Đang xử lý.....

Nền tảng tích hợp chuỗi cung ứng trong vận chuyển hàng hóa và quản lý logistics để phát triển bền vững  

Cách mạng công nghệ lần thứ tư đánh dấu tầm quan trọng của sự xuất hiện các công nghệ số mới tác động đến hiệu quả, tính bền vững và khả năng cạnh tranh của chuỗi cung ứng, ngoài ra còn cung cấp cho người dân và doanh nghiệp một hệ thống dữ liệu minh bạch, dễ dàng truy cập và kiểm chứng, cắt giảm các chi phí không cần thiết, duy trì tính toàn vẹn, nâng cao mức độ tin tưởng và bảo mật.
Thứ Hai, 17/10/2022 258
|

TradeCloud là một nền tảng tích hợp chuỗi cung ứng trong vận chuyển hàng hóa và quản lý logistics bao gồm việc điều tiết hàng hóa và dịch vụ thông qua việc lập kế hoạch hiệu quả, thiết kế, thực hiện, kiểm soát và giám sát các hoạt động của chuỗi cung ứng. Vì vậy, việc nghiên cứu sự phát triển của nền tảng này trong lĩnh vực logistics “xanh” nhằm mục đích xây dựng mô hình hệ thống vận tải và logistics tích hợp dựa trên sự tương tác, cạnh tranh, cộng tác và hợp tác.

1. Nền tảng TradeCloud

Nền tảng TradeCloud tích hợp chuỗi cung ứng, bao gồm việc điều tiết hàng hóa và dịch vụ thông qua việc lập kế hoạch hiệu quả, thiết kế, thực hiện, kiểm soát và giám sát các hoạt động của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng và quản lý logistics có vai trò quan trọng không thể phủ nhận với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp. Khái niệm quan trọng trong quản lý logistics là “đúng sản phẩm, đúng khách hàng, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời điểm, đúng chi phí” (Hình 1).

Hình 1. Nền tảng TradeCloud - Tích hợp chuỗi cung ứng dễ dàng

2. Logistics “xanh”

Mối quan tâm trên toàn thế giới về bảo vệ môi trường và mua lại các sản phẩm thân thiện với môi trường (hay còn gọi là khái niệm “xanh”) ngày càng trở nên phổ biến. Ở cấp nhà nước, một số quốc gia đang nỗ lực xây dựng khung pháp lý chung nhất về bảo vệ môi trường. Các nhà sản xuất hiểu tầm quan trọng của việc bảo đảm sự sẵn có của các sản phẩm thân thiện với môi trường trên các kệ hàng. Để thực hiện điều này, họ bắt đầu sử dụng phương pháp thực hành “xanh”. Khái niệm này dựa trên cách tiếp cận bền vững đối với sự phát triển, ý tưởng thực hiện các yêu cầu của xã hội hiện đại mà không ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Logistics “xanh” kiểm tra tác động của quá trình phân phối sản phẩm đến môi trường và được coi là cơ sở tồn tại của hệ sinh thái.

Logistics “xanh” hay logistics sinh thái là một tập hợp các sáng kiến và biện pháp được thiết kế để loại bỏ các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành vận tải và logistics gây ra. Khái niệm logistics ảnh hưởng đến cấu hình của các quy trình, cấu trúc, hệ thống logistics và các đặc tính của thiết bị được sử dụng trong vận chuyển, phân phối và lưu trữ hàng hóa.

