Giới thiệu
Luật pháp là một tập hợp các qui tắc hoặc qui phạm đạo đức được đặt ra để cho phép hoặc ngăn cấm các mối quan hệ cụ thể giữa các cá nhân và các tổ chức. Mục đích của luật pháp là đưa ra các phương thức đảm bảo sự đối xử công bằng cho các chủ thể cũng như đưa ra các chế tài xử phạt cho những ai vi phạm các nguyên tắc hành xử. Hơn thế, luật pháp do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chung của một quốc gia. Trước đây, để tìm hiểu hoặc đưa ra văn bản luật pháp, người ta phải đọc các sách hoặc văn bản về luật hoặc tìm luật sư để xin tư vấn khi cần. Nhưng ngày nay với công nghệ 4.0, các vấn đề đều chở nên đơn giản và gọn nhẹ nhờ có Internet. Bài viết này nêu ra các công cụ giúp mọi người có thể tiếp cận với pháp lý điện tử và các thế mạnh của pháp lý điện tử.
Khối liên minh Châu Âu (EU) có xu hướng phát triển pháp lý và tòa án điện tử. Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát và quản lý hiệu suất làm việc và giao tiếp với công chúng. Bộ Tư pháp ở Ba Lan đã kết hợp hai chức năng trong cùng một (hệ thống tư pháp) của thông tin thông kê. Họ vừa xuất bản các sách về dữ liệu so sánh và các qui định của tòa án đồng thời vừa mở ra một cổng thông tin chi tiết về thủ tục tố tụng đang diễn ra cho những người được ủy quyền (được phép) xem.
Một số trường hợp tiêu biểu về tiếp cận thông tin và các phán xử của tòa án ở Ba Lan. Trước khi thông qua chiến lược nhằm hiện đại hóa lĩnh vực pháp lý ở Ba Lan trong giai đoạn 2014 – 2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Ba Lan đã cho thiết lập một trang web mới mang tên “Thông tin thống kê của hệ thống tư pháp” (www.isws.ms.gov.pl.Polish only) để công bố tất cả các dữ liệu bao gồm các số liệu so sánh giữa quốc tế và quốc dân, cũng như các thông tin về các vấn đề pháp lý thực tế đang chờ phê duyệt (mà đã được trình từ tháng 5 năm 2013). Hiện nay trang web này là một nguồn thông tin mở cho các biện pháp chiến lược cấp hiện tại trong lĩnh vực pháp lý.
Đồng thời có ba công cụ khác của công nghệ thông tin (IT) đang được phát triển liên tục để nâng cao chất lượng và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ công do hệ thống pháp lý thực hiện. Đó là:
+ Cổng thông tin: Nhằm giúp những người tham gia tố tụng được ủy quyền truy cập Internet để có được thông tin liên quan đến các thủ tục tố tụng đang diễn ra
+ Cổng thông tin tòa án: Được lên kế hoạch bắt đầu vào năm 2014. Dự án này sẽ thống nhất các trang web khác nhau của tòa án và sẽ tạo ra một điểm giao dịch (kết nối) của hệ thống pháp lý cho các dân sự.
+ Cổng thông tin về phán sử của tòa án: Sẽ công bố / xuất bản các vụ phán xử chung của tòa án trên mạng Internet, và sẽ được thực hiện vào năm 2015. Đây là dạng rút ngắn gọn (bản tóm tắt về các chức năng khi chiến lược đang được lên khung).
Nguồn tham khảo thêm: Jakub Michalski, Head of Strategic Analysis Division, Ministry of Justice, Michalski@ms.gov.pl
Các ứng dụng chính của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong hệ thống tòa án Châu Âu đã được CEPEI nhận dạng ra trong ba lĩnh vực phân biệt rõ ràng như sau:
+ Thiết bị máy tính được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho các thẩm phán và các nhân viên của tòa án.
