Đang xử lý.....

Đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng AI trong chính phủ điện tử  

Giống như bất cứ việc áp dụng công nghệ mới nào, người ta luôn cần một khung đánh giá để xác định sự sẵn sàng, phù hợp, … với việc ứng dụng AI cũng như vậy.
Thứ Tư, 24/11/2021 608
|

Mở đầu

Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là một công nghệ xa lạ với xã hội con người. Mặc dù có sự quan tâm đến AI trong chính phủ từ những năm 2000, tuy nhiên việc ứng dụng AI vẫn chỉ giới hạn trong một số nhóm giải pháp đặc thù chứ chưa phổ biến trong phát triển chính phủ điện tử. Sau năm 2010, sự quan tâm liên tục và ngày càng tăng đối với AI. Đến nay, sau 2 thập kỉ, AI đã có một vị thế trong phát triển chính phủ điện tử. AI gần đây đã nâng cao kết quả hiện đại trong số lượng ứng dụng thực tiễn trong đời sống con người ngày càng tăng. Những gì AI cung cấp cho các chính phủ cũng tương tự như những gì AI cung cấp cho khu vực tư nhân. Những dịch vụ này có thể được phân thành ba loại:

- Tiết kiệm do hiệu quả hoạt động: Theo tạp chí Governing, 53% quan chức nhà nước và địa phương được khảo sát có gánh nặng thủ tục giấy tờ quá mức ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của họ. Theo Deloitte, tự động hóa các nhiệm vụ của nhân viên chính phủ liên bang có thể tiết kiệm từ 96,7 triệu đến 1,2 tỷ giờ mỗi năm. Nghiên cứu tương tự của Deloitte cũng báo cáo rằng tự động hóa và AI có khả năng tiết kiệm từ 3,3 tỷ đến 41,1 tỷ USD.

- Các dịch vụ mới/cải tiến: Các ứng dụng hướng tới người dân như xe đưa đón tự lái và giáo dục cá nhân hóa giúp cải thiện chất lượng dịch vụ mà chính phủ cung cấp cho người dân.

- Ra quyết định dựa trên dữ liệu nhiều hơn: Các chính phủ đang thu thập một lượng lớn dữ liệu mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu không có phân tích chính xác, dữ liệu không đủ cho những thông tin chi tiết hữu ích. Việc đưa ra quyết định tốt hơn có khả năng cải thiện dịch vụ và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, nó vẫn phải đối mặt với một số thách thức cản trở việc triển khai các ứng dụng chính phủ điện tử. Để cải thiện hệ thống chính phủ điện tử, tăng sự tương tác giữa chính phủ điện tử và công dân với AI, người ta thường đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng với công nghệ này.

Bài viết này giới thiệu khung đánh giá mức độ sẵn sàng theo phân tích đánh giá của Deloitte, một trong 4 tổ chức “Big Four” kế toán và mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới.

Ứng dụng AI trong một số trường hợp cụ thể

Một số ứng dụng AI phổ biến với chính phủ điện tử có thể kể đến như phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe, an ninh nội địa, quân sự, vận tải, …

Đối với phúc lợi xã hội, ứng dụng AI xác định các mẫu trong các xác nhận quyền sở hữu, chẳng hạn như cùng một số điện thoại hoặc các ứng dụng được viết theo cùng một phong cách từ đó xác định chính xác người nào là người sở hữu theo đúng pháp luật. Ứng dụng AI đồng thời cũng xử lý hồ sơ trên mạng xã hội để kiểm tra xem có bất kỳ thông tin mâu thuẫn nào so với các ứng dụng hay không. Tuy nhiên, đây có thể được coi là hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân ở nhiều quốc gia.

Đối với chăm sóc sức khỏe, ứng dụng AI có thể kể đến hai loại ứng dụng ngăn chặn lây lan dịch bệnh phổ biến. Một là xây dựng một thuật toán học máy kiểm tra chéo các bệnh nhân có các triệu chứng tương tự từ các vị trí khác nhau, phát hiện các mẫu và cảnh báo khi có thể bùng phát. Hai là ứng dụng sử dụng phân tích đồ thị, như trong trường hợp của Trung Quốc trong COVID-19, để xác định các mối liên hệ với người mang vi rút đã biết.