Mặt khác, mục tiêu của logistics xanh là tìm kiếm sự cân bằng giữa sinh thái và kinh tế. Các mục tiêu chính của việc tái cấu trúc “xanh” các hệ thống vận chuyển hàng hóa và quản lý logistics bao gồm:

- Đánh giá tác động tiêu cực của các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng để thiết lập điểm khởi đầu cho việc xem xét các biện pháp bền vững và theo dõi kết quả của chúng. Một trong những phương pháp phổ biến nhất để tính toán mức tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính là các tiêu chuẩn an toàn môi trường quốc tế;

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, đất, nước và tiếng ồn bằng cách phân tích tác động tiêu cực của từng khu vực chức năng của logistics, chủ yếu liên quan đến giao thông vận tải;

- Sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao, tái sử dụng pallet, thùng chứa và tái chế bao bì;

- Bảo đảm tính bền vững của chuỗi cung ứng và logistics thân thiện với môi trường thông qua việc sử dụng các thiết kế đặc biệt cho thành phẩm và bao bì vận chuyển. Các thiết kế này phải được thiết kế để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Để đưa ra khái niệm bền vững trong hệ thống vận chuyển hàng hóa và logistics, cần phải tìm ra các giải pháp hiệu quả, khả thi về kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc của ngành vận tải vào sự liên kết của thị trường nhiên liệu khi tổ chức vận tải hàng hóa, tăng hiệu quả, cải thiện đặc điểm của cơ sở hạ tầng logistics, góp phần tăng trưởng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và tự động hóa các quy trình kinh doanh và logistics, tăng tính minh bạch và độ tin cậy trong hoạt động của hệ thống logistics đối với người tiêu dùng. Đồng thời, chú ý nhiều đến việc ứng dụng công nghệ số trong logistics “xanh” để giảm thiểu gánh nặng môi trường trong quản lý hệ thống logistics.

3. Triển khai Nền tảng TradeCloud vào tích hợp chuỗi cung ứng trong vận chuyển hàng hóa và quản lý logistics để phát triển bền vững

Gần đây, tính bền vững về môi trường đã nhận được sự quan tâm trong ngành công nghiệp. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng các phương pháp để xác định tính bền vững của môi trường, chẳng hạn như đầu tư vào công nghệ sạch và sử dụng các vật liệu hữu cơ hoặc có thể tái chế, để tăng cường tính bền vững trong chuỗi cung ứng.

Quản lý chuỗi cung ứng bền vững SSCM (Sustainable Supply Chain Management) được định nghĩa rằng “Việc quản lý vật chất, thông tin và dòng vốn cũng như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sẽ đồng thời thực hiện các mục tiêu từ cả ba khía cạnh phát triển bền vững, bao gồm: kinh tế, môi trường và xã hội, có tính đến các yêu cầu bắt nguồn từ khách hàng và các bên liên quan”.

Chuỗi cung ứng toàn cầu cung cấp năng lượng cho 80% trong lĩnh vực thương mại thế giới, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về vi phạm nhân quyền, lao động và môi trường phổ biến ở các nước đang phát triển. Kết quả là tạo ra một chuỗi cung ứng hiệu quả, nhân văn hơn và thể hiện tính bền vững về lâu dài. Bền vững và số hóa đã trở thành định hướng chuyển đổi chính của doanh nghiệp. Xây dựng mạng nền tảng số song sinh sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện về sản phẩm, sản xuất, chuỗi cung ứng, trải nghiệm khách hàng và lợi nhuận, có lợi cho việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững.

Gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy sự liên kết với tư duy hiện tại và sự phối hợp chặt chẽ giữa tính bền vững và quản lý chuỗi cung ứng trong vận chuyển hàng hóa và quản lý logistics. Khái niệm phát triển bền vững đã trở thành yếu tố chính tạo ra cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống cung cấp vật liệu ở các thành phố. Do vậy, trọng tâm của nghiên cứu đã chuyển sang phát triển kinh tế vòng tròn, mang lại hiệu quả về vật chất và năng lượng. Số hóa mang lại cơ hội mới để cải thiện các quy trình hoạt động. Sử dụng các công cụ số để xây dựng nền tảng số, điển hình là Nền tảng TradeCloud ra đời nhằm tích hợp chuỗi cung ứng, kết nối công ty đầu mối với các nhà cung cấp và khách hàng của mình. Thông qua thông tin trên Nền tảng TradeCloud, các hàng hóa và dòng tiền trong chuỗi cung ứng được quản lý (Hình 2).