Nó bao gồm các phần mềm soạn thảo văn bản, các phần mềm văn phòng nơi mà một vị thẩm phán hay một nhân viên tòa án có thể soạn thảo ra các quyết định của mình hay chuẩn bị các thủ tục cho một vụ kiện cáo trong một “tập hồ sơ điện tử”. Các công cụ và các ứng dụng đa dạng dành cho các nghiên cứu về luật (CD – ROMs, mạng nội bộ INTRANET và phần mềm TNTERNET). Nhờ đó mà thẩm phán có thể tiếp cận với luật thời hiệu, các quyết định kháng cáo, qui tắc, phương pháp làm việc của tòa án… Các ứng dụng và công cụ văn phòng dành cho luật học kết hợp với các “quyết định chuẩn mực”, mô hình hay mẫu mà các thẩm phán sử dụng để giảm bớt khối lượng công việc của họ khi họ soạn thảo một bản án, các phần mềm cơ sở dữ liệu điện tử của luật học, các ứng dụng thư điện tử, và phần kết nối Internet.
+ Hệ thống đăng ký và quản lý các vụ kiện tụng điện tử.
Các cơ sở dữ liệu máy tính đã thay thế các sổ sách ghi chép của tòa án theo truyền thống và các loại sổ sách đăng ký khác và tạo ra các chức năng bổ sung trong việc quản lý các vụ kiện cáo, tạo ra các dữ liệu về việc quản lý tài chính và hiệu suất công việc của tòa án, theo dõi giám sát các vụ kiện cáo, lập kế hoạch xử lý các vụ kiện tụng và quản lý các văn bản luật.
Truyền thông và trao đổi thông tin giữa các tòa án và môi trường làm việc của họ.
Đây chính là việc sử dụng công nghệ trong phòng xử án như hội nghị qua video, phần mềm thuyết trình các dẫn chứng (manh mối) điện tử, máy chiếu, thiết bị quét và đọc mã vạch, công nghệ ghi âm điện tử và tính (đo) thời gian thực.
Hệ thống “Lexnet” của Tây Ban Nha là một ví dụ điển hình về trao đổi thông tin liên lạc an toàn giữa các tòa án và các chuyên viên pháp lý thông qua một ứng dụng trên web hoạt động 24/7 nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí rất lớn. Lexnet đã đoạt được giải chung kết trong cuộc thi giải thưởng pháp lý tầm cỡ pha lê năm 2012 và ứng dụng của hệ thống trong khu vực Catalonia tự chủ được EPAA công nhận vào năm 2011.
Ví dụ điển hình về thông báo điện tử ở Tây Ban Nha
Việc quản lý hành chính của tòa án luôn luôn được nhìn nhận như một nơi tạo ra rất lắm giấy tờ, và sử dụng các chữ ký và các con dấu. Đó chính là hình thức truyền đạt các bản án tư pháp tới các người đại diện về luật giữa các bên tham gia tố tụng. Trước đây các văn bản này sẽ được thực hiện ở dạng văn bản cứng (trên giấy), mất thời gian và mất chi phí (về giấy tờ và người thực hiện), và đôi khi còn không đảm bảo qui trình thông báo đồng thời cho các bên tham gia tố tụng.
Tây Ban Nha đã phát triển ra một mô hình có tên gọi là Lexnet mà mở ra một kênh điện tử an toàn để chao đổi thông tin giữa các văn phòng tư pháp và các chuyên gia về luật. Chính phần mềm này đã tạo ra điều kiện để chúng ta có thông báo tới các chuyên gia về luật đồng thời và ngay lập tức. Lexnet đã được tung ra sử dụng thành công vào năm 2004 và nó liên tục đóng vai trò quan trọng trong các tòa án và hầu hết toàn bộ lãnh thổ của Tây Ban Nha, và Bộ Tư pháp đã cho phép người sử dụng miễn phí (không mất tiền). Lexnet hiện đang thu hút được 40000 người sử dụng và trên 2600 các cơ quan tư pháp. Kể từ năm 2009, các tòa án đã thực hiện các thông báo qua tin nhắn được gần 114 triệu trường hợp, giảm bớt được các chi phí về giấy tờ văn phòng, thời gian cho các nhân viên và tăng khả tiếp cận tới pháp lý.