Đối với an ninh nội địa, ứng dụng AI dự đoán tội phạm và đề xuất sự hiện diện tối ưu cho cảnh sát. Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để xác định các mẫu trong bản đồ nhiệt lập chính sách nhằm dự báo vị trí và thời điểm các tội phạm tiếp theo có khả năng xảy ra như trong biểu đồ. Mặc dù tính công bằng của các thuật toán AI trong việc lập chính sách dự đoán vẫn còn nhiều nghi vấn và nó không có lợi cho các nhóm tội phạm thiểu số hoặc dị biệt, các khuyến nghị dựa trên AI có thể được sử dụng để xác định sự hiện diện tuần tra truy bắt tội phạm tối ưu nhất cho cảnh sát.

Đối với quân sự thì ứng dụng phổ biến nhất là máy bay không người lái, việc ứng dụng các bài học từ phi công thực tế được tổng hợp và xây dựng lên AI có thể nghe lệnh trực tiếp, bỏ qua cảm xúc con người và hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên việc bỏ qua cảm xúc con người cũng gây ra sự cứng nhắc trong thực thi mệnh lệnh và có nguy cơ gây nguy hiểm cho người vô tội.

Đối với vận tải thì ứng dụng phổ biến là xe tự hành. Hiện này trên thế giới nổi tiếng với các dòng xe tự lái của Elon Musk, mặc dù thuật toán của AI sử dụng trong xe tự hành của ông trùm này vẫn còn gây sự nghi hoặc và các tai nạn cho người dùng nhưng về thực tiễn thì đây vẫn là ví dụ đáng tự hào trong phát minh và ứng dụng công nghệ cho đời sống con người.

Khung đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng AI

Sự sẵn sàng của cơ quan chính phủ đối với AI không chỉ đơn giản là vấn đề chuẩn bị mua và cài đặt công nghệ mới. Bản chất biến đổi của AI thường đòi hỏi sự chuẩn bị trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Để nắm bắt tiềm năng tạo ra giá trị của AI, các tổ chức chính phủ sẽ cần có kế hoạch trang bị lại các quy trình hiện có liên quan, nâng cao kỹ năng hoặc thuê nhân viên chủ chốt, tinh chỉnh các phương pháp tiếp cận đối tác và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dữ liệu cần thiết để triển khai AI.

Khung đánh giá này được xây dựng theo nguyên lí WH tức là dựa vào những điều kiện cơ bản nhất để xây dựng nên tổng thể câu trả lời cho câu hỏi trung tập. Đó là cái gì? (What), Tại sao? (Why), Ai? (Who), Bằng cách nào? (How). Đối với việc đánh giá sự sẵn sàng ứng dụng AI, khung này chỉ ra 6 lĩnh vực từ 4 câu hỏi này, đó là: Dữ liệu, công nghệ, chiến lược, con người, tiến trình và đạo đức. Tất cả sáu lĩnh vực này có thể quan trọng bởi vì tất cả đều có khả năng yêu cầu hành động và thay đổi trong hành trình AI do chính phủ đó xác định. Đây cũng có thể là căn cứ giúp các chính phủ hình thành cơ sở ban đầu về vị trí của mình và mức độ sẵn sàng để thực hiện cuộc hành trình ứng dụng AI.

Hình 1: Khung đánh giá ứng dụng AI trong chính phủ điện tử

Công nghệ

Công nghệ trong khung đánh giá này được hiểu là việc lựa chọn công nghệ và nền tảng phát triển phù hợp. Thông thường các cơ quan của chính phủ không đủ khả năng và tiềm lực riêng để xây dựng một đội ngũ phát triển mới một công nghệ hay một nền tảng chuyên biệt. Việc mua sắm, phát triển công nghệ và nền tảng AI thích hợp để vận hành cho đa số các mô hình chính phủ điện tử hiện nay. Đối với việc mua sắm, phát triển thì cần chú ý đến các tài sản AI bao gồm các tài sản liên quan đến nhà cung cấp, khả năng tương tác và môi trường máy tính. Các tài sản này có thể được coi là kiến trúc cơ bản và các công cụ để phát triến công nghệ AI trong chính phủ điện tử.

