Đang xử lý.....

Phát triển Chính phủ số tại Singapore “Chuyển đổi số đến tận cốt lõi, phụng sự bằng cả trái tim”  

Singapore đã quá đỗi nổi tiếng với câu chuyện hóa rồng từ một làng chài nghèo đói chỉ trong vòng một thế hệ kể từ khi tách khỏi Malaysia trở thành quốc gia độc lập năm 1965.
Thứ Ba, 28/12/2021 1230
|

Singapore đã quá đỗi nổi tiếng với câu chuyện hóa rồng từ một làng chài nghèo đói chỉ trong vòng một thế hệ kể từ khi tách khỏi Malaysia trở thành quốc gia độc lập năm 1965. Ngày nay, Singapore đang tiến hành quyết liệt công cuộc chuyển đổi số với tham vọng trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới và đã có những nền tảng vững chắc sẵn sàng cho thời đại 4.0, từ vốn nhân lực, năng lực cạnh tranh số, năng lực sản xuất đều thuộc tốp đầu thế giới. Bí quyết gì khiến Singapore luôn làm nên những điều kỳ diệu như vậy? Việt Nam có thể học hỏi được gì để chuyển đổi số thành công? Trên tinh thần giải mã bí quyết của Singapore, bài viết đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam chuyển đổi số để phát triển bứt phá, hùng cường trong thời đại 4.0.

Chuyển đổi số đặc biệt quan trọng  đối với Chính phủ

Chính phủ Singapore đã có những bước tiến táo bạo và tiến bộ vững chắc trong hành trình của họ tôi để trở thành một Chính phủ chuyển đổi số đến tận cốt lõi, phụng sự với cả trái tim. Hành trình của họ tôi bắt đầu hơn 30 năm trước, với Chương trình tin học hóa quốc gia từ những năm 1980. Ngày nay, Chính phủ số của Singapore được đánh giá rất cao. Người dân và doanh nghiệp Singaopore có thể để dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến với Chính phủ và các viên chức của Singapore sử dụng công cụ số nhuần nhuyễn trong công việc hàng ngày của họ.

 Tiến bộ công nghệ nhanh chóng, đặc biệt là trong các công nghệ dữ liệu lớn, Internet vạn vật (Internet of Things hay IoT) và Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence hay AI), mang lại tiềm năng để Singapore tiến hành xây dưng Chính phủ số. Đồng thời Singapore cũng đang phải đối mặt với hạn chế về nguồn nhân lực và sự già hóa dân số. Mặc dù bộ máy chính quyền của Singapore hoạt động rất nỗ lực và hiệu quả, tuy nhiên chuyển đổi số là một xu thế tất yếu mà mọi người dân Singapore đều mong đợi.

Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh sự cần thiết của chuyển đổi số, trong đó việc xây dựng Chính phủ số là tối quan trọng. Nó đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của Chính phủ Singapore trong việc theo đuổi xây dựng Chính phủ số. Với bản chất của cuộc khủng hoảng, người dân cần có sự chấp nhận các dịch vụ số giúp giảm thiểu tiếp xúc vật lý và sử dụng các công cụ CNTT để giữ an toàn cho mọi người

Nhận thức được tình hình chung này, nhiều cơ quan chính phủ đã nắm bắt cơ hội để đẩy nhanh việc sử dụng dữ liệu và công nghệ để tương tác tốt hơn với người dân, để hiểu rõ tình hình và thực hiện hiệu quả các hoạt động khác nhau, từ truy tìm vết đến phân phối khẩu trang. Các dịch vụ giao hàng và các chương trình hỗ trợ cũng đều được đẩy lên môi trường mạng để phục vụ người dân tốt hơn

 Chính phủ số cho phép dịch vụ công được thực hiện nhanh chóng hơn và tối ưu hơn, với các nhân viên có kỹ năng và khả năng thích ứng cao, được giao nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc tiếp nhận và xử lý. Điều này giúp chúng Singapore có được niềm tin mạnh mẽ của người dân, từ đó người dân cùng tham gia và hỗ trợ

Kế hoạch chi tiết về chính phủ số được xây dựng dựa trên các nền tảng xuất phát từ các kế hoạch tổng thể về Chính phủ điện tử trước đây. Đó là một tuyên bố đầy tham vọng của Chính phủ để tận dụng dữ liệu và khai thác các công nghệ mới tốt hơn, thúc đẩy các một cách mạnh mẽ nhằm xây dựng nền kinh tế số và xã hội số, hỗ trợ hình thành Quốc gia thông minh.

