Đang xử lý.....

Chiến lược Chính phủ số Quốc gia của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đến năm 2025  

Dubai là nền hành chính không giấy tờ đầu tiên trên thế giới. 45 cơ quan công quyền của Dubai đã hoàn tất việc chuyển sang mô hình chính quyền điện tử. Không còn thủ tục hành chính nào tại Dubai được thực hiện thông qua giấy tờ truyền thống.
Thứ Hai, 27/12/2021 402
|

Những cơ quan công quyền không còn các nhân viên tiếp nhận, xử lý giấy tờ. Khoảng 10 nghìn 500 thủ tục hành chính, thuộc 1.800 lĩnh vực, tức toàn bộ giao dịch hành chính tại Dubai nay đã được thực hiện thông qua mô hình chính quyền số. Dubai bắt đầu kế hoạch xây dựng nền hành chính không giấy tờ từ 2018, chia làm 5 giai đoạn và giai đoạn cuối cùng vừa được tuyên bố hoàn thành. Theo chính quyền Dubai, nền hành chính không giấy tờ giúp họ tiết kiệm được khoảng 350 triệu USD và 14 triệu giờ công lao động. Dubai đang tiến đến số hóa mọi dịch vụ của cuộc sống. Nhờ có một lộ trình chuyển đổi số toàn diện và chiến lược ứng phó nhanh chống dịch bệnh, chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vừa đạt thành tựu số hóa mới nhất, xếp thứ ba trên toàn cầu về việc cung cấp các dịch vụ số, theo nghiên cứu mới được công bố hôm 14/6/2021 của tổ chức tư vấn Boston Consulting Group (BCG).

Chiến lược Chính phủ số Quốc gia của UAE

Chiến lược Chính phủ số Quốc gia của UAE được soạn thảo trên tám nguyên tắc. Các nguyên tắc được tham khảo từ Khung chính sách Chính phủ số của OECD và điều chỉnh để phù hợp với kế hoạch phát triển của UAE trong thời kỳ hậu đại dịch. Tám nguyên tắc là là:

- Không bỏ lại ai phía sau: Bằng cách áp dụng các quy trình mở, bao trùm mọi tầng lớp, khả năng tiếp cận, tính minh bạch và đảm bảo trách nhiệm giải trình, nó giúp các nền tảng Chính phủ số đảm bảo tính hòa nhập và xóa nhòa khoảng cách số nào. Chính phủ số của UAE cũng tập trung đặc biệt vào đối tượng là người lớn tuổi, người khuyết tật phụ nữ, trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương khác.

- Có khả năng phục hồi: Tận dụng các công nghệ mới nổi để xây dựng khả năng dự đoán trước các thảm họa và khủng hoảng hệ thống nhằm chủ động đối phó.

- Hiện đại: Thúc đẩy điều phối và hợp tác liên ngành, liên bộ, thiết lập các ưu tiên quốc gia và thu hút các bên liên quan tham gia chương trình chuyển đổi số của UAE.

- Cá nhân hóa theo người dùng: Nhằm khuyến nghị các nhà lãnh đạo hướng tới người dùng nhiều hơn, tương tác người dùng được coi là mặc định. Nhu cầu người dùng và sự thuận tiện là trung tâm của việc định hình các quy trình, dịch vụ và chính sách cũng như áp dụng các cơ chế hòa nhập.

- Số hóa theo thiết kế: Thiết lập tổ chức và điều hành cùng với các cơ chế phối hợp, thực thi hiệu quả ngay từ đầu. Tất cả các quy trình chính sách phải được tích hợp công nghê số như một yếu tố chuyển đổi bắt buộc.

- Theo hướng dữ liệu: Chính phủ số quản lý dữ liệu như một tài sản chiến lược quan trọng trong việc tạo ra giá trị công thông qua việc áp dụng nó trong việc lập kế hoạch, cung cấp và giám sát các chính sách công, đồng thời áp dụng các quy tắc và nguyên tắc đạo đức để sử dụng lại chúng một cách đáng tin cậy và an toàn.

- Mở theo mặc định: Mở theo mặc định có nghĩa là cung cấp dữ liệu của chính phủ và các quy trình hoạch định chính sách (bao gồm cả các thuật toán) công khai để người dân cùng tham gia.

- Tính chủ động: Nguyên tắc này đề cập đến khả năng dự đoán và đáp ứng nhu cầu của người dùng đủ nhanh để người dùng không phải cung cấp dữ liệu nhiều lần và rườm rà.

Ủy ban chuyển đổi số quốc gia của UAE là cơ quan ban hành chiến lược này. Họ chịu trách nhiệm điều phối phương pháp tiếp cận toàn chính phủ nhằm giải quyết vai trò xuyên suốt của công nghệ số trong việc thiết kế và thực hiện các hoạt động của Chính phủ UAE ở cấp quốc gia.

