Giới thiệu chung
Hành trình chuyển đổi số là một hành trình dài, nó đã bắt đầu khá lâu trước đây với vô vàn những mốc thời gian và lịch trình đáng ghi nhớ. Nhưng sau tất cả, mục tiêu cao nhất của một tổ chức là sự phát triển ngày càng nhanh nhạy với những thay đổi không lường trước – chuyển đổi số không phải chỉ là một dự định mà là thực tế luôn diễn ra.
Tại Việt Nam, thủ tướng chính phủ ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia số 749 về chương trình chuyển đổi số quốc gia tầm trong 5 năm, định hướng 10 năm. Nhưng liệu chuyển đổi số chỉ cần đến trong 5, 10 năm hay là một quá trình thường xuyên cần có sự kiên trì và liên tục thay đổi.
Khảo sát này dựa trên các báo cáo của nhiều các doanh nghiệp tổ chức trên thế giới về việc chuyển đổi số, việc lựa chọn các ví dụ của các doanh nghiệp là bởi việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ thấy rõ ràng hơn về thay đổi cơ cấu lẫn giá trị kinh tế.
Con đường chuyển đổi số không có hồi kết
Chuyển đổi số là chủ đề chính của nhiều tổ chức, là chiến lược không kể lớn nhỏ được các nhà lãnh đạo đề ra trong phần lớn thập kỷ qua. Đến cuối thế kỷ 20 với sự phát triển của máy tính cá nhân và internet, chuyển đổi số không còn là chiến lược hay một đề xuất mà đã trở thành một sự tất yếu thay đổi của nhân loại. Có một thực tế là đến ngày hôm nay, chuyển đổi số bắt đầu từ khi nào giờ không quan trọng bằng việc nó sẽ diễn ra như thế nào.
Tuy nhiên, theo nhiều cuộc khảo sát, hầu hết các tổ chứ chưa đạt được sự chuyển đổi số mà họ mong muốn. Họ vẫn không thể phản ứng nhanh chóng và thuận lợi để thay đổi vị thế có lợi cho bản thân tổ chức của mình trên thị trường, họ cũng không thể cung cấp một sản phầm hoặc dịch vụ khác biệt hoặc tạo ra trải nghiệm hấp dẫn với khách hàng theo mức độ mà họ muốn. Hơn nữa, ngay cả tổ chức của những lãnh đạo công nghệ thông tin hàng đầu có đã có lộ trình cụ thể hoặc đường hướng rõ ràng trong phát triển số hay hiểu đơn giản là đang trên đường đến những mục tiêu số một cách rõ ràng vẫn nói rằng còn rất nhiều công việc cần phải làm. Nói một cách nào đó khác, ngay cả những tổ chức đã thực hiện chuyển đổi số, hay bắt đầu chuyển số thì khi đánh giá tại cùng một thời điểm, phát triển công nghệ thông tin vẫn là một con đường dài.
Trong các tổ chức, giám đốc điều hành và nhân viên của họ luôn nghĩ về định nghĩa chuyển đổi số, đây thực sự là một câu hỏi khó. Cũng có vô vàn câu trả lời, nhưng một câu trả lời thực sự rõ ràng và thống nhất là một điều khá rộng lớn. Các chuyên gia nói rằng các tổ chức và nhóm của học cần phải nghĩ về việc chuyển đổi không phải là một chương trình hoặc dự án với ngày bắt đầu và ngày kết thúc, mà là một bản chiến lược vận hành mới.
“Tôi tin rằng chuyển đổi số là một từ nghe chừng phổ biến và bị bó cụm đóng khung một cách không chính xác” – Giám đốc công nghệ thông tin tại công ty UST Global nói. Sự phổ biến được khẳng định ở chỗ, nếu ai đó tìm hiểu về tổ chức hay công ty mà không có sự chuyển đổi số họ đều tin rằng tổ chức đó khó mà tồn tại và phát triển. Các giám đốc điều hành hay nói về việc tham gia vào chuyển đổi số, và đó là một điều tốt, nhưng sự thật là chuyển đổi số có một mục tiêu cao hơn nhiều: trở nên nhanh nhẹn và nhạy bén hơn với sự thay đổi. Yếu tố số hóa chỉ nên là công cụ sử dụng để làm điều đó, chứ không chỉ nêu ra như một khái niệm.
Những khảo sát thực tế
Rõ ràng sự phát triển chuyển đổi số không thể chỉ nói không mà cần có những khảo sát thực tế. Dưới đây là nhưng tổng hợp từ nhưng câu chuyện thực tế.
