Đang xử lý.....

Phương pháp đánh giá và lựa chọn, quy trình  

Phương pháp đánh giá và tuyển chọn đã được phát triển và sử dụng trong lễ trao giải thưởng cho khu vực hành chính công của Châu Âu (EPSA) phiên bản năm 2015 nhằm tuyển chọn được công việc quản lý công tốt nhất và những đơn vị thắng giải cuối cùng theo một quy trình khách quan độc lập gồm đa dạng các bước sau:
Thứ Hai, 09/12/2019 23
|

1- Đánh giá trực tuyến

2- Họp để bỏ phiếu đồng thuận

3- Đến thăm tại chỗ và thẩm định lại một số ít các dự án theo hạng mục đã được lọt và vòng chung khảo

4- Quyết định cuối cùng của đoàn bổi thẩm (ban giám khảo) cấp cao về các đơn vị được chao giải

Dưới đây là các bước minh họa về phương pháp và quy trình đánh giá và tuyển chọn của giải thưởng cho khu vực hành chính công của Châu Âu (EPSA) phiên bản 2015.

Bước 1: Đánh giá trực truyến cá nhân là được thực hiện bởi các nhà đánh giá cá nhân làm việc cô lập và từ xa. Mỗi một dự án được đánh giá rất khách quan.

Đội EPSA 2015 cung cấp một danh sách xếp hạng tạm thời dựa trên điểm tổng.

Bước 2: Hòm bỏ phiếu

Để tìm ra một danh sách các dự án xếp theo hạng mục (được nhiều phiếu bầu nhất) bao gồm các đơn vị nhận chứng chỉ hành nghề tốt nhất, và để thỏa thuận được các dự án xếp hạng cao nhất rồi sau đó cho người đến tham quan.

Ngày thực hiện: ngày 18-19 tháng 6 năm 2015.

Bước 3: Tham quan tại chỗ để thẩm định

Nhằm chốt lại các dự án thẩm định và xác minh giai đoạn: từ tháng 7 đến giữa tháng 9 năm 2015.

Đội EPSA/EIPA (Viện quản lý hành chính công Châu Âu) báo cáo về kết quả dựa trên 3 bước về trước.

Bước 4: Cuộc gặp mặt hội ý của đoàn bổi thẩm

Để lựa trọn và quyết định về đơn vị thắng giải thưởng EPSA 2015.

Ngày trao giải: 24 tháng 9 năm 2015.

Ở bước 1 của quy trình đánh giá được làm duy nhất trực tuyến và mỗi một phiếu đánh giá nộp lên theo từng đơn vị hành chính sẽ được các chuyên gia bên ngoài đánh giá lại theo cách hoàn toàn độc lập và tự chủ. Mỗi một chuyên gia đánh giá mặc nhiên được phân một khối lượng dự án cố định theo một hạng mục cụ thể, theo quốc tịch, giới tính, và kỹ năng ngoại ngữ (chủ động và thụ động). Các nhà đánh giá này đã không biết gì về các kết quả đánh giá của người kia và cũng không biết mình đang đồng đánh giá cùng các dự án với ai.

Ở cuộc bỏ phiếu – bước thứ 2 – tất cả các đánh giá viên kết hợp với nhau để xem xét (tổng hợp lại) và thảo luận về các danh sách được xếp hạng theo hạng mục tạm thời dựa trên các điểm số cá nhân  của các đánh giá viên và các sự khác biệt có thể tìm thấy. Bước đánh giá này đã được điều phối và thực hiện bởi các giới lãnh đạo của viện quản lý hành chính công Châu Âu (EIPA). Tuy nhiên chính các đánh giá viên này cũng không tự đánh giá các dự án mà họ chỉ thi hành việc đánh giá theo tiến độ của cuộc họp. Đến cuối bước 2, người ta sẽ công bố một danh sách cuối cùng được hầu hết mọi người phê duyệt về các dự án xếp hạng theo danh mục. Nói theo cách khác thì danh sách đã được phê duyệt về các dự án đứng tốp đầu theo danh mục được coi là sản phẩm đầu ra của bước thứ 2 – đó chính là những đơn vị nhận được chứng chỉ hành nghề quản lý công tốt nhất (trong tổng số 64 đơn vị bao gồm cả những đơn vị đã được phê duyệt tốt nhất ở trên).

Bước 3 của quy trình đánh giá diễn ra vào tháng 6 năm 2015 – các đại diện của viện quản lý hành chính  công Châu Âu đã trực tiếp đến các đơn vị hoặc họp liên mạng (trực tuyến) với các đơn vị đã được phê duyệt trong danh sách ở bước 2 để thực hiện mục đích thẩm định và xác minh. Họ đã được cung cấp đầy đủ các dữ liệu và thông tin có trước đó ở bước 2.