Sau khi đã có được kiến trúc cơ bản và các công cụ, người ta sẽ quan tâm đến các mô hình để phát triển. Có 4 mô hình khác nhau để phát triển AI, khác nhau chủ yếu là về nền tảng và quyền sở hữu công nghệ. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, AI yêu cầu một cách tiếp cận nhất quán, xem xét các yêu cầu mà chính phủ điện tử mong muốn phát triển trong tương lai khi AI mở rộng quy mô cả về tổ chức và việc sử dụng nó ngày càng nhiều hơn.

Cuối cùng là đảm bảo tính bảo mật của công nghệ mà chính phủ điện tử sử dụng. Điều này được thể hiện trên các điều luật được tạo ra giữa chính phủ và nhà cung cấp, các điều luật mới cũng có thể được xây dựng theo sự phát triển của công nghệ và nền tảng được sử dụng.

Dữ liệu

Việc ứng dụng AI chỉ tốt khi mà dữ liệu mà nó được tạo ra và sự “thèm muốn” dữ liệu của nó trong quá trình vận hành đạt được mức nhất định, hay hiểu đơn giản rằng dữ liệu là đơn vị cơ bản nhất để ứng dựng AI. Các chính phủ điện tử sẽ cần xây dựng một chiến lược dữ liệu rõ ràng đầy đủ và có xu hướng mở rộng trong việc ứng dụng dữ liệu. Chiến lược này sẽ là đề cương để quá trình vận hành AI có được giữa liệu mong muốn, trao đổi dữ liệu phù hợp và sinh ra hành động tương thích với chất lượng dịch vụ cao nhất. Điều này cần một sự tuân thủ nhất định của cả đơn vị phát triển và các đơn vị sử dụng. Quản trị dữ liệu nên bao gồm các quy tắc về tìm nguồn cung ứng, truy cập và quản lý chất lượng. Sự tuân thủ này cũng có thể coi là một ý trong chiến lược dữ liệu được xây dựng ban đầu.

Một điểm đáng chú ý khác là giữa các thiết bị AI trao đổi với hệ thống thì đều cần trao đối với môi trường bên ngoài, với nhiều đối tượng khác nhau, tức là có thể bị tấn công từ kẻ xấu nhằm vào một đối tượng nhất định (chủ yếu là thông tin của người dân). Chính vì vậy, chính phủ cần xây dựng chiến lược dữ liệu với yêu cầu cao nhất về sự bảo mật quyền riêng tư cho các dữ liệu cá nhân, đây là yếu tố then chốt để đạt được sẵn sàng ứng dụng AI.

Chiến lược

Nếu chiến lược dữ liệu nằm trong lĩnh vực dữ liệu thì chiến lược ở đây là tổng thể về chiến lược ứng dụng và phát triển AI trong chính phủ điện tử. Bởi vì AI là một công nghệ biến đổi, sự phù hợp về hướng và mức độ tham vọng là rất quan trọng. Xác định tầm nhìn và mục tiêu AI phù hợp với các mục tiêu của tổ chức, sau đó có thể đưa ra phương pháp tiếp cận để quản lý năng lực cho phù hợp.

Con người

Con người trong mô hình chính phủ điện tử ứng dụng AI được đánh giá theo khung này là nhóm người phát triển và vận hành hệ thống. Để đạt được mức độ sẵn sàng ứng dụng AI, chính phủ điện tử cần xây dựng, thiết kế tổ chức vận hành một các bài bản, có sơ đồ khối vận hành rõ ràng. Tổ chức vận hành cần đạt được mức độ chính xác và liên tục nhất trong trao đổi thông tin bởi hệ thống AI cần tính ổn định, liên tục cao. Sau đó trong quá trình phát triển công nghệ, nền tảng AI thì chính phủ điện tử cũng cần có một mô hình tài năng hay một sự cân nhắc xứng đáng cho năng lực của những con người có khả năng cao trong hệ thống. Đây cũng sẽ là những nhân tố then chốt để ứng dụng AI trong chính phủ điện tử đạt được thành công.

Tiến trình

Trong mô hình ứng dụng AI, tiến trình được xem mắt xích quan trọng để kết nối các phần với nhau. Thiết lập, xác định và thiết kế các quy trình, kiểm soát và hệ thống quản trị là căn cứ để cho phép triển khai AI thành công.