Đầu năm 2020, Sentara Healthcare – một tổ chức chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận tại Viriginia và đông bắc Carolina Mỹ có xấp xỉ 20 đợt đến khám trong một tuần. Chỉ 3 tháng sau, dịch Covid-19 lân lan trên diện rộng, lúc đầu chỉ là một vài bang nhưng sau đó là toàn nước Mỹ. Nền kinh tế bị đánh sập gần như hoàn toàn và khó mà quay lại bình thường như trước. Và cũng tại thời điểm này, Sentara thấy sự tăng vọt số lượt khám sức khỏe lên đến 14 nghìn lần trong suốt hơn một tháng từ thời điểm tháng 3.
Một sự thật rõ ràng là công nghệ thông tin đã phát triển mạnh trong suốt 10 năm qua và tại thời điểm này cần có sự bùng nổ mạnh mẽ này, công nghệ thông tin đã sẵn sàng để bứt phá. Các giải pháp công nghệ được được triển khai nhanh chóng nhằm ứng phó đại dịch nhưng không phải vì nó quá đột phá mà là vì nó là một phần tiến trình chuyển đổi số và do đó nó cũng phải sẵn sàng với năng lực hành động của tổ chức cũng như khả năng kết nối với người dùng. Ví dụ về Sentara Healthcare là một ví dụ thực tế ở hiện rằng công cuộc chuyển đổi số có thể diễn ra bất cứ khi nào và không bao giờ dừng lại.
Một báo cáo năm 2019 từ công ty phát triển phần mềm Globant với tự đề “Vượt qua sự hỗn loạn: Cách mang lại thành công cho các sáng kiến chuyển đổi số” chỉ ra rằng 87 phần trăm các tổ chức đang theo đuổi một sáng kiến chuyển đổi số nhưng chỉ có 28 phần trăm trong số 300 người đại diện và ra quyết định của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ trả lời rằng các tổ chức của họ là có cải tổ và sở hữu sự trưởng thành rõ ràng trong chuyển đổi số. Chỉ khoảng một nửa (51 phần trăm) cho biết các tổ chức của hộ đang phá triển nhưng vẫn cảm thấy lỗi thời so với các đối thủ cạnh tranh, trong khi 21 phần trăm khác thừa nhận họ rất cố gắng để trưởng thành về mặt số hóa hay đủ tiềm lực để thực sự đạt được chuyển đổi số.
Tại một cái khảo sát khác, kết quả nhận được cũng tương tự. Trong khảo sát “Chuyển đổi số vào năm 2020 trong chính phủ” của công ty quản lý dịch vụ công nghệ thông tin TEKsystems, báo cáo đã chỉ ra rằng 90 phần trăm các vị trí giám đốc phản hồi rằng họ hoàn toàn sẵn sàng cho chuyển đổi số. Nhưng 40 phần trăm cũng nói rằng hộ không hài lòng với phản ứng hiện tại từ tổ chức của họ đối với các xu hướng chuyển đổi số.
Hình 1: Lộ trình cho một doanh nghiệp chuyển đổi số
Tương tự vậy, trong khảo sát “Trạng thái của những doanh nghiệp chuyển đổi số” từ nhà cung cấp giải pháp đám mây AHEAD, được phát hành vào tháng 2 năm 2020, cho thấy 93 phần trăm các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin trong doanh nghiệp trả lời cho biết các tổ chức của họ đang trải qua chuyển đổi số. Nhưng 4 trong số 10 (khoảng 42 phần trăm) các tổ chức được hỏi cho biết rằng họ đang vật lộn để đạt được thành công, lưu ý rằng họ đang tụt lại phía sau lịch trình hoặc đang chứng kiến những nỗ lực của họ bị đình trệ.
Vậy điều gì khiến nhiều tổ chức hay những lãnh đạo của họ lại không đạt được hoàn toàn thành công trong công cuộc chuyển đổi số?
Thay đổi tư duy để chuyển đổi số thành công
Trong khi đó, trong báo cáo của PwC (PricewaterhouseCoopers) - một trong bốn công ty kiểm toán tư hàng đầu thế giới, báo cáo chỉ ra rằng chỉ có 5 phần trăm của các doanh nghiệp đang làm tất cả những gì cần để có được để hoàn vốn từ chuyển đổi số. Trong cuộc khảo sát 2380 giám đốc điều hành trên toàn thế giới, PwC nhận thấy rằng chỉ có 5 phần trăm thấy được các khoản đầu tư chyển đổi số tạo ra lợi nhuận và giá trị đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau, từ tăng trưởng và cung cấp các trải nghiệp cho khách hàng. Và có 5% những nhà lãnh đạo hàng đầu chia sẻ một sự thay đổi không phải là một sự kiện mà là một thực tế hàng ngày đang diễn ra.
