Đang xử lý.....

Giới thiệu tổng quan về Kiến trúc CPĐT của Nauy  

Chính phủ Na Uy từ lâu đã tích cực sử dụng ICT trong khu vực công, nhờ đó đã nâng cao chất lượng dịch vụ công và hiện đại hóa chính phủ. Tuy nhiên, Na Uy chỉ là nước có thứ bậc trung bình trong số các nước EU về phát triển dịch vụ điện tử cho công dân. Mặc dù Na Uy không phải là một quốc gia thành viên của EU nhưng sự phát triển chính phủ điện tử của nước này đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các sáng kiến về chính phủ điện tử của EU...
Thứ Sáu, 29/12/2017 1219
|

Chính phủ Na Uy từ lâu đã tích cực sử dụng ICT trong khu vực công, nhờ đó đã nâng cao chất lượng dịch vụ công và hiện đại hóa chính phủ. Tuy nhiên, Na Uy chỉ là nước có thứ bậc trung bình trong số các nước EU về phát triển dịch vụ điện tử cho công dân. Mặc dù Na Uy không phải là một quốc gia thành viên của EU nhưng sự phát triển chính phủ điện tử của nước này đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các sáng kiến ​​về chính phủ điện tử của EU. Chính sách xã hội thông tin của chính phủ tập trung vào các vấn đề chính sau:

1) Tăng cường vai trò lãnh đạo của chính phủ Na Uy trong phát triển ICT,

2) Sử dụng ICT để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội và

3) Làm cho lợi ích của xã hội thông tin đến với tất cả mọi người.

Tại Na Uy, Bộ Quản lý và Cải cách Chính phủ có trách nhiệm xây dựng, ban hành các chính sách quốc gia về phát triển và điều phối việc sử dụng ICT và các biện pháp khác giúp chính phủ hoạt động có tính hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiệm vụ phối hợp liên cơ quan của Bộ còn hạn chế.

Tại Na Uy, mỗi tổ chức chính phủ đều chịu trách nhiệm về việc mua sắm và phát triển các giải pháp ICT. Chính vì vậy đã dẫn đến các dịch vụ điện tử phối hợp, liên ngành, liên cơ quan kém. Cần cải thiện tương tác giữa các tổ chức chính phủ trong khu vực công, nhưng không có yêu cầu chung đối với việc lập kế hoạch phát triển chính phủ điện tử trong từng Bộ, cơ quan và mỗi bộ và cơ quan đều phải đưa tầm nhìn chung vào các kế hoạch hành động cụ thể. Các mục tiêu quốc gia về Chính phủ điện tử đã không được đưa vào các mục tiêu và mục đích rõ ràng cho các bộ và cơ quan.

Chính phủ Na Uy đã thành công trong việc phát triển các khung trực tuyến cần thiết, tăng cường hợp tác giữa các khu vực công và trao đổi kinh nghiệm thực hiện chính phủ điện tử. Với dự án eNorway, chính phủ đã thành công trong việc thiết lập một khung đo lường tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội thông tin, nhưng lại không có khung nhiệm vụ của chính phủ để theo dõi tiến độ và đánh giá tác động của các sáng kiến ​​chính phủ điện tử.

Dự án Chính phủ điện tử Na Uy hướng đến một khu vực cộng đồng mở , dễ dàng tiếp cận và có sự liên kết chặt chẽ với các dịch vụ kỹ thuật số và tích hợp, nhằm mục đích hợp lý hóa và giải phóng nguồn lực thông qua việc sử dụng ICT. Chính sách của chính phủ dựa trên các tiêu chuẩn mở và việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở được triển khai rộng rãi hơn. Bộ đã xây dựng Kiến trúc tổng thể quốc gia NEA (National Enterprise Architecture) như là mục tiêu của nó. NEA được phân lớp, bao gồm ít nhất một lớp trình bày, một thành phần phổ biến và lớp tổng thể. Lớp trình bày là những gì công dân và tổ chức tương tác với nhau, ví dụ như dưới dạng các cổng dịch vụ tập trung. Mục đích của Lớp trình bày là đảm bảo cho các hệ thống cuối truyền thông được với nhau ngay cả khi chúng sử dụng các dạng dữ liệu khác nhau. Để làm được điều này, nó cung cấp một biểu diễn chung để dùng trong truyền thông và cho phép chuyển đổi từ biểu diễn cục bộ sang kiểu biểu diễn chung đó. Lớp thành phần bao gồm các thành phần ICT của chính phủ (nền tảng phần mềm, mạng diện rộng, an toàn bảo mật....) để thực hiện các giải pháp tự phục vụ có hiệu quả, hợp lý hóa các dịch vụ điện tử và giảm số lượng các ứng dụng phức tạp (còn gọi là các thành phần cơ sở hạ tầng). Lớp tổng thể có chứa các giải pháp kỹ thuật, đăng ký và bảo trì hệ thống. Cuối năm 2007, một bản mô tả chi tiết hơn về các nguyên tắc kiến ​​trúc với các chiến lược và hướng dẫn liên quan đã được chuẩn bị. Khi NEA được ban hành, tất cả các dự án về ICT công cộng lớn đều phải dựa vào và hỗ trợ NEA.

NEA của Na Uy bao gồm các loại tiêu chuẩn ICT khác nhau, như các tiêu chuẩn kỹ thuật, giúp các hệ thống khác nhau có thể trao đổi dữ liệu với nhau. Các tiêu chuẩn khái niệm (ngữ nghĩa) sẽ đảm bảo rằng dữ liệu luôn được giải thích theo cùng một cách. Các tiêu chuẩn tổ chức và thủ tục sẽ đảm bảo rằng các bên tương tác có trách nhiệm rõ ràng và mô tả quy trình. Các tiêu chuẩn có thể được, hoặc là khuyến cáo hoặc bắt buộc để sử dụng trong khu vực công. Chính phủ sẽ xây dựng một mô hình quản trị hướng dẫn, ví dụ như trong việc tổ chức, quản lý và phát triển các hợp phần chia sẻ và các tiêu chuẩn hành chính tương lai.

Tài liệu tham khảo: Overview of Enterprise Architecture work in 15 countries – Phinnish Enterprise Architiecture Research Project (06/2007)

 

Trần Kiên