Hình 2. TradeCloud tích hợp và cải tiến các quy trình hoạt động

TradeCloud được triển khai để cải tiến các quy trình hoạt động, chẳng hạn như:

1) TradeCloud quản lý nhiều mặt hàng. TradeCloud được ra mắt như một nền tảng cho ngành công nghiệp kim loại và đã xây dựng được một lượng thành viên vững chắc. Năm 2019, TradeCloud ra mắt thêm dịch vụ quản lý, tích hợp chuỗi cung ứng trong ngành năng lượng và năm 2020, TradeCloud ra mắt sản phẩm nông nghiệp.

2) Mạng lưới ngày càng phát triển. TradeCloud phát triển tạo ra nhiều cơ hội hơn tìm kiếm đối tác và kinh doanh. Khía cạnh xây dựng nền tảng này là chìa khóa từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn phát triển. Nền tảng này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng lòng tin của người dân, doanh nghiệp, càng nhiều người tham gia thì các hoạt động được diễn ra càng nhiều. Khả năng kết nối đáng tin cậy tăng lên, dẫn đến việc tăng cơ hội cạnh tranh trong trong chuỗi cung ứng khi nền tảng được xây dựng.

3) Tạo ra dữ liệu. Hoạt động thương mại sẽ dẫn đến việc tạo ra lượng dữ liệu lớn, có giá trị. Từ đó, tạo ra cơ hội nâng cao các chỉ số giá hàng hóa so với các đánh giá giá thị trường hiện tại. Nhiều ngành công nghiệp đã chọn sử dụng chỉ số giao ngay để định giá các hợp đồng dài hạn của họ.

4) Dịch vụ giao dịch sau thương mại. Những phát triển khác trong lộ trình phát triển bao gồm khả năng tiếp cận các dịch vụ sau thương mại, cũng như các dịch vụ ngoại vi (như vận chuyển hàng hóa và bảo hiểm) làm cho TradeCloud trở thành một Trader duy nhất.

5) Blockchain hoặc hợp đồng thông minh. TradeCloud cung cấp các mẫu để thực hiện giao dịch, bao gồm các biểu mẫu hợp đồng được ký điện tử và được lưu trữ an toàn để kết nối khách hàng trên một nền tảng bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là bước khởi đầu để thực hiện các giao dịch liên quan đến nhiều bên cùng tham gia. Các hợp đồng thông minh trên blockchain cho phép các bên thông qua và xác thực thông tin quan trọng liên quan đến nguồn gốc, chất lượng, lô hàng, quyền sở hữu.

Những hứa hẹn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có tên là khái niệm “Công nghiệp 4.0” chính là cho phép tính minh bạch hoàn toàn theo thời gian thực từ nhà cung cấp đến khách hàng, quy mô nhỏ, thông qua đó sản phẩm, quy trình được kết nối và quản lý phi tập trung, tự chủ. Nền tảng TradeCloud tích hợp chuỗi cung ứng là một ứng dụng được xây dựng để thay đổi cách chúng ta tiêu dùng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số. Trong khi các doanh nghiệp truyền thống tạo ra giá trị trong ranh giới của mình hoặc thông qua một chuỗi cung ứng, thì Nền tảng TradeCloud sẽ sử dụng một hệ sinh thái bao gồm các tác nhân tự trị để cùng tạo ra giá trị.

Trong quá trình chuyển đổi cấu trúc và sự hội tụ mạng của các không gian thông tin khu vực được xem xét, thì tầm quan trọng của việc triển khai Nền tảng TradeCloud sẽ được tích hợp trong một trạng thái riêng biệt, và sau đó, với xu hướng xóa bỏ biên giới thông tin giữa các quốc gia và các nền tảng tích hợp quốc tế thì Trung tâm nghiên cứu chiến lược đã xây dựng sáng kiến “Nhà nước như một nền tảng”, trong đó người dân và doanh nghiệp được coi là đối tượng tiếp nhận chính của các dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách áp dụng các phương pháp tiên tiến về tương tác mạng, quản lý hành vi mạng, cũng như “thông qua tiếp thị sáng tạo siêu cạnh tranh, quản lý, logistics...”