Để có thêm thông tin chi tiết hơn hãy truy cập: For further information: https://www.administraciondejusticia.gob.es
Công nghệ thông tin và truyền thông cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc đặt quản lý pháp lý vào khung công việc lớn hơn về các cưỡng chế luật. Hệ thống pháp lý cần phải giải quyết các tố tụng công khai bắt nguồn từ các cơ quan công an và các cơ quan khác có quyền điều tra (ví dụ như các cơ quan phòng chống tham nhũng). Tương tự, hệ thống pháp lý cũng phải giải quyết cả việc bắt tù nhân (giam giữ) trong hệ thống nhà tù bao gồm các vấn đề sử dụng năng lực của các tù nhân, phân bổ tù nhân trong các trại giam với số lượng là bao nhiêu và giam trong bao lâu. Tất cả những vấn đề này là do các thẩm phán tòa án quyết định kể cả những dịch vụ quản chế hay là hình thức quản lý các bị can án treo (không giam giữ nhưng phải có nghĩa vụ làm các công việc trong dịch vụ cộng đồng). Một số các nước thành viên khối EU đã chuyển sang sử dụng các hệ thống thông tin về thực thi luật pháp.
Ví dụ điển hình: Tất cả mọi thứ đều đi qua tệp hồ sơ điện tử (Estonia)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ nhận ra nhu cầu cần phải phá vỡ những hầm thông tin nên họ đã chung tay vào một dự án để kết nối với nhau các hệ thống thông tin đang tồn tại (TS) thông qua một hệ thống thông tin quản lý các vụ xử kiện trung ương (trung tâm). Hệ thống này chứa đựng tất cả các thông tin về tình trạng tố tụng và phán xét của tòa án là tội phạm hình sự hay dân sự, xử phạt hành chính hay là các tội nhẹ nhất. Hệ thống thông tin mà hai bộ này tạo ra được gọi là các tệp hồ sơ điện tử (E – File). Nhờ có các tệp hồ sơ điện tử này mà các bên tố tụng có thể trao đổi thông tin đồng thời, luôn và ngay với nhau. Kết quả là các người sử dụng phần mềm này không chỉ giới hạn thông tin trong mỗi lần đọc. Người ta có thể thay đổi thông tin hoặc thêm thông tin khi cần thiết. Với sự hỗ trợ bằng nguồn quĩ của Châu Âu, Estonia đã tham gia vào phát triển tệp hồ sơ điện tử của mình thành một phần mềm cở sở dữ liệu trung tâm và hệ thống quản lý các vụ án mà có chức năng tương tác với một trong các hệ thống khách hàng và cung cấp quyền truy cập vào cổng thông tin điện tử công (AET).
Đời đầu (thế hệ đầu) của tệp hồ sơ điện tử là E – File 1.0 bắt đầu với các hệ thống cảnh sát có bốn khách hàng (có tên gọi là MIS). Đó là phần mềm đăng ký quản lý các vụ án hình sự dành cho các công tố viên (có tên gọi là KRMR), tòa án (KIS) và công thông tin điện tử công (AET). Sau khi thực hiện thành công dự án đó vào năm 2009, các nhà lãnh đạo lại chuyển sang đời kế tiếp: E – File 2.0. Các hệ thống hiện hành của MIS, KIS, KRMR và AET giờ được kết nối tới cổng thông tin số liệu thống kê (OSA), phần mềm đăng ký về khung hình phạt, và hệ thống thông tin phạt và nộp phạt (KaRR), cổng thông tin về thủ tục xét xử tội nhẹ nhất (VMP) và tòa án tối cao (RKIS).
Mỗi một hệ thống khách hàng đã từng kết nối với hồ sơ thông tin điện tử E – File (KIS, KRMR, MISVMP…) đều là một hệ thống quản lý tòa án hiện đại – làm việc như một công cụ tìm kiếm các tài liệu về tố tụng cũng như công cụ đăng ký tài liệu, bản án, xử án và các số liệu tố tụng khác. Các hệ thống này cũng có thể tự động sắp xếp các thẩm phán, công tố viên và các công chức khác vào từng vụ kiện (án). Hơn thế nữa, hồ sơ điện tử cũng cung cấp các ấn phẩm về bản án tòa xử trên các trang Web chính thức và tổng hợp các siêu dữ liệu theo cách nhanh nhất và dễ nhất. Tóm lại các ưu điểm và ích lợi của hồ sơ điện tử E – File là:
+ Nó giảm thiểu hiện tượng đa đường dẫn dữ liệu
+ Nó tạo ra nơi lưu trữ trung tâm các hồ sơ và siêu dữ liệu
+ Nó hỗ trợ các hệ thống khách hàng của mình
+ Nó cho phép người dùng quyền truy cập phần mềm thống kê chung
+ Nó giúp cho mọi người truy cập vào các dữ liệu pháp lý nhanh hơn, hiệu quả hơn, và tổng hợp hơn
+ Nó cải thiện chất lượng dữ liệu
+ Nó an toàn hơn và nhanh hơn các hệ thống giấy tờ
+ Nó loại bỏ các thói quan liêu.
