Đang xử lý.....

Cải thiện môi trường kinh doanh  

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Các doanh nghiệp này thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp. Vì vậy, họ đã tạo ra tổng sản lượng quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm đáng kể cho các quốc gia, đồng thời giữ vai trò ổn định nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động...
Chủ Nhật, 01/12/2019 16
|

    Giới thiệu

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Các doanh nghiệp này thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp. Vì vậy, họ đã tạo ra tổng sản lượng quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm đáng kể cho các quốc gia, đồng thời giữ vai trò ổn định nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động. Dựa vào cơ sở đó, nhiều quốc gia đã chú trọng công tác khuyến khích các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và cải thiện nền kinh tế quốc dân.

Bài viết này đề cập đến rất nhiều khía cạnh quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, đảm bảo cho việc tiếp cận với các dịch vụ công ở tất cả các giai đoạn của vòng đời doanh nghiệp được dễ dàng, nhanh chóng và chi phí thấp nhất, khuyến khích các doanh nghiệp khát vốn bằng cách giảm chi phí, thời gian và các thủ tục khởi nghiệp, hỗ trợ các  doanh nghiệp đã thành lập tiếp tục vận hành, tạo điều kiện để họ mở rộng kinh doanh sang các nước trong khối EU được liên tục và  giúp các doanh nghiệp làm ăn trung thực có lối thoát thứ hai khi họ phải đối mặt với phá sản.

Năm 2015, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã ban hành ra luật mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động (SBA). Bộ luật này gồm 10 nguyên lý chính sau đây:

  1. Tạo ra một môi trường cho các doanh nghiệp và doanh nghiệp gia đình phát triển.
  2. Đảm bảo cho các doanh ngiệp làm ăn chân chính nhưng không may bị phá sản có lối thoát thứ hai.
  3. Thiết kế ra những quy định theo nguyên lý “ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ trước”
  4. Tạo ra các quản lý công đáp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiêp nhỏ và vừa.
  5. Điều chỉnh lại các công cụ thực thi chính sách quản lý công theo nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các thủ tục hành chính công và sử dụng các hỗ trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  6. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn và phát triển môi trường kinh doanh hợp pháp.
  7. Giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thêm lợi nhuận trong thị trường một cửa.
  8. Nâng cao và đổi mới các kỹ năng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  9. Cho phép các doanh nghiệp biến các thách thức về môi trường kinh doanh thành cơ hội cho mình.
  10.  Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển dựa vào sự phát triển của thị trường.

Từ 10 nguyên lý chính trên hiệp hội đã đặt ra những câu hỏi và tìm ra giải pháp cũng như công cụ để thực hiện các giải pháp đó như sau:

Câu hỏi chính

Giải pháp và công cụ thực hiện

Làm thế nào để chúng ta giảm tải được nạn quan liêu bao cấp trong tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa?

+ Các chương trình đơn giản hóa hành chính nhà nước.

+ Giảm thiểu các biện pháp để giảm bớt các gánh nặng (miễn các giai đoạn giao dịch trung gian, đơn giản hóa các bước thực hiện và thực thi về hành chính)

+ Tăng nhận thức và giải thích rõ các nguyên tắc cơ bản tối thiểu

+ Chứng nhận các dịch vụ công tốt.

Làm thế nào để quản lý công đảm bảo các dịch vụ công dễ dàng nhanh gọn và tiết kiệm?

+ Tạo ra các cơ quan không thể phân chia (cấp) nhỏ lẻ

+ Có một bộ phận giao dịch duy nhất như bộ phận một cửa (OSS)

+ Tạo ra các chính phủ điện tử cho các doanh nghiệp (G2B)

Quản lý công có thể làm gì để khuyến khích các doanh nghiệp đầy tham vọng nhưng khát vốn bằng cách giảm bớt các chi phí, thời gian và các thủ tục khi khởi nghiệp?

+ Loại bỏ về yêu cầu vốn tối thiểu

+ Đơn giản hóa thủ tục đăng ký thông qua sự hợp tác giữa các phòng ban, tạo ra các dịch vụ điện tử và loại bỏ những qui trình rườm rà.

+ Giảm các gánh nặng về thống kê cho các bước khởi nghiệp

Làm thế nào để quản lý công hỗ trợ tối ưu cho các doanh nghiệp đã thành lập vận hành sử dụng và mở rộng nếu muốn?

+ Thống nhất về việc cung cấp các dữ liệu doanh nghiệp (tức là có các form, qui chuẩn về thống kê và tài chính)

+ Trao quyền (ủy quyền) dễ dàng hơn cho các đơn vị trung gian.

+ Giãn thời gian nộp thuế và giải thích rõ ràng hơn về các đóng góp xã hội.

+ Hoàn thành các mẫu đơn điện tử, thanh toán thuế doanh nghiệp điện tử.

+ Thanh tra thuế dựa trên rủi ro.

+ Báo cáo về tuyển dụng trực tuyến và đơn giản hơn.

+ Sử dụng các công cụ tương tác trực tuyến và mẫu qui chuẩn để đáp ứng những bổn phận lao động và sức khỏe cũng như an toàn lao động.

+ Đơn giản hóa đơn xin phép.

+ Đơn giản hóa và tự động hóa đăng ký tài sản.