Thay vì giao việc cho các Bộ, ngành, chính phủ Singapore đặt sứ mệnh lên hàng đầu và mọi cải cách đều xoay quanh sứ mệnh này. Chính phủ tăng cường tích hợp giữa chính sách, hoạt động và công nghệ để hỗ trợ sứ mệnh và phục vụ các bên liên quan. Điều này đòi hỏi họ phải tái thiết kế cơ sở hạ tầng CNTT-TT của Chính phủ để nó vận hành đáng tin cậy, linh hoạt, an toàn, đồng thời nâng cao năng lực, kỹ năng số để bắt kịp sự đổi mới.

Cuối cùng, Singapore sẽ không thể trở thành Chính phủ số dựa trên việc sở hữu toàn bộ. Họ sẽ hợp tác với cộng đồng và các doanh nghiệp để nắm bắt công nghệ và thúc đẩy việc áp dụng áp dụng.

Hình 1: Chính phủ số - Chuyển đổi số tận cốt lõi, phụng sự bằng cả trái tim

Tầm nhìn - Một Chính phủ chuyển đổi sô tận cốt lõi số, phụng sự bằng cả trái tim trái tim

Chuyển đổi số không phải là mục tiêu mà là cả một quá trình liên tục, cho phép Chính phủ làm tốt sứ mệnh của mình, đó là: nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, tăng hiệu quả và năng suất, đồng thời phát triển tính năng mới và tương tác tốt hơn với mọi người dân và doanh nghiệp.

Để đạt được tầm nhìn “chuyển đổi số đến tận cốt lõi”, mọi cơ quan chính phủ phải thực hiện chuyển đổi số từ đầu đến cuối (end-to-end), từ xây dựng chính sách và lập kế hoạch, đến quản lý hoạt động và cung cấp dịch vụ, để thu được lợi ích đầy đủ của việc số hóa. Quá trình vận hành của cả hệ thống sau đó sẽ đòi hỏi những thay đổi cơ bản trong sự phát triển nguồn nhân lực và sự tham gia của các đối tác; cải thiện các quy trình; và tận dụng công nghệ, dữ liệu triệt để hơn.

 Ngay cả khi Chính phủ được chuyển đổi số một cách nhanh chóng thì bên cạnh đó vẫn cần yếu tố quan trọng là "Phụng sự bằng cả trái tim". Chuyển đổi số giúp Chính phủ phục vụ với sự tận tâm lớn hơn, bằng cách cho phép trải nghiệm người dùng được cá nhân hóa và liền mạch trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với tất cả các bên liên quan. Nó cho phép Chính phủ phục vụ công dân tốt hơn và xây dựng lòng tin thông qua việc cung cấp các chính sách và dịch vụ cần thiết với người dân.

Khi các quy trình được tự động hóa, chính quyền cũng có thể tương tác với người dân một cách tốt hơn. Việc chuyển đổi số phải luôn đi kèm để dẫn đến thành công. Chính phủ sẽ làm việc với người dân, tiếp cận những công nghệ số trong cuộc sống hàng ngày và cùng nhau tạo ra các giải pháp và dịch vụ, như một phần của phong trào Singapore Together.