Mục tiêu chính của Chiến lược UAE là tạo ra một cam kết chính trị đa ngành và hỗ trợ để đưa các công nghệ số vào các chiến lược tổng thể của cả chính phủ. Việc này nhằm đảm bảo rằng Chính phủ UAE được số hóa theo thiết kế và tất cả các năng lực, cấu trúc và cơ hội đều được tích hợp ở cấp quốc gia và phù hợp với tầm nhìn chiến lược của chính phủ số tại UAE. Sau đây là các mục tiêu và ưu tiên của chiến lược:

- Cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đẳng cấp thế giới

- Cung cấp một nền tảng kỹ thuật số thống nhất và các công cụ số phổ biến

- Cho phép các dịch vụ kỹ thuật số tích hợp, dễ dàng và nhanh chóng được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng

- Nâng cao mức năng lực và kỹ năng số,

- Tạo dựng cơ chế pháp lý sẵn sàng để đảm bảo chuyển đổi số thuận lợi và toàn diện

- Nâng cao hiệu quả công việc của chính quyền.

Hình 1: 64 động lực quốc gia cho xây dựng Chính phủ số UAE

Một số chỉ tiêu KPIs mà Chiến lược Chính phủ số Dubai hướng đến

Chỉ số chính

Chỉ số phụ

Mục tiêu đến năm 2030

Sự hài lòng của người dân

Sự hài lòng của người dân đối với các Dịch vụ của chính phủ số

90%

Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các dịch vụ của chính phủ

(Rất hài lòng)

Chuyển đổi số hoàn thiện

Tỷ lệ dịch vụ được cung cấp trên nền tảng số thống nhất

90%

Phần trăm dịch vụ được số hóa toàn diện (end-to-end)

100%

Các dịch vụ yêu cầu xác minh cá nhân cung cấp tùy chọn phiên bản số

100%

Các dịch vụ yêu cầu chữ ký thủ tay cung cấp tùy chọn chữ kí số kỹ thuật số

100%

Kỹ năng số

Tỷ lệ lao động trong chính phủ liên bang được đào tạo kỹ năng phục vụ Chính phủ số

100%

Tỷ lệ lực lượng lao động của chính phủ liên bang có kiến ​​thức về kỹ năng số cơ bản

100%

Tỷ lệ lực lượng lao động trong chính phủ liên bang được đào tạo về các công nghệ hiện đại (chẳng hạn như blockchain, trí tuệ nhân tạo, Bot, v.v.)

10%

Áp dụng công nghệ số

Tỷ lệ phần trăm giao dịch được hoàn thành từ đầu đến cuối trên nền tảng số

85%

Chính phủ số tại UAE còn cam kết đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030. Mặc dù chiến lược này nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách số, nhưng nó đưa UAE tiến gần hơn đến việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc. Ngoài ra, nó còn nhằm mục đích duy trì UAE là một xã hội an toàn, ổn định và hòa bình. Hệ thống tư pháp của UAE là một trong những hệ thống ổn định và phát triển nhất. Nó có nhiều luật khác nhau để duy trì công lý và an toàn của các cộng đồng khác nhau sống ở đó, do đó, hỗ trợ đạt được nó sẽ hướng tới SDG về hòa bình, công lý và các thể chế.

i) Chiến lược Smart Dubai 2021

- Thành phố thông minh đáng sống và có khả năng phục hồi: Trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng CNTT-TT và nguồn lực quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả, tính sẵn có và khả năng phục hồi

- Nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu được hỗ trợ bởi các công nghệ đột phá - tận dụng các đổi mới CNTT-TT làm phương tiện để chuyển đổi số các lĩnh vực kinh tế chiến lược và tiên phong cho các quy tắc mới về phát triển và tham gia kinh tế

- Các dịch vụ xã hội dễ dàng tiếp cận: Tiếp cận công nghệ để điều chỉnh các trải nghiệm xã hội, văn hóa, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ở Dubai và tạo điều kiện cho sự tham gia toàn diện, hiệu quả của các bên liên quan trong việc tối ưu trải nghiệm của người dân.

- Giao thông thông suốt: Các giải pháp về xe tự hành và di chuyển thông minh được áp dụng để tối ưu trải nghiệm

- Môi trường trong sạch: các \ công nghệ tiên tiến giú chuyển đổi số các ngành, các tiện ích, sản xuất, giao thông vận tải và xử lý chất thải để giảm lượng khí thải carbon của các tiểu vương quốc này và tạo ra một môi trường trong sạch hơn.

- Chính phủ số kết nối tinh gọn: là chính phủ cung cấp tất cả các dịch vụ công đủ điều kiện thông qua các kênh trên môi trường số.