Bước 4 cũng là bước cuối cùng của qui trình đánh giá của EPSA năm 2015. Ở bước này người ta đã chỉ định ra một nhóm các thành viên  ban giám khảo được lựa trọn rất cẩn thận (gồm các thành viên liên quan đến viện quản lý hành chính  công Châu Âu) hoặc giới chính trị (những người làm công tác chính trị) khác hẳn  với các chuyên gia đánh giá. Những người này đã quyết định được danh sách người trúng giải EPSA năm 2015. Điều quan trọng đáng nói ở đây là một ứng cử viên cuối cùng hay người đạt giải phải là người nằm trong nhóm các dự án đã được thẩm định và lọt vào vòng chung khảo. Chính điều này đã khẳng định lý thuyết hoàn toàn sát với thực tế (theory of reality – TOR).

Theo quan điểm của phương pháp đánh giá thì mỗi một đơn vị được nộp đơn tham dự thi sẽ ngay lập tức được kiểm tra xem có vi phạm tiêu chí hợp lệ (đủ điều kiện) hay không. Nếu như các tiêu chí đặt ra trong lý thuyết sát với thực tế (TOR) có thể phù hợp với các đơn nộp lên thì người ta sẽ phải qua quá trình đánh giá theo 8 tiêu chí đánh giá sau. Trong quy trình đánh giá, mỗi một đánh giá viên của EPSA đều dựa trên các thông tin đã đề ra trong bản qui chuẩn.

Các tiêu chí đánh giá.

           I. Đổi mới: Sự mới lạ về các giải pháp cho thấy một bước nhẩy vọt về tính sáng tạo trong việc thực hành quản lý công (có thể bao gồm việc  thích ứng linh hoạt về trí tuệ, cập nhật và mở  rộng, phát huy về các thực tiễn và hành động trước đây), nhằm cho mọi người thấy được sự khác biệt với những gì đang tồn tại.

II. Sự tham gia của các bên đối tác (có liên quan).

Sự tham gia của các bên đối tác ở đây chính là sự hợp tác của xã hội công và xã hội dân sự, và (hoặc) việc trả lời tư vấn và sự hỗ trợ của giới chính trị. Cụ thể là các bên đối tác (có liên quan) có đưa ra các sáng kiến trí tuệ mà có thể tác động đến việc thiết kế và tạo ra các dịch vụ, các mô hình hợp tác và quản trị thông minh.

III. Sự liên quan của các hành động đã thực hiện

Đó chính là các nhu cầu và các giới hạn cụ thể của ngữ cảnh hành động, các nhóm mục tiêu và người hưởng lợi (nhóm lợi ích) cuối cùng và làm thế nào để các hành động có thể đáp ứng được các nhu cầu của thực tế.

IV. Tác động và các kết quả đạt được

Đó là các mục tiêu và các hoạt động đã đặt ra từ trước và được minh họa bằng các lợi ích có được, các tác động có thể nhìn thấy và các kết quả hữu hình (mà có thể dựa trên những thành tựu xuất sắc đã đạt được)

V. Tính bền vững

Đó chính là những nhân tố mà cho phép các dự án có thể duy trì trong những giai đoạn ban đầu trước khi người ta phát hiện ra được tính thực tiễn của các mục tiêu và của các hoạt động.

VI. Khả năng chuyển nhượng và học hỏi

Đó chính là các giá trị tiềm năng và các bài học rút ra từ các thực thể (đơn vị) khác bởi nó có thể cung cấp cho ta những tiềm năng để nhân rộng thành công trong các ngữ cảnh hoạt động khác (từ các nước thành viên của khối EU và các cấp độ chính phủ khác nhau). Nó có thể kích thích một nền văn hóa về học hỏi, sáng tạo và tự hoàn thiện trong từng đơn vị.

VII. Hòa nhập

Tiêu chí này đánh giá về việc cân nhắc (xem xét) và áp dụng đa dạng các vấn đề của nhóm dự thi. Các vấn đề bao gồm (nhưng không giới hạn) việc xem xét cân nhắc về giới tính, tuổi tác, sự khuyết tật và vị trí địa lý.