Hệ thống thông tin tòa án (KIS), là một hệ thống thông tin hiện đại cho tòa án của Estonia cả đời 1.0 lẫn 2.0 và là tòa án tối cao cung cấp một hệ thống thông tin cho tất cả các loại bản án. KIS cho phép người dùng đăng ký xử kiện, thẩm phán, và tự động gửi giấy triệu tập, công bố bản án trên các trang Web chính thức và thu thập siêu dữ liệu. KIS được phân chia thành các phần truy cập với công chúng và người có thẩm quyền. Các dữ liệu mật (các vụ xử kiện) chỉ có thẩm phán và các nhân viên của tòa án liên quan đến vụ án đó mới được quyền truy cập.
Hệ thống thông tin tự nó đã tạo ra một khối lượng dữ liệu lớn bao gồm có KIS. Tất cả các thông tin về tố tụng được lưu trữ trong hồ sơ điện tử E – File. Ngoài ra còn có thêm phần mềm OSA để xử lý các dữ liệu thông kê. Phần mềm OSA vốn là một công cụ thông kê đơn giản để phân tích các dữ liệu và báo cáo yêu cầu các nhân viên chính phủ xử lý các số liệu thông kê liên quan đến kiện tụng. Bản chất nó không phải để lưu trữ hay tạo ra các dữ liệu mới mà nó dựa chủ yếu vào hồ sơ điện tử. Các chỉ số chính mà OSA tạo ra là các công việc cần làm liên quan đến kiện cáo (như các vụ án mới xẩy ra và các vụ án đã được thụ lý), đơn kiện đang chờ xử lý và các vụ án đã kéo dài hơn ba năm, thời gian tiến hành trung bình, tỷ lệ giải quyết, và các biện pháp xử lý của tòa án, văn phòng công tố công và các quan chức khác. Các số liệu thông kê có thể phân chia theo từng đơn vị (unit) hoạt động (ví dụ như tòa án), theo từng người thực thi (ví dụ như thẩm phán) và theo năm.
Thế hệ mới nhất của KIS là KIS 2 bao gồm các tài liệu phân loại theo nhu cầu của tòa án, ví dụ như các loại án (tranh chấp và không tranh chấp), án do phá sản hay có dấu hiệu của phá sản.
Có thể thấy KIS có những ưu điểm nổi trổi sau đây:
+ Nó đẩy nhanh quá trình thụ lý vụ án.
+ Nó tạo ra sự phân bổ phức tạp hơn cho các vụ án.
+ Nó cho phép các thẩm phán quản lý khối lượng công việc của họ và chuyên môn hóa.
+ Nó cho phép chuyển các dữ liệu vào các mẫu văn bản.
+ Nó tiếc kiệm được thời gian và đẩy nhanh quá trình công bố bản án và ra tòa.
+ Nó tạo ra các văn bản, lệnh chuẩn của tòa và giấy triệu tập.
+ Nó tạo ra cái nhìn tổng thể tốt hơn về các vụ kiện và tố tụng.
+ Nó tạo ra một hệ thống thông tin đơn cho toàn hệ thống tư pháp.
Tóm lại, có thể thấy các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông như E – File, KIS, MIS, KRMR hay AET đã, đang và sẽ giúp cho chúng ta có thể tiếp cận các thông tin, xử lý thông tin nhanh, luôn và ngay và làm cho hệ thống pháp lý càng ngày càng hiệu quả, gần gũi và thân thiện với công chúng hơn. Chúng ta hy vọng rằng trong tương lai các chuyên gia về công nghệ thông tin sẽ tìm ra những ứng dụng ưu việt hơn nữa và có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng hiện đại của xã hội.
Trần Thị Duyên
Tài liệu tham khảo.
Quality of Public Administration A Toolbox for Practitioners