Luôn cần có sự đo lường và bổ sung kinh phí, nhân lực phù hợp để duy trì cũng như phát triển hệ thống AI. Việc đo lường và bổ sung phù hợp sẽ đánh giá về sự dịch chuyển giữa việc chưa ứng dụng và có ứng dụng AI. Sự dịch chuyển này cần có sự đánh giá khi đã đưa vào ứng dụng (có thể là 01 năm, 02 năm) và sau khi phát triển công nghệ, nền tảng AI xem đạt được sự phù hợp với chính phủ điện tử, người dân.

Đạo đức

Đạo đức trong mô hình ứng dụng công nghệ, nền tảng AI thực chất là việc xây dựng các điều luật, chính sách phù hợp trên mô hình thực tiễn. Chính sách này cần đạt được sự minh bạch trong cơ chế xây dựng, phát triển công nghệ trong chính phủ điện tử. Có thể giải thích, giải trình được việc vận hành, nhân sự, tiến trình của hệ thống hoạt động ra sao, giải thích được kết quả của hệ thống AI trong các trường hợp thực tiễn xảy ra. Chính sách cần đạt được sự toàn vẹn và không thiên vị hay được hiểu là không chịu sự chi phối khách quan của bất cứ ai tác động đến kết quả của hệ thống AI.

Các mốc quan trọng trong ứng dụng AI

Các mốc này được xây dựng không chỉ cho tổng thể chính phủ điện tử ứng dụng AI mà còn để ngay cả đội ngũ nhân viên, các kỹ sư vận hành phát triển căn cứ các mốc này để đưa ra đường hướng công việc với ứng dụng AI. Các mốc này cũng gắn liền với sự sẵn sàng của cả hệ thống và con người trong ứng dụng AI.

Các cột mốc này có thể kể đến:

- Tiến triển: Tức là hiểu tiềm năng của AI, đặt mức độ tham vọng và ưu tiên ứng dụng rõ ràng, cụ thể. Từ đó xây dựng nên các công việc cụ thể cho từng cá nhân và từng khâu, từng bộ phận.

- Cụ thể: Tức là thiết kế và xác nhận các sáng kiến AI để xác nhận chi phí, lợi ích và thiết lập kết quả tổng thể.

- Thực hiện: Tức là thực hiện tạo mẫu raipd và thử nghiệm các ứng dụng AI có giá trị cao nhất, đánh giá kết quả tổng thể.

- Tỉ lệ: Tức là mở rộng quy mô và triển khai các giải pháp AI đã được chứng minh, giải quyết các khó khăn về kỹ thuật và có tổ chức thực hiện cụ thể rõ ràng.

- Quản lý: Tức là quản lý các giải pháp, cập nhật và mở rộng hỗ trợ AI, theo dõi kết quả, bổ sung khi cần thiết.

Kết luận

Qua việc giới thiệu về các nhóm dịch vụ và các ứng dụng cụ thể của AI trong chính phủ điện tử, bài viết giới thiệu một cách chi tiết cụ thể về khung đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng AI theo các nghiên cứu của Deloitte. Đây là hạng mục đánh giá mà Deloitte xây dựng theo các cuốn sách và các trường hợp cụ thể, từ đó làm căn cứ để kiểm tra đánh giá, kiểm toán hoạt động cho các chính phủ về việc ứng dụng AI.

Mặt khác, đây là bài học giá trị về việc thúc đẩy phát triển các ứng dụng AI trong chính phủ điện tử Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam chưa có nhiều ứng dụng AI cụ thể và hiệu quả rõ ràng trong chính phủ điện tử, điều này là do chưa có căn cứ, quy chế phù hợp ứng dụng AI, các hạ tầng chính quyền cơ bản chưa đạt khả năng ứng dụng, vận hành AI. Bài viết chia sẻ cho bạn đọc góc nhìn, một sự hình dung rõ ràng trong việc xây dựng căn cứ và đánh giá cụ thể mức độ sẵn sàng ứng dụng AI trong chính phủ điện tử.

Vũ Cao Minh Đức 

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.oxfordinsights.com/government-ai-readiness-index-2020