Đang xử lý.....

Nhân đôi chuyển đổi số trong đại dịch Covid-19  

Các giám đốc công nghệ chọn cách duy trì hoạt động ở mức tối thiểu và chờ đợi COVID-19 yếu đi. Bằng cách cải tiến các chiến lược kinh doanh và quản trị chuyển đổi số, họ định vị chính mình để tăng trưởng khi đại dịch biến đổi.
Thứ Hai, 05/10/2020 310
|

Khi Coronavirus, hay COVID-19 gia tăng mạnh mẽ làm tê liệt các doanh nghiệp và xã hội trên toàn thế giới, thì nó đồng thời cũng biến đổi linh hoạt và khó đẩy lùi. Ngay cả các chuyên gia trên thế giới cũng khó phán đoán được thị trường và xã hội sẽ chuyển biến như thế nào. Hầu như toàn bộ các chính phủ trên thế giới và các doanh nghiệp gồng mình với nỗ lực liên tục nhằm hi vọng phục hồi sau đại dịch. Nhưng thực ra một điều vô cùng rõ ràng là khi xã hội loài người ngày càng phát triển sẽ không biết sẽ còn bao nhiêu đại dịch bao nhiêu biến đổi xảy ra.

Vì vậy đừng cố gắng cầm cự, thay vào đó hãy tăng tốc các nỗ lực chuyển đổi số ngay tại thời điểm này để đặt mình vào vị trí tốt hơn sau đại dịch. Bài việt đưa ra góc nhìn chia sẻ cho người đọc về quá trình chuyển đối số trong thời buổi đại dịch, tại sao chúng ta nên tiếp tục chuyển đổi, tại sao không nên chờ đợi sự bình thường cũ.

Đà tăng trưởng cho những chuyển đổi số mới

Nghiên cứu của KPMG chia sẻ rằng “Ngày nay, với 80% tăng trưởng doanh thu dựa trên các dịch vụ và hoạt động chuyển đổi số thì tới năm 2022, các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin nên tiếp tục chuyển đổi mô hình hoạt động của họ”. Các nhà nghiên cứu cũng lập luận rằng các công ty mà vẫn tiếp tục vào chiến lược kỹ thuật số của họ, trong khi cân bằng các nỗ lực ngắn hạn với các biện pháp dài hạn (ví dụ như nghỉ xen kẽ đối với khối ít nhiệm vụ và đầu tư thêm cho khối phát triển chuyển đổi số) thì họ sẽ sớm nổi lên với một sự canh tranh mạnh mẽ từ đại dịch. Các mô hình hoàn chỉnh kết hợp nhân lực, quy trình và công nghệ tốt nhất luôn có tính then chốt trong cả những thời điểm tốt và xấu.

“Hãy tránh xa xu hướng cắt giảm và đốt cháy sự biến đổi của mình rồi sau đó lại quay lại mô hình làm việc truyền thống của bạn” - lãnh đạo toàn cầu của trung tâm những giám đốc công nghệ xuất sắc KPMG nói. Không chỉ vậy, theo công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Forrester Research: “Từ vụ phá sản của dot-com đến khủng bố 9-11 hay cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự gián đoạn đã cản trở các chiến lược chuyển đổi số. Các giám đốc công nghệ thậm chí còn có một kịch bản cắt giảm chi phí bắt đầu bằng việc cắt tỉa phần cứng và loại bỏ các dự án mới”.

Các chuyên gia nói rằng mọi con đường đều sẽ quay trở lại là mô hình vận hành CNTT. Dù sớm hay muộn thì chuyển đổi số sẽ là tất yếu. Và càng có nhu cầu bị dồn nén, sự nghỉ dài hạn, sự giãn cách xã hội thì khi giai đoạn này kết thúc sẽ có một làn sóng chi tiêu lớn và chắc chắn rằng bạn muốn ở vị trí để tận dụng những lợi thế đó. Nói tóm lại, đây có thể là thời buổi khó khăn nhưng không phải là lúc tắt những gói đầu tư nhất là chuyển đổi số để phát triển các sáng kiến quan trọng.