Những công ty đang hoạt động tốt thì cho thấy rằng họ cam kết thay đổi liên tục. Điều quan trọng nhất là thay đổi dư duy. Chuyển đổi kỹ thuật số phải là cốt lõi như DNA, nó là cách một tổ chức vận hành, là ý tưởng mà sẽ không bao giờ kết thúc, bởi vì cùng với sự phát triển không ai có thể biết trước công nghệ mới công nghệ tiếp theo là gì.
Quay trở lại với Sentara Healthcare, họ đã bắt đầu chuyển đổi số từ vài năm trước, một phần do tham vọng phụ vụ bệnh nhân giống các công ty hàng đầu chăm sóc khách hàng như Amazon và Apple thực hiện. Đó là kết nối người tiêu dùng với nhà cung cấp theo cách không có sự gò bó. Khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ, bác sĩ ngay cả khi nằm trên giường bệnh viện hoặc tại nhà riêng. Cũng nhờ chuyển đổi số, bác sĩ dễ dàng theo dõi bệnh nhân và kết nối với bệnh nhân 24/7 mà không phải tiếp xúc trong bối cảnh dịch bệnh, dễ dàng lấy mẫu xét nghiệm với robot.
Để đạt được điều đó, công ty tập trung vào việc xây dựng cả cơ sở hạ tầng và tư duy có thể đáp ứng nhanh chóng với các yếu tố bên ngoài như thị trường, dịch bệnh, thiên tai hay quan trọng là khách hàng. Ví dụ: Công ty đã tận dụng kết nối đám mây trên nền tảng Equinix để chuyển tât cả dữ liệu vào đám mây, cho phép kết nối an toàn với dữ liệu khách hàng bất cứ nơi nào cần thiết. Điều này cho phép Sentara xử lý sự gia tăng mạnh mẽ của các ca khám do covid-19.
Đặc điểm của các tổ chức chuyển đổi số
Khảo sát của PwC đã xác định một số đặc điểm của các tổ chức chuyển đổi số hàng đầu thành công là ủy thác thay đổi, đầu tư có ý nghĩa để hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số và các sáng kiến để nuôi dưỡng lực lượng lao động sáng tạo và xây dựng văn hóa số. Tiếp đó, các giám đốc công nghệ đảm bảo mua vào và đầu tư các công ty và lộ trình chuyển đổi số xác định bao gồm các thay đổi toàn diện, DevOps và cơ sở hạ tầng CNTT như một nền tảng. Nó cũng ghi nhận sự tồn tại của các hoạt động CNTT hiệu quả, thông minh và tự động.
Trong cuốn “Chuyển đổi số thành công là về cách bạn kinh doanh’, tác giả Arthur M. Langer – giám đốc học thuật của chương trình điều hành MS trong quản lý công nghệ tại đại học Columbia đồng thời là tác giả của “Phân tích và Thiết kế kiến trúc Phần mềm thế hệ tiếp theo: 5G, IoT, Blockchain và Điện toán lượng tử” đã chia sẻ rằng: “Để thành công, bạn phải chấp nhận thay đổi nhiều hơn và các giám đốc công nghệ là người phù hợp nhất để thực hiện điều đó. Các giám đốc thành công không chỉ nên tập trung vào công nghệ mà còn tập trung vào chiến lược và cách làm việc với các đơn vị kinh doanh để tích hợp những cách thức mới mà mọi người sẽ làm việc, cách sử dụng công nghệ, cách dự đoán lỗi của sản phẩm và cách tư vấn cho ban giám đốc. Hơn nữa, những giám đốc công nghệ mong muốn chuyển đổi số sẽ làm tất cả những điều đó với nhịp độ ngày càng tăng bởi công nghệ tiếp tục xuất hiện và công nghệ cũ sẽ nâng cấp nhanh hơn”.
Một ví dụ được chỉ ra khá rõ ràng đó là sự phát triển lan truyền của game điện thoại “Pokemon Go”. Chỉ mất 19 ngày để đạt được 50 triệu người dùng. So sánh với sự phát triển của đài phát thanh, phải mất 38 năm để đạt được dấu mốc đó.
Số liệu thống kê chứng tỏ sự cần thiết của các nhà điều hành và các tổ chức của họ không phải là phản ứng lại các đối thủ cạnh tranh hay các phương thức truyền thống cũ mà là đi trước đi “đường cong”. Để làm được điều đó cần các quy trình hoạt động có thể đấp ứng các vòng đời công nghệ rút ngắn, có thể nhanh chóng áp dụng các công nghệ mới nổi, và có thể dự đoán và giải quyết nhanh chóng những thay đổi mong đợi và nhu cầu của người tiêu dùng cũng như rủi ro cho tổ chức.
