trình và công nghệ truyền thống. Hiện tại, lĩnh vực quản lý tài sản bằng công nghệ còn khá hạn chế. Đa phần các hợp đồng, chứng nhận tài sản vẫn được lưu trữ chủ yếu dưới dạng văn bản truyền thống. Đồng thời, các thủ tục hành chính, xác thực thông tin, chuyển giao tài sản vẫn được giải quyết thủ công thông qua sự kiểm tra, đối chiếu và xác nhận lặp đi lặp lại dựa trên bản gốc của văn bản, hợp đồng, hoặc chứng nhận sử dụng tài sản. Chính những điều này làm phát sinh nhiều thời gian và chi phí cho xã hội, doanh nghiệp, người dân và cơ quan hành chính.

Những thủ tục hành chính, xác thực thông tin vốn tốn nhiều thời gian và chi phí của xã hội đều bắt nguồn từ việc thiếu niềm tin nên cần có một bên trung gian thực hiện việc xác nhận và làm trung gian giao dịch, để chống việc giả mạo chứng từ, văn bản và gian lận trong giao dịch. Việc chỉ dùng văn bản gốc để đối chiếu và xác thực cũng gây nhiều khó khăn trong chuyển giao và có nguy cơ thất lạc tài liệu, đồng thời có khả năng dẫn đến sai sót trong quá trình truy xuất thông tin.

Trở ngại lớn nhất trong việc số hoá tài sản và dữ liệu hoàn toàn nằm ở khía cạnh công nghệ. Những công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực số hóa tài liệu vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề niềm tin và tính minh bạch trong giao dịch và quản lý. Các tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng quản lý tài sản số vẫn sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung trong nội bộ. Với cách thức quản lý này, hệ thống có thể bị tấn công dẫn đến mất hoặc rò rỉ thất thoát dữ liệu.

Đồng thời, dữ liệu trên hệ thống tập trung có thể bị thay đổi, chỉnh sửa được nên thông tin có độ minh bạch kém. Truy hồi thông tin và khả năng nâng cấp hệ thống cũng là một điểm yếu của hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung.

Một vấn đề quan trọng khiến cho việc số hoá quản lý tài sản chưa được phổ biến rộng rãi là định danh người dùng và quyền sở hữu tài sản trên không gian số. Để quản lý và chuyển giao tài sản, hợp đồng hoàn toàn trên không gian số, cần phải có một cơ chế định danh bất biến cho người dùng và quyền sở hữu tài sản để tránh được những gian lận và hành vi phạm pháp có thể phát sinh, cũng đồng thời, giúp kiểm soát chặt chẽ tài sản và chuyển giao dễ dàng hơn.

Bất chấp những khó khăn kể trên, có những lĩnh vực mà NFT đang đem lại những giá trị tích cực như nghệ thuật, các nghệ sĩ có thể thảo sức sáng tạo và đưa những tác phẩm của mình đến với công chúng một cách dễ dàng hơn.  Các chính phủ có thể lưu trữ những thông tin tuyệt mật một cách an toàn trên nền tảng Blockchain. … Kể từ năm 2017 đến nay, đã có khoảng gần 200tr USD đã được chi cho những tài sản số này.

Kết luận

Như vậy, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm xoay quay tài sản số, nhưng không thể phủ nhận rằng, khi nền kinh tế số dần phát triển và trở thành xu hướng tất yếu, nó vẫn sẽ tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm. Chắc chắn sẽ còn cần những tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về loại tài sản ảo này.

Nguyễn Trung Kiên

Tài liệu tham khảo:

1.https://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/xu-huong-quan-ly-tai-san-so-tai-viet-nam-3332145/

2.https://laodongthudo.vn/tai-san-so-con-nhieu-thach-thuc-trong-viec-quan-ly-141321.html

3.https://bnews.vn/tai-san-so-se-tiep-tuc-da-khoi-sac-trong-nam-2022/237249.html