Tại Equinix, một công ty đa quốc gia về kết nối internet và trung tâm dữ liệu, giám đốc công nghệ Milind Wagle đã thiết lập một “công cụ công nghệ ảo”, đó là một phòng trò chuyện Zoom hỗ trợ các vấn đề máy móc luôn trực tuyến 24/7 trên toàn thế giới. Tiếp đó, ông cũng tạo ra một bảng điều khiển giám sát năng suất có thể theo dõi mọi thứ, từ số lượng tin nhắn nhân viên gửi đến số lượng cuộc họp họ thiết lập, đến số lần điểm danh mã mà họ cam kết. Equinix cũng bắt đầu sử dụng Zoom để tổ chức họp hàng ngày có sử dụng các “gupshup”- những con bot hỗ trợ chatbox, chúng như những máy tản nhiệt, máy làm mát nước ảo hỗ trợ cho nhân viên có thể điểm danh trong các kì họp và cả nhiều chức năng khác.

COVID-19 tạo điều kiện cho việc tạo ra những sáng tạo đổi mới này. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo nghĩ đây là một điều đơn giản nhất, rằng nó là điều tồi tệ nhất và vì vậy nên đóng băng trong thời điểm không chắc chắn này và không di chuyển bất cứ điều gì về phía trước. Nhưng thực ra đó là một suy nghĩ sai lầm, và dừng các cam kết sẽ điều sai lầm cho những nhà lãnh đạo, những cam kết về một sự chuyển đổi số.

Giám đốc của công ty Autodesk – một công ty về các dòng sản phẩm phần mềm thiết kế nói rằng là các sản phẩm của họ đã được thiết lập để hỗ trợ lực lượng lao động từ xa và đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên SaaS cùng tài nguyên đám mây để hỗ trợ mô hình mọi lúc, mọi nơi, cho phép liên tục kinh doanh tích hợp thông qua nhiều tình huống và sự kiện độc đáo. Đó là một sự khẳng định về vị thế sản phẩm của họ và họ đã sẵn sàng trong vị trí tận dụng lợi thế tại thời điểm dịch bệnh này.

Tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh

Nhà phân tích của Gartner – một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin cùng nhiều lĩnh vực khác đã nói rằng trong khi đổi mới kỹ thuật số, tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh cũng nên là một phần của mọi chuyển đổi kinh doanh. Các giám đốc công nghệ nên nói chuyện với các nhà quản lý cấp cao để cải thiện khả năng phục hồi theo cách phù hợp với các mục tiêu của công ty. Nó bắt đầu bằng việc cho phép các hoạt động quan trọng mà tổ chức yêu cầu để tiếp tục tiến lên sự bắt đầu mới, sự đầu tư mới vào băng thông, truy cập VPN, v.v. Khả năng phục hồi trong lâu dài bao gồm tối ưu hóa việc cung cấp dịch vụ trong khi giảm các mối đe dọa và lỗ hổng mạng, thiên tai, đại dịch và nhiều mặt khác cho doanh nghiệp.

Hình 1: Quá trình thúc đẩy mới

Cùng với đó, các nhà quản lý phải giảm khả năng thất bại và nếu thất bại, họ cần những người làm công nghệ thông tin suy nghĩ kỹ hơn về việc cung cấp dịch vụ, vì đó là một phần của việc liên tục đặt ra thay đổi trong kế hoạch kinh doanh. Lí tưởng nhất, việc liên tục đặt ra thay đổi này sẽ phát triển và được thực hiện nhiều hơn như một chiến lược chứ không chỉ đơn giản là một kỷ luật trong tổ chức.

Hình 2: Các mô hình điện toán đám mây tích hợp

Bây giờ thì từ những nhà phân tích, bài viết xin chia sẻ một danh sách những sự thúc đẩy như một “cú đấm” chuyển đổi cho các giám đốc công nghệ đang cố gắng không chỉ sống sót sau đại dịch mà còn có thể phát triển tiếp sau này và hơn thế:

1. Tái quy mô đám mây và XaaS

Điện toán đám mây không còn là một cái tên xa lạ. Có thể kể đến các dạng mô hình điện toán như: cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ (IaaS), dạng nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) hay dưới dạng dịch vụ (SaaS), cho đến mô hình theo triển khai điện toán như đám mây lai.

