Đang xử lý.....

Hoạch định chính sách tốt hơn  

Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý, hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể, đã xác định của đảng, chính phủ cầm quyền...
Chủ Nhật, 01/12/2019 502
|

Giới thiệu

Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý, hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể, đã xác định của đảng, chính phủ cầm quyền. Hoạch định chính sách là quá trình mà chính phủ phải chuyển tầm nhìn chính trị của mình thành các chương trình và hành động sao cho đạt được các kết quả thực tiễn và hiệu quả. Như vậy, hoạch định chính sách là một vấn đề vĩ mô luôn mang tính thách thức cho chính phủ. Trong khi hoạch định các chính sách, chính phủ cũng phải cân nhắc đến các công cụ để thực hiện các chính sách đó, để có thể biến chính sách đó thành hiện thực có hiệu quả. Có thể thấy các văn bản về luật, các quy định pháp lý, các chương trình cải tổ, cơ cấu lại các thể chế, và sự hợp tác cùng chung tay thực hiện các chính sách đó chính là người dân hay các doanh nghiệp là công cụ để thực thi các chính sách do chính phủ ban hành. Bài viết này nhằm tập trung vào hai trong số công cụ để thực thi chính sách của chính phủ. Đó là các cải cách, cấu trúc các thể chế và sự đồng hợp tác của người dân cũng như khối doanh nghiệp.

Cải cách thể chế có thể có một ảnh hưởng tích cực trong việc tìm ra những giải pháp tốt hơn để đạt được các mục tiêu chính sách. Các cuộc cải cách này có thể tạo ra, xóa bỏ hay sáp nhập các cơ quan công quyền, phân bổ các chức năng khác nhau trong việc quản lý, tập trung hóa, phi tập trung hóa quyền lực gộp các nguồn tài nguyên trong chính quyền lại, thuê thêm từ bên ngoài, tư nhân hóa hay tạo ra các liên doanh công tư (bán công). Tổ chức quản lý công là một chủ đề nóng và là chủ thể của các đề xuất cụ thể của từng nước để có việc quản trị tốt. Mỗi một nước thành viên trong khối EU đều có cách riêng của mình để quản lý đa cấp. Đó là phân công các trách nhiệm và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ của chính phủ và tìm kiếm việc quản lý công tốt hơn theo cả ngành dọc (quốc tế, quốc dân, khu vực và địa phương) và theo hàng ngang (điều phối giữa các bộ và hội đồng nhân dân thành phố).

Trong nhiều năm qua, chính phủ các nước đã tìm kiếm các cách mới để cải thiện quản lý công và phân phối các dịch vụ. Thông thường thì cảnh quan chính trị (sơ đồ chính trị) dùng để tái phân bổ vai trò của các bộ, tạo ra (việc tái cơ cấu lại bổ máy chính phủ) tại cấp trung ương để có thể hoạch định và thực thi chính sách tốt hơn. Điều này khiến cho các bộ (và các cơ quan dưới bộ) tăng hoặc giảm chức năng của mình cũng như tạo ra, giải tán hay hợp nhất các cơ quan trong quản lý công (theo từng khu vực, quốc gia, các quận và hội đồng nhân dân). Cụ thể là họ đã cắt giảm bớt các đơn vị hành chính mà người dân và các doanh nghiệp sẽ hay tiếp cận. Thay vào đó họ tăng qui mô làm việc của các phòng ban.

Chúng ta hãy xem xét thay đổi cơ cấu quản lý công ở Áo – (đó là sáp nhập các quận thành 2 quận lớn Judenburg và Knitteljel). Áo là một nước cộng hòa liên bang gồm 9 bang, mỗi bang lại chia nhỏ thành nhiều quận. Ủy ban nhân dân quận thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và phải thực thi các luật liên bang và khu vực như ủy quyền kinh doanh, giám sát vấn đề sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường … Ủy ban nhân dân quận đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển khu vực đặc biệt là khu vực nông thôn. Bang Steiermark được chia thành 16 quận và mỗi quận đều có ủy ban nhân dân quận.

Theo dự án sáp nhập thì người ta sáp nhập 2 quận Judenburg với khoảng 44.000 dân với quận Knitteljeld có khoảng 30.000 dân, và ủy ban nhân dân của 2 quận này được sáp nhập thành một đơn vị hành chính to hơn tất cả các thủ tục hành chính đều được thực hiện ở đây rất nhanh, không quan liêu giúp cho dân có thể tiếp cận với lãnh đạo các ban ngành.