Như vậy, việc triển khai Nền tảng TradeCloud tích hợp chuỗi cung ứng trong vận chuyển hàng hóa và quản lý logistics nhằm loại bỏ các rào cản pháp lý đã chứng minh rằng logistics điện tử là yếu tố then chốt trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, và các chỉ số quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ logistics là thời gian giao hàng, phương thức thanh toán hiệu quả thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình này.

4. Đánh giá kết quả

Sự ra đời của các công nghệ số hiện đại thông qua khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng là một giải pháp tích hợp tất cả các khâu phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người dùng cuối trong hệ thống vận chuyển hàng hóa và quản lý logistics. Nền tảng TradeCloud tích hợp là liên kết đầu mối thông tin và là thành phần cốt lõi trong quá trình phân tích chuỗi cung ứng nhằm hợp nhất tất cả các bên tham gia từ các cấp quản lý đến quá trình luân chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng hiện nay ngành vận tải và kho vận không được phân biệt bởi mức độ ổn định. Các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức trong việc thực hiện chính sách môi trường trong lĩnh vực logistics, chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đủ lực xây dựng các nền tảng số tích hợp, tương tác với các cơ quan chính phủ và các chuỗi cung ứng quốc tế với các cơ quan hải quan. Do vậy, cần thiết phải sử dụng con dấu kỹ thuật số cho phép theo dõi hàng hóa liên tục và đưa vào vận chuyển “điện tử”, và thử nghiệm với vận đơn điện tử sẽ làm giảm và thậm chí loại bỏ hoàn toàn khả năng giao hàng cho người không có thẩm quyền.

Điều quan trọng cần lưu ý là để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics hiện đại thì cần phải giảm tác động tiêu cực của vận tải đối với môi trường trong chuỗi logistics bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn môi trường để hạn chế phát thải; ứng dụng công nghệ số hiện đại và hệ thống thông tin logistics để quản lý đơn đặt hàng, lập kế hoạch tuyến đường giao hàng và ưu tiên phân bổ tải trọng trên các phương tiện.

Ngoài ra, trong hoạt động logistics, các doanh nghiệp cần phải sử dụng rộng rãi các hệ thống thông tin hiện đại để quản lý chứng từ điện tử và trao đổi dữ liệu nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường logistics..

Kết luận

Các công nghệ số đang đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí sản xuất và dịch vụ. Việc ứng dụng các công nghệ số mới trong xây dựng Nền tảng TradeCloud sẽ thu hút nhiều khách hàng mới, mang lại cho các doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh trong quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt, hệ thống logistics và vận tải đa phương thức đạt được hiệu suất cao do sự ra đời của các hình thức tương tác thông tin và truyền thông mới giữa các mắt xích trong chuỗi vận tải và logistics. Và một trong những tiêu chí quan trọng để đạt được tính hiệu quả của các hệ thống đó là mức độ số hóa các quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Do vậy, nếu các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng được thực hiện theo các quy định của chính phủ và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, thì các công ty vận tải và logistics sẽ có động lực để phát triển logistics “xanh”. Logistics “xanh” không chỉ là tư duy, chiến lược, hình ảnh của doanh nghiệp mà còn là yếu tố tạo nên sự thành công trong chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, các nền tảng liên quan đến tối ưu hóa, tích hợp chuỗi cung ứng cũng là một trong 35 nền tảng đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy phát triển và sử dụng trong Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022.

Lương Thị Kim Thanh

Tài liệu tham khảo

[1] Digital platforms for managing transport and logistics systems in the context of sustainable development

https://www.e3s-conferences.org/articles/e3sconf/pdf/2020/68/e3sconf_ift2020_01007.pdf      

[2] Revolutionising the way you trade commodities. Simple, Trusted, Smart.

https://sto.tradecloud.sg/wp-content/themes/tradecloud/assets/file/TradeCloud_whitepaper%20executive%20summary_print.pdf