Cũng đúng như cái tên gọi của mô hình, IaaS nghĩa là cơ sở hạ tầng như một kênh dịch vụ hay được hiểu dịch vụ được xây dựng trên máy chủ, bộ nhớ, và kết nối. Tiếp đó, PaaS nghĩa là nền tảng như một kênh dịch vụ hay được hiểu dịch vụ sẽ có cả các công cụ phát triển, các phần mềm trung gian, phần mềm hỗ trợ, hệ quản trị kết hợp với cơ sở hạ tầng. Cũng đồng nghĩa PaaS bao hàm cả IaaS và có thêm các nền tảng để giảm giá thành hay tiếp cận gần thị trường nhanh hơn. Tiếp nữa, SaaS nghĩa là phầm mềm như một kênh dịch vụ, hay nhà cung cấp tạo ra và duy trì phần mềm trên nền tảng web và khách hàng có thể kết nối từ xa với internet và phí dịch vụ định kì.

Tùy từng công ty lớn nhỏ trong nước đến toàn cầu, công ty đa quốc gia thì họ sẽ lựa chọn một mô hình điện toán đám mây. Chính bởi đó mà mô hình là một thứ tất yếu để giảm thiểu chi phí, tốc độ truy vấn cao, bảo mật tốt hơn. Nhưng rất rõ ràng khi một công ty đã lựa chọn mô hình thì việc xây dựng hay nâng cấp mô hình sẽ liên quan đến nhiều vấn đề khác. COVID19 đã tạo cơ hội cho các tổ chức công ty tái quy mô lại đám mây của mình. Các giám đốc điều hành có thể sẽ phân vân và gặp khó khăn khi chuyển từ quá trình vận hành ổn định, phần lớn có thể giám sát trực tiếp sang mô hình có chi phí biến đổi.

Vậy XaaS là gì? XaaS (Anything as a Service) là một mô hình điện toán không mới nhưng cần nghiên cứu sử dụng để tận dụng hết giá trị của nó. Với mô hình này, từ một tham chiếu đến các thành phần dịch vụ khá đa dạng được phân phối qua Internet, một cốt lõi của đám mây lai. Với tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới, XaaS là giải pháp trực tuyến phù hợp cho các công ty xây dựng mạng lưới đa nền tảng.

Một ví dụ điển hình là tại Autodesk, tổ chức này đã di chuyển một phần tư tài sản công nghệ thông tin sang đám mây với XaaS với quy mô mở rộng lên đến 50% hoặc cao hơn trong năm tới.

2. Tăng cường quá trình tự động hóa

Mặc dù khái niệm máy học hay AI không còn xa lạ trong các nền tảng công nghệ thông tin nhưng rất rõ ràng là không phải công ty nào cũng đủ khả năng áp dụng những yếu tố tự động hóa quy trình như vậy hoặc do họ chưa có nhu cầu áp dụng nó. Rất rõ ràng là trong điểm mọi thứ bị đóng băng và cầm chừng thì việc thử nghiệm hay bắt đầu sử dụng yếu tố tự động hóa là vô cùng cần thiết. Biết đâu sau khi đại dịch đi qua đây có thể là bước nhảy vọt cho bất cứ công ty nào. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để bắt đầu nhân rộng các khoản đầu tư vào các công nghệ tư động tiên tiến khác để căng cường vào lực lượng lao động đang bị hạn chế về không gian và kết nối.

3. Tái quy mô DevOps

DevOps là một thuật ngữ để chỉ một tập hợp các hành động mà sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa các khối nghiệp vụ như lập trình viên và chuyên viên phân tích cùng làm việc để tự động hóa quá trình xây dựng và chuyển giao sản phẩm phần mềm hay tái cấu trúc hệ thống.