Để xử lý các công tác hành chính ở đây đều phải là những người có kinh nghiệm hành chính chuyên sâu và chuyên nghiệp ở cấp trung ương. Sau đó đến ngày 1 tháng 1 năm 2012 có thêm một quận mới và một ủy ban nhân dân gọi là “Murtal” với khoảng 74.000 dân. Với sự trợ giúp của các chuyên gia bên ngoài thì các chi phí hành chính của quận này rất thấp. Ngay trong năm 2012 – năm đầu tiên thành lập, người ta có thể tiết kiệm được 550.000 EUR và đến cuối năm 2013 thì  có thể tiết kiệm được chi phí quản lý hành chính lên đến 850.000 EUR. Những phương tiện tài chính này đã thúc đẩy thêm các dự án sáng tạo và củng cố nền kinh tế địa phương trong tương lai. Như vậy tiết kiệm chi phí chủ yếu là do biết tập trung hóa và giảm bớt nhân sự. Việc giảm bớt nhân sự là do sa thải bớt một số nhân viên không làm việc tốt, cho nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, những nhân viên có kinh nghiệm chuyên sâu và làm việc chuyên nghiệp thì được giữ lại làm việc. Kết quả là 6 quận khác  trong bang này cũng được sáp nhập lại từ 16 quận giờ chỉ còn 13 quận và tổng tiền tiết kiệm đã lên đến 10 triệu EUR mỗi năm về lâu dài.

Trong các năm gần đây, do cuộc khủng khoảng về tài chính và kinh tế toàn cầu vào cuối những năm 2000 nên doanh thu của quản lý công cũng  bị eo hẹp. Từ đó tất cả các đơn vị hành chính trong khối EU ở tất cả các cấp đều cắt giảm biên chế và đóng cửa bớt một số đơn vị hành chính giảm bớt các chi phí công. Ngoài ra, người ta còn cắt giảm các khoản thưởng, bố trí lại nhân viên hoặc cho các nhân viên làm chung một việc theo ca hay bán thời gian, tạo ra các chế độ nghỉ hưu theo từng giai đoạn, theo mức lương hưu khác nhau, nghỉ không lương, và ký kết những hợp đồng tạm thời, ngắn hạn hay vô thời hạn.

Đồng hợp tác là một hình thức lấy nguồn từ người dân và khối doanh nghiệp trực tiếp thực thi các chính sách công. Quản lý công ngày càng nhận thức rằng các công việc quản lý công có thể vượt qua được các hạn chế trong việc thực hiện chính sách bằng cách các nhà quản lý làm việc với các chương trình và đối tượng sử dụng của các dịch vụ, trao quyền cho những người dân để họ tự đưa ra giải pháp một cách bình đẳng. Việc giao quyền này làm cho những người dân hay khối doanh nghiệp thấy mình có quyền tự chủ, nhìn nhận rõ vấn đề và hiểu rõ vấn đề hơn.

Đồng hợp tác là một thuật ngữ trừu tượng, bởi nó muốn ngụ ý (nói đến) sự tham gia mãi mãi hay tạm thời của nhiều diễn viên khác nhau ở nhiều sân khấu khác nhau của một quá trình đôi khi khá tinh vi. Những diễn viên này có thể là làm việc cho các doanh ngiệp hoặc các tổ chức phi lợi nhuận trong quan hệ đối tác công tư (public – private partimerships) (PPPs) và những người công dân đóng góp một vai trò trong việc chuyển giao các dịch vụ, có thể diễn ra theo tư cách cá nhân (ví dụ như một người bố hoặc mẹ, một người hướng dẫn hay một nhân viên tình nguyện lính cứu hỏa) hay với tư cách  tập thể (như các tổ chức phi chính phủ NGOs cho các dịch vụ xã hội hay an sinh).

                                “Đồng hợp tác: 1+1 = 3”

“Đồng tham gia các dịch vụ công là các công dân và công quyền làm việc CÙNG NHAU theo những cách mới, sáng tạo và hợp tác. Những chia sẻ chung trong công việc giữa các đối tượng có chuyên môn sâu và những người dân thường cùng nhau xây dựng nên các khối tài sản cho nhau, cho nhau (chia sẻ) các kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nhằm làm cho các dịch vụ được thực hiện có hiệu quả hơn”

(Trích Elke Loffle, tại Hội nghị chất lượng về quản lý quốc tế của Châu Âu lần thứ 7 tại Vilnius, 2013).

Khi người dân và các cộng đồng cùng nhau thực hiện các dịch vụ nó lại tạo ra các lợi ích trung gian và trực tiếp:

Đó là:

   + Có thêm nhiều nguồn lực cho các dịch vụ về lĩnh vực kiến thức, chuyên môn, kỹ năng, hợp tác và sự cam kết (sự gắn kết) của người dân

   + Các dịch vụ có chất lượng tốt hơn, tập trung vào các đặc tính của dịch vụ và kết quả mà người dân đánh giá cao nhất.

   + Có thêm các ý tưởng đổi mới cho các tổ chức công thử nghiệm.

   + Tạo ra thêm sự minh bạch trong việc thực thi các dịch vụ, thúc đẩy tham gia nhiều hơn của cộng đồng và chính phủ mở.

Đồng hợp tác không chỉ là một ý tưởng mới mà nó đã từng tồn tại ít nhất là 30 năm. Có thể thấy sự hợp tác trong xã hội nước Ý và các tổ chức về ngày trẻ em ở Thụy Điển là những minh chứng hùng hồn nhất. Sự hợp tác ở đây dưới dạng các tổ chức hoạt động tốt, nó có lợi thế là một chính phủ dân chủ (mỗi thành viên đều có phần đóng góp ngang nhau) và với tư cách là một tổ chức pháp lý nó đã tạo ra một vòng tròn hợp tác mà thông qua đó các tổ chức công quyền có thể tương tác với người dân – là thực thể của các qui định.