VIII. Hiệu quả của sự bền vững tài chính và phát triển kinh tế

Tiêu chí này dựa trên việc đánh giá về hiệu quả của các quyết định đối với các vấn đề tài chính công (ví dụ như thâm hụt ngân sách/nợ) và sự phục hồi kinh tế trong tương lai (như công ăn việc làm, sản lượng đầu ra, và các kỹ năng…)

Các giải thưởng về tài chính công khối Châu Âu (EPSA) ra đời theo phương châm “tìm ra những người thực hiện tài chính công tốt nhất, sáng tạo nhất và hiệu quả nhất”. Nếu một dự án được coi là “sáng tạo và hiệu quả” thì dự án đó cần phải có (chứng minh được) các kết quả đầu ra, hay các thành quả tích lũy các yếu tố tích cực thỏa mãn 8 tiêu chí đánh giá trên.

Trong ngữ cảnh này, thì mục tiêu của EPSA là tìm ra trong việc mô tả dự án “yếu tố tác động chính” mà làm cho dự án đó trở nên thành công như sáng kiến, hiệu quả, và hoạt động xuất sắc… đồng thời thực hiện việc đánh giá quan trọng về giá trị dựa trên những thông tin thu thập được hay còn gọi là phép đo định tính. Việc đánh giá không chỉ dựa trên khối lượng chi tiết hay chất lượng viết, hay công việc chung của dự án mà đánh giá vào chất lượng của các thành quả của dự án và bài học rút ra từ đó. Các chi tiết đầy đủ mà dự án thực hiện được phải có tính thuyết phục các nhà đánh giá theo 8 tiêu chí nói ở trên. Vì vậy mục đích của EPSA không phải là nhất thiết phải biết được con số thực (chính xác) về các phương pháp đánh giá (như kết quả và các bài học thực tiễn) mà là nhằm phát hiện ra dự án đó có tầm ảnh hưởng lớn hay nhỏ từ những gì các nhà đánh giá đã thu thập được ở mẫu đơn xin làm dự án. Những lý do giải thích cho một tiêu chí trên trong hệ thống đã cho phép đội trao giải EPSA thu thập và lưu trữ các nhận xét của các đánh giá viên căn cứ vào điểm số họ cho và giải trình về cách cho điểm. Những thông tin này sẽ được cung cấp cho các đối tượng dự thi ở dạng “các ghi chú tóm tắt về tiêu chí đánh giá” hay các thư phản hồi để nhấn mạnh cho họ được những điểm mạnh và điểm yếu của các dự án tương ứng (khác tương tự) nhằm chỉ dẫn cho họ cách hoàn thiện tốt hơn.

Tóm lại, các dự án tốt nhất được chọn làm đề cử trao giải chứng chỉ hành nghề quản lý công giỏi nhất đã đem lại một cái nhìn tổng quát và rõ ràng về các hoạt động của dự án và kiểm chứng xem chúng có thỏa mãn được 8 tiêu chí đánh giá của quy trình EPSA hay không.

Ngoài việc đáp ứng được 8 tiêu chí trên, những đơn vị dự thi giải EPSA 2015 còn phải chứng tỏ được những tiềm năng của sự thành công sau:

+ Có sự tham gia hiệu quả của chính phủ với các đối tác tương ứng

+ Có các phương pháp cung cấp dịch vụ mới

+ Có các phương pháp quản lý kiến thức sáng tạo và lãnh đạo mới

+ Có mảng tài chính công tuyệt vời

Các loại giải thưởng EPSA 2015

Tất cả các cấp hành chính công đều có thể được trao giải bởi vì giải thưởng này cũng bao trùm rộng. Vì vậy, mà việc trao giải của EPSA 2015 sẽ chia thành 2 loại dựa trên các cấp quản lý

Loại 1: dành cho các dự án của các tổ chức mang cấp Châu Âu/quốc gia/khu vực

Loại 2: dành cho các dự án của các tổ chức mang cấp liên tỉnh/khu vực.

Ngoài 2 loại giải thưởng trên EPSA 2015 còn có một loại giải thưởng thứ ba, dành cho các đơn vị hành chính công xuất sắc nhất trong 2 loại trên. Giải thưởng này mang tầm cỡ bao trùm lớn như xuyên biên giới, giữa các đơn vị hành chính công, liên ngành …

Đi song song với 3 loại giải thưởng nêu trên, giải chứng chỉ hành nghề tốt nhất (BPC) đã được trao cho một loạt các dự án xếp theo hạng mục đứng vị trí đầu bảng. Điều này có nghĩa là người ta đã nhận ra đơn vị nào hành nghề tốt ở tất cả mọi cấp độ, đặc biệt là các hoạt động rõ ràng, biết điều phối và giám sát các hoạt động, cơ chế làm việc có trách nhiệm sáng tạo, và/hoặc các mô hình phi tập trung và liên kết ở rất nhiều cấp độ quản lý công khác nhau.

                                                                                                 Trần Thị Duyên

Tài liệu tham khảo.

European Public Sector Award 2015

The Public Sector as Partner for a Better Society