Lại nói COVID19 đã tạo điều kiện để nhiều công ty có sự phân tầng cao nghiệp vụ có thể kết nối các mắt xích lại và thử nghiệm kiểu kết nối mới như thế này. Đây là thời điểm để hợp lý hóa các hoạt động bằng cách triển khai trực tuyến các cuộc họp xây dựng giữa các bên và tạo thói quen thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa các khối nghiệp vụ thay vì công việc được đẩy qua từng khối một.

4. Tăng cường phân tích dữ liệu

Dữ liệu là cốt lõi để xây dựng và tạo ra các sản phầm của nhiều công ty, nhiều công ty khác coi việc phân tích dữ liệu là cốt lõi để tạo ra sản phẩm tiếp cận khách hàng. Việc tăng cường phân tích dữ liệu là được nhiều hơn mất và có thể chả mất gì cả.

Các công ty sẽ tìm cách tăng cường các chiến lược phân tích dữ liệu của họ để lấy lại nhịp đập của hoạt động đang bị ngưng trệ, Tại Equinix đã thấy sự tăng đột biến trong các yêu cầu phân tích dữ liệu, với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm nhiều công cụ thời gian thực hơn về “sức khỏe” kinh doanh của họ, bao gồm thông tin về khách hàng. Dữ liệu và phân tích quan trọng hơn bao giờ hết.

5. Tự phục vụ

Tự phục vụ (self-service) là một thuật ngữ nói về công nghệ mà ở góc độ nhân viên công ty, họ được tự thực hiện các giao thức như điểm danh, thay đổi thông tin, lên kế hoạch và được tự phê duyệt dưới một quy chuẩn. Hay đối với khách hàng là quá trình “tự hỗ trợ”, họ không phải trình bày nhiều, họ không muốn chia sẻ thông tin cá nhân như bệnh lý, lịch trình v.v.

Để quá trình tự phục vụ thành công thông thường cần 4 bước:

- Xây dựng và cập nhật liên tục kho thông tin

- Xây dựng kho thông tin dưới hình thức video hướng dẫn

-Tạo hướng dẫn in-app

- Xác định những điểm để quản lý và chỉnh sửa

Đối với những người chưa xây dựng khả năng tự phục vụ, không có thời gian nào tốt hơn để bắt đầu. Các kênh và nền tảng tự phục vụ sẽ giúp nhân viên, khách hàng và đối tác có được những gì họ cần với ít sự vận hành từ CNTT và kinh doanh. Điều này có thể bao gồm cải thiện dịch vụ trung tâm liên lạc để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy hỗ trợ hơn.

Các biện pháp như vậy, hầu hết trong số đó là các biến đổi số đang diễn ra, sẽ khiến các công ty có vị trí tốt cho sự bình thường mới. Điều này sẽ chấm dứt và rất nhiều công ty sẽ để lại một số tiền khổng lồ đỗ bên lề. Các tổ chức của những người đã nhân đôi những tiến bộ quan trọng nhất để cho phép họ nổi lên cạnh tranh hơn sẽ giành chiến thắng sau khi khủng hoảng như đại dịch kết thúc.

Kết luận

Như vậy, đến thời điểm này, COVID19 vẫn là một dấu hỏi lớn cho thị trường và cả các công ty. Nói một cách khác, không nên hi vọng đại dịch qua đi rồi bình ổn mà nên tìm cách để vươn lên khi hầu như mọi công ty đều đang cầm chừng và chờ đợi thời cơ. Số ít các công ty đang có cơ hội trong thời điểm này cũng đang không ngừng ứng dụng chuyển đổi số để tạo khoảng cách xa với các đối thủ cạnh trang khác. Vì vậy chuyển đổi số là tất yếu và không ngừng là một chuyện bình thường thì nhân đôi hay đẩy mạnh hơn nữa là điều hết sức hợp lí.

Covid-19 đã phần nào khiến cho quá trình duy trì vận hành các kiến trúc điện tử chung bị gián đoạn, nhưng không bởi thế mà sự phát triển chuyển đổi số trong chính phủ điện tử bị ngừng trệ. Thông qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm của các tập đoàn và các chính phủ trên thế giới, việc thúc đẩy chuyển đổi số trong chính phủ điện tử tại thời điểm này cần mạnh mẽ hơn nữa.

Vũ Cao Minh Đức