Hình 2: Ý nghĩa Chuyển đổi số đến tận cốt lõi

Phục vụ công dân và doanh nghiệp của Singapore

Công nghệ số cho phép Chính phủ xây dựng các dịch vụ lấy các bên liên quan làm trung tâm, phục vụ theo nhu cầu của cá nhân. Nó cho phép các chính sách, dịch vụ và cơ sở hạ tầng được thiết kế tốt hơn thông qua việc sử dụng dữ liệu và dựa trên dữ liệu để hoạch định chính sách, thay vì theo ranh giới chức năng của các cơ quan, hay những hạn chế về nhân lực con người.

Đối với công dân và doanh nghiệp, việc thực hiện các giao dịch với chính phủ sẽ dễ dàng, liền mạch và an toàn hơn. Công dân và doanh nghiệp của Singapore sẽ được hưởng lợi ích thông qua việc:

- Tìm kiếm các dịch vụ số của trực quan, dễ sử dụng và phù hợp với

nhu cầu;

- Hoàn thành các giao dịch của chính phủ trên môi trường mạng, không cần giấy tờ, hạn chế tối đa sử dụng con dấu, bất cứ lúc nào, mọi nơi và trên mọi thiết bị;

- Chỉ cần cung cấp thông tin hoặc yêu cầu trợ giúp một lần, dữ liệu hoặc yêu cầu liên quan sẽ được đưa đến những cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

- Mọi dữ liệu cung cấp đều được bảo mật tuyệt đối

Hỗ trợ các nhân viên dịch vụ hành chính công

Chính phủ phải có một lực lượng lao động thành thạo các kỹ năng số, đảm bảo công việc trên môi trường số và sử dụng tốt các công cụ số. Để làm điều này, Chính phủ Singapore liên tục đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng của nhân sự, thích ứng với những thách thức và yêu cầu mới, đồng thời làm việc hiệu quả hơn giữa các cơ quan, cũng như như với các công dân và doanh nghiệp của Singapore.

Các công chức của Singapore sẽ sẽ làm việc trong một môi trường mà họ có thể:

- Phát triển và xây dựng chính sách tốt hơn thông qua việc sử dụng tích hợp dữ liệu và các công nghệ số;

-  Thực hiện các quyết định và quy trình chất lượng cao một cách kịp thời, được hỗ trợ bởi dữ liệu và tự động hóa;

-  Kết nối và cộng tác với các nhân viên nhân viên hành chính công khác một cách dễ dàng thông qua phương tiện số;

- Tiếp cận các dịch vụ và quy trình nội bộ tổ chức ở chất lượng cao;

- Được đào tạo và trao quyền để khai thác công nghệ và dữ liệu trong công việc.

Xây dựng chính phủ số

 Xây dựng Chính phủ số cần đến nỗ lực của mọi cơ quan chính phủ. Các cơ quan sẽ cải thiện cách Chính phủ hoạt động, cách thức cung cấp dịch vụ và cách thức thu hút các bên liên quan.  Các kế hoạch về “Quốc gia thông minh” và “Chính phủ số” sẽ hỗ trợ các cơ quan bằng cách đưa ra kế hoạch tổng thể, xây dựng các nền tảng và hệ thống dùng chung, thực hiện hướng dẫn kỹ thuật bằng cách thiết lập và thực thi các chính sách về Công nghệ Thông tin và Truyền thông, áp dụng Tiêu chuẩn Hệ thống thông minh (ICT & SS), cùng cấp hỗ trợ từ các cơ quan kỹ thuật chuyên môn, và phát triển năng lực ICT & SS của khu vực công.

Sáu nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng Chính phủ số là:     

- Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm cho việc phát triển và tích hợp dịch vụ;

- Tăng cường tích hợp giữa chính sách, hoạt động và công nghệ;

- Tái thiết kế cơ sở hạ tầng CNTT-TT của Chính phủ;

- Vận hành, khai thác các hệ thống đáng tin cậy, có khả năng phục hồi và bảo mật;

- Nâng cao năng lực, kỹ năng thuật số của nhân lực trong cơ quan nhà nước để bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.