Các chuyên gia thừa nhận các tổ chức có thể có nhưng thách thức trong việc duy trì tốc độ phát triển, đặc biệt nếu họ đang tiệp cận chuyển đổi số như một sáng kiến lớn sau một số sáng kiến khác. Điều đó dẫn đến thực tế là việc mệt mỏi trong việc thay đổi. Nhưng điều sẽ xảy ra nếu xây dựng một tổ chức có thể thay đổi tăng dần mỗi ngày, nơi mỗi ngày từng cá nhân và dịch vụ một tốt hơn. Mặt khác, nhiều khi không cần phải là một thay đổi lớn mà chỉ cần là một thay đổi nhỏ, hay đúng hơn là sự điều chỉnh dù nhỏ cũng sẽ có sự thay đổi xảy ra. Ví dụ như việc chỉ cần điều chỉnh giá dịch vụ chênh lệch vài đô la cũng có thể thay đổi tập khách hàng và thói quen tiêu dùng của khách hàng. Nhưng chuyển đổi số cần nhiều hơn thế, đó là từ những sự thay đổi nhỏ các nhà điều hành và tổ chức của họ thực sự nhìn ra cái cốt lõi cần thay đổi và áp dụng công nghệ thông tin vào đó. Những thay đổi nhỏ này, những điều chỉnh nhỏ xảy ra mỗi ngày, có nghĩa là bạn có thể có thay đổi lớn trong hai tháng nhưng bạn không cảm thấy mệt mỏi và đó là một dấu hiệu của một tổ chức được chuyển đổi số có thể liên tục phát triển, thay vì nhắm đến một mục tiêu chuyển đổi số cố định không thực sự tồn tại.
Thay đổi nhỏ, kết quả tích lũy lớn
Rất nhiều các CIO của các tập đoàn lớn đồng ý rằng, chuyển đổi số không phải là trạng thái kết thúc mà là một quá trình để nắm lấy, kích hoạt và quản lý. Nếu làm việc cho một công ty mong muốn trở thành một công ty phát triển mạnh, thì công ty sẽ không ngừng cố gắng nâng tầm. Và bất kỳ công ty nào muốn trở nên vĩ đại luôn cố gắng tự sáng tạo lại và được thúc đẩy bởi những kỳ vọng của khách hàng mà luôn thay đổi.
Luôn cần một sự theo đuổi sự thay đổi từ cơ bản, một sự thay đổi trong mô hình kinh doanh, cần tạo ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cùng lợi nhuận kinh doanh hữu hình được khớp nối để tìm cách thực hiện ba mục tiêu: tăng doanh thu, quản lý rủi ro tốt hơn và/hoặc tiết chi phí và tăng hiệu quả. Và từ những sự thay đổi nhỏ đó, chuyển đổi số là khi ta biến đổi số liệu đó lên hệ thống hạ tầng thông tin và biến nó thành thông tin để tạo trải nghiệm tốt hơn đến người dùng/khách hàng. Khi có được trải nghiệm tốt hơn số lượng khách hàng cũng sẽ tăng lên. Đó là tích lũy lớn. Và điều đó càng rõ ràng hơn rằng chuyển đổi kỹ thuật số là liên tục và không có hồi kết.
Kết luận
Có thể thấy rằng, bước sang năm 2020, nếu chuyển đổi số của năm 2019 vẫn là một chiến lược, một câu chuyện dài; thì năm 2020 là một sự cần thiết cấp bách và điêu cốt lõi là nó không bao giờ dừng lại. Một sự thật rõ ràng là ngay cả những quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới mà đã đi trước Việt Nam chúng ta 20 30 năm đến một vài năm cũng vẫn đang phải vận mình thay đổi theo xu thế chuyển đổi số thì không có cớ gì chúng ta lo lắng về việc chuyển đổi số có dừng lại không.
Qua khảo sát từ các công ty trên thế giới, có thể thấy tầm nhìn chuyển đổi số trong 10 năm của thủ tướng chính phủ là hoàn toàn phù hợp. Việc chuyển đổi số này cũng không chỉ dừng lại 10 năm mà là con đường của sự phát triển để thúc đẩy mọi mặt trong thời buổi bùng nổ công nghệ số.
Từ bài viết hi vọng đưa cho bạn đọc một góc nhìn tư những câu chuyện trên thế giới, những khảo sát để chỉ ra rằng sự nghiệp chuyển đổi số là bất tận.
Vũ Cao Minh Đức – Cục Tin học hóa