Ví dụ điển hình về sự hợp tác trong xã hội của nước Ý

Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, các chính quyền địa phương của Ý đã cung cấp các dịch vụ về sức khỏe và giáo dục nhưng không có chăm sóc xã hội. Bởi họ cho sự chăm sóc này chỉ cần thực hiện tại các gia đình theo kiểu truyền thống là đủ. Càng ngày xã hội càng có nhu cầu phát triển hơn và từ đó chăm sóc xã hội đã nảy sinh. Và sự hợp tác cùng nhau như kiểu hợp tác xã được coi là một hình thức để nâng cao (cải thiện) tính hiệu quả của các dịch vụ. Vào năm 1991, Chính phủ Ý đã ban hành một bộ luật dành cho các hợp tác xã. Mục đích của các hợp tác xã này là họ “phải thỏa mãn được quyền lợi chung của cộng đồng trong việc thúc đẩy sự quan tâm của con người và người dân có liên kết chặt chẽ với xã hội”. Ngày nay có hơn 7000 hợp tác xã như thế và chúng trở thành nhân tố chính trong việc thực hiện các chăm sóc xã hội cho các chính quyền địa phương. Các hợp tác xã này được phép phân chia lợi nhuận tối đa là 80% tổng lợi nhuận và được mua cổ phần không quá 2% tỷ giá các trái phiếu mà bưu điện Ý đã phát hành.

        Ví dụ điển hình thứ 2 “Sống thọ vui khỏe” ở Fredericia ở Đan Mạch

       “Sống thọ vui khỏe” là một mô hình mới về sự tương tác giữa những người dân cao tuổi của Fredericia – những người cần sự chăm sóc thực tế. Trại dưỡng lão của thành phố ngoài việc cung cấp cho họ những hình thức chăm sóc tuổi già truyền thống và đắt tiền còn đem lại cho họ việc phục hồi chức năng hoạt động hàng ngày. Mục đích của việc làm này là để duy trì được khả năng hoạt động thể chất, nhận thức và hoạt động xã hội. Nhờ đó có thể làm giảm khả năng lão hóa và phụ thuộc vào người khác. “Sống vui khỏe” là một ý tưởng sáng tạo và đổi mới để có thể sống tự lập lâu dài nhằm thay đổi điều kiện chăm sóc tương lai bằng cách tập trung vào các nguồn cá nhân đang có và hỗ trợ họ tự làm mọi việc thay vì chăm sóc giúp đỡ theo cách truyền thống.

         Vào năm 2008 người ta đã tiên đoán là đến năm 2020 sẽ có thêm ít nhất 2000 người sống trên 65 tuổi ở thành phố Fredericia trong đó thậm trí có người có thể thọ tới trên 80 tuổi. Sự phát triển này cho thấy một thách thức về kinh tế, tức là đến 2020 quĩ chăm sóc người cao tuổi hàng năm sẽ tăng ít nhất là 46 triệu kroon qui ra là khoảng 6,2 triệu EURO. Các nhà quản lý về chương trình chăm sóc phúc lợi xã hội đã tự hỏi “Liệu chúng ta có nên cung cấp thêm dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn và chăm sóc cá nhân giá rẻ cho những người cao tuổi thành phố này nữa không?” Hay chúng ta có nên tìm hiểu xem họ cần cuộc sống như thế nào và sau đó đầu tư vào năng lực của họ để họ sống tự lập hơn ở tại nhà họ. Để giải đáp được thách thức này, trại dưỡng lão ở thành phố Fredericia đã quyết định đưa ra một dự án đầy tham vọng trong khuôn khổ ngân sách của thành phố phê duyệt.

         Mục đích của dự án là thay đổi sự tương tác giữa những người cao tuổi ở thành phố và trại dưỡng lão 1800 (180 độ) các nhân viên của dự án đã gặp từng cá nhân và tìm hiểu xem năng lực của họ có những gì, làm được gì rồi thay vì để họ ở trại dưỡng lão thì đưa họ về nhà và hỗ trợ để họ có thể tự làm được một số việc của cá nhân họ. Khi họ làm việc cho mình, họ sẽ vận động và tăng sự dẻo dai cho cơ thể và giảm khả năng phụ thuộc, phục hồi được các chức năng và quan trọng là chính phủ đã giảm bớt các chi phí cho các trại dưỡng lão và những người cao tuổi lại sống lâu hơn và có ý nghĩa hơn.

Như vậy, đồng hợp tác đã gắn kết nhiều lĩnh vực khác nhau của chính sách. Cũng nhờ những người dân và các doanh nghiệp đồng hợp tác để thực thi các chính sách của chính phủ, mà chính phủ đã nhận thấy tính khách quan và hiệu quả những chính sách đó. Đúng là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.”

Trần Thị Duyên

Tài liệu tham khảo.

 Quality of Public Administration A Toolbox for Practitioners