- Đồng sáng tạo với công dân và doanh nghiệp, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tích hợp công nghệ, cũng như các dịch vụ xoay quanh nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, để phục vụ với sự tận tâm cao hơn

Tăng cường tích hợp giữa chính sách, hoạt động và công nghệ

Trong nội bộ của  Chính phủ, tích hợp chặt chẽ giữa chính sách, hoạt động và công nghệ là cần thiết. Không theo đuổi công nghệ số vì lợi ích riêng, nhưng cần phải áp dụng công nghệ số ở những nơi cần thiết nhất để đáp ứng sứ mệnh\hoặc để khắc phục các tình trạng khẩn cấp, ví dụ như tình trạng khan hiếm tài nguyên. Các bộ cần đưa ra kế hoạch chuyển đổi số toàn diện  song song với các kế hoạch, chiến lược khác và trong công việc của họ, đồng thời lập kế hoạch chuyển đổi số trong các bộ là một ưu tiên hàng đầu.

Ở cấp độ hoạt động, công nghệ tạo ra các cơ hội để hoàn toàn thiết lập lại các quy trình. Không chỉ số hóa các quy trình hiện có mà cần thiết phải xem xét để thay đổi chúng.

Thử nghiệm và khai thác các công nghệ mới trong việc xây dựng chính sách và điều hành hoạt động. Đặc biệt, cần tạo ra một nguồn lực lớn, thúc đẩy cho việc áp dụng AI vào hỗ trợ công việc của Chính phủ, như một phần của cải cách quốc gia nhằm phát triển và triển khai các giải pháp AI giúp tạo ra các giá trị kinh tế và cải thiện đời sống. Cần xác định các lĩnh vực có khả năng áp dụng AI mang lại hiệu quả cao đối với việc triển khai AI trong hoạt động Chính phủ, bao gồm cải thiện, phân tích chính sách và xây dựng, tự động hóa các quy trình để vượt qua những hạn chế về nhân lực, và cung cấp các dịch vụ được cá nhân hóa, có khả năng dự đoán. Điều này cũng đã được nêu ra trong “Chiến lược quốc gia về AI” của Singapore, ban hành vào tháng 11 năm 2019. Chính phủ sẽ phát triển một bộ hướng dẫn về việc sử dụng AI để quản lý rủi ro.

Tiếp tục phát triển “Nền tảng cảm biến quốc gia thông minh” để hỗ trợ triển khai IoT và các hệ thống thông minh, đồng thời sử dụng dữ liệu cảm biến cho việc thu thập, tự động hóa và hành động để nâng cao hiệu quả và nắm bắt được những thông tin mới nhất trong các hoạt động của thành phố (ví dụ: dữ liệu cảm biến đất và thực vật có thể được thu thập trong các công viên thành phố để theo dõi tình trạng thảm thực vật và tưới tiêu tự động có thể giảm chi phí nhân lực). Đối với các công nghệ chưa hoàn thiện, chẳng hạn như blockchain, Chính phủ Singapore sẽ bắt đầu với các thử nghiệm quy mô nhỏ và tìm cơ hội để kết hợp hoặc mở rộng quy mô thành công.

Nhằm tăng cường hơn nữa sự tích hợp giữa chính sách, hoạt động và công nghệ, Giám đốc Chiến lược Kỹ thuật số đã được bổ nhiệm để lãnh đạo và thực hiện các kế hoạch số hóa trong các Bộ và cơ quan ngang bộ. Các bộ được chỉ định kết nối với các Giám đốc Thông tin, những người sẽ hỗ trợ họ từ quan điểm kỹ thuật. Ở cấp quản lý cấp trung và cấp làm việc, Chính phủ cũng giúp các cán bộ chính sách và cán bộ thực thi hiểu được các cơ hội mà công nghệ có thể cung cấp và đưa các nhân viên công nghệ của tiếp cận với các nhu cầu nghiệp vụ của chính phủ để họ có thể thiết kế các giải pháp hiệu quả.           

                                                                             Trần Thanh Hà

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.tech.gov.sg/digital-government-blueprint/.   Digital Government Blueprint (Updated December 2020)