+ Cắt giảm tỷ lệ lãi cho việc thanh toán muộn (chậm)

Làm thế nào để các nhà chức trách điều phối được thương mại ngoài biên giới EU được liên tục?

+ Giảm ngưỡng báo cáo cho thương mại trong khối EU.

+ Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển.

+ Giói thiệu các hệ thống chứng nhận cho thương mại được lưu thông nhanh.

+ Kiểm tra hàng hóa dựa trên rủi ro.

+ Đầu tư vào hải quan điện tử.

+ Thiết lập các phần mềm “Window” duy nhất (Single Window) trong tất cả các bang thành viên.

Đâu là sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên khi họ phải đối mặt với phá sản và đóng cửa doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho họ việc tái mô hình (cơ cấu lại) doanh nghiệp mới?

+ Nâng cấp việc giải cứu và cơ cấu lại trong luật phá sản.

+ Cung cấp đầy đủ các hòa giải viên để hỗ trợ các cuộc đàm phán và tổ chức lại các doanh nghiệp bị phá sản.

+ Đảm bảo một số cơ hội thứ 2 (lối thoát) cho các doanh nghiệp phá sản làm ăn chân chính.

+ Cải thiện hiệu quả và tính minh bạch trong các hoạt động dẫn đến phá sản.

 

Sau khi nghiên cứu kỹ 10 nguyên lý chính cùng các câu hỏi đặt ra và giải pháp, công cụ thực thi, hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chốt lại các ý tưởng chủ đạo sau đây.

I. Thứ nhất là phải đặt doanh nghiệp lên hàng đầu

Như chúng ta đã biết, các thành công về kinh tế trong tương lai của khối EU sẽ dựa trên nền tảng của cơ sở doanh nghiệp năng động, vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách tiêu dùng và có khả năng cạnh tranh trên các thị trường thế giới. Khẩu hiệu “hãy ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ, đã thúc đẩy các chính phủ các nước trong khối EU giảm tải bớt các gánh nặng cho các doanh nghiệp bằng các biện pháp sau đây.

1. Tinh giản và đơn giản hóa bớt các nạn quan liêu của thời bao cấp

Nạn quan liêu là một rào cản làm cho các doanh nghiệp hoạt động trì trệ hơn. Để đơn giản hóa nó các nước thành viên khối EU đã ban hành rất nhiều các chương trình đơn giản hóa hành chính. Cụ thể là Chính phủ Đan Mạch đã thiết lập ra diễn đàn doanh nghiệp để có được các qui định tốt hơn cho doanh nghiệp vào năm 2012, (Business Forum for Better Regcelation). Diễn đàn doanh nghiệp này là một cơ quan cố vấn của chính phủ. Nó có nhiệm vụ phát hiện ra những lĩnh vực nào mà các doanh nghiệp gặp các gánh nặng trong quản lý hành chính của thời quan liêu bao cấp trước đây và đề xuất ra một số biện pháp đơn giản các tệ quan liêu đó. Các đề xuất đó có thể là thay đổi các qui tắc, luật lệ trong doanh nghiệp, sử dụng công nghệ thông tin tốt hơn và có hiệu quả hơn, tạo ra các qui trình mới nhằm giảm tải bớt thời gian vào quản lý công. Diễn đàn doanh nghiệp này gồm 21 thành viên đại diện cho khối doanh nghiệp, công đoàn và các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về đơn giản hóa. Chủ tịch của diễn đàn là ngài Michael Ring – Giám đốc điều hành của Công ty Stelton – một công ty về thiết kế của Đan Mạch. Bộ Kinh tế và phát triển cung cấp một đội dự án làm việc với tư cách là ban thư ký cho diễn đàn doanh nghiệp. Họ có chức năng chuẩn bị và tổ chức cũng như thu lại kết quả của các cuộc họp mặt của diễn đàn. Hơn nữa, họ còn có trách nhiệm điều hành tương tác giữa diễn đàn và cơ quan công quyền. Diễn đàn này họp mặt 3 lần một năm để giải quyết các chủ đề liên quan đến qui định trong doanh nghiệp. Trước khi họp, các nhóm thành viên của diễn đàn doanh nghiệp và ban thư ký sẽ chuẩn bị ra một đề tài và vạch ra một loạt các đề xuất về đơn giản hóa. Sau khi diễn đàn doanh nghiệp thông qua (duyệt) các đề xuất thì họ trình các đề xuất này lên chính phủ. Có thể liệt kê ra các đề xuất đã từng được duyệt như: tái sử dụng các dữ liệu, việc thi hành qui định của khối EU, kỹ thuật số hóa, thống kê học, kế toán và thuế. Ngoài ra, diễn đàn còn có hòm thư tại WWW.enklereregler.dk để các doanh nghiệp và mọi người có thể gửi các ý tưởng và đề xuất. Sau đó, Chính phủ sẽ trả lời các sáng kiến cũng như đề xuất. Tính đến tháng 12 năm 2014, diễn đàn doanh nghiệp đã gửi được 422 đề xuất tới chính phủ, và chính phủ cũng đã trả lời được 384 đề xuất trong đó có 140 đề xuất được mọi người tuân thủ, 142 đề xuất được tuân thủ một phần, 66 đề xuất không được tuân thủ (có lời giải thích) và 74 đề xuất đang chờ phê duyệt