Chiến lược Dubai 2021 thông minh được bao gồm các thành phần:

- Chiến lược giao thông tự hành Dubai

- Chiến lược phát triển in 3D Dubai

- Chiến lược dữ liệu Dubai

- Chiến lược an ninh mạng Dubai

- Chiến lược Blockchain Dubai

- Chiến lược Internet of Things ở Dubai

- Chiến lược làm việc không giấy tờ ở Dubai

- Chiến lược thương mại điện tử Dubai.

ii) Ajman Digital Masterplan 2017-2022

Kế hoạch này đưa ra lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện các dịch vụ của Chính phủ Ajman trong vòng 5 năm. Năm mục tiêu chiến lược của kế hoạch là:

- Đạt được 100% chuyển đổi kỹ thuật số của các dịch vụ chính phủ vào cuối năm 2018

- Hoàn thành chuyển đổi sốa các dịch vụ chung của chính phủ vào cuối năm 2018

- Áp dụng 80% dịch vụ công số vào năm 2021

- Hoàn thành chuyển đổi số của 30 dịch vụ ưu tiên của chính phủ cứ sau 100 ngày nâng cao hiệu quả tài chính của các dịch vụ chính phủ lên ít nhất 20% vào cuối năm 2021.

iii) Umm Al Quwain Vision 2021

Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp các tiêu chuẩn sống chất lượng cao cho một xã hội gắn kết. Một trong năm trụ cột chính của Chiến lược là một chính phủ đổi mới. Chính phủ Umm Al Quwain đặt mục tiêu thực hiện phát triển cấu trúc toàn diện thông qua các chương trình và sáng kiến ​​nhằm gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ toàn diện xuất sắc và tăng tốc chuyển đổi sang Chính phủ điện tử.

Chính sách một lần duy nhất: Theo đó, người dùng các dịch vụ của Chính phủ Abu Dhabi sẽ không phải nộp các tài liệu hỗ trợ mỗi khi họ đăng ký dịch vụ. Để được hưởng lợi từ chính sách này, người dùng sẽ chỉ gửi tài liệu của họ một lần qua cổng thông tin của Chính phủ Abu Dhabi. Dữ liệu này sẽ được lưu và chia sẻ với các tổ chức và công ty chính phủ thông qua Nền tảng Kết nối Abu Dhabi, đây là nền tảng kỹ thuật số duy nhất cung cấp và chia sẻ thông tin kỹ thuật số với các tổ chức và công ty chính phủ.

Chính sách “Chỉ một lần duy nhất” sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bằng cách: Giảm số lượng giấy tờ cần thiết cho mỗi giao dịch; nới lỏng các thủ tục dịch vụ; đảm bảo sử dụng liên tục dữ liệu một cách an toàn. “Chỉ một lần duy nhất” là chính sách đầu tiên thuộc loại này trong khu vực nhằm tăng cường chuyển đổi số của chính phủ.

Hợp tác và học tập kinh nghiệm cho phát triển Chính phủ số tại Việt Nam

 Trong giai đoạn 2014-2020, Việt Nam đã duy trì việc tăng hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc liên tục, từ vị trí 99 lên vị trí 86; lọt vào nhóm các nước phát triển có Chính phủ điện tử ở mức cao, thậm chí cao hơn chỉ số trung bình thế giới. Vị trí xếp hạng 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 2 bậc so với năm 2018 là một thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt, trong năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã gấp 3 lần so với năm 2019, hoàn thành chỉ tiêu được nêu ra trong Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến, sau hơn 1 năm triển khai, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp hơn 2.900 thủ tục hành chính của 21 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Hơn 57 triệu hồ sơ đã được xử lý, giúp tiết kiệm ngân sách khoảng 8.000 tỷ đồng mỗi năm.

Các Lãnh đạo UAE khẳng định Việt Nam là thị trường ưu tiên trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời khẳng định cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam, không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống như dầu khí, năng lượng mà cả các lĩnh vực khác như phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị thông minh… Qua nhiều buổi làm việc chung, lãnh đạo 2 quốc gia đều mong muốn hợp tác trong thời gian tới để tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai bên. Trong Chiến lược Chính phủ số Quốc gia của UAE có rất nhiều điểm tương đồng với Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hai chiến lược đều đưa ra những nguyên tắc và mục tiêu chung cho việc phát triển dịch vụ công và dữ liệu, hạ tầng. Dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, Việt Nam có thể học tập các mô hình, kinh nghiệm triển khai của UAE để áp dụng cho các địa phương, bộ ngành.

                                                                              Trần Thanh Hà

[1]https://u.ae/en/about-the-uae/digital-uae/uae-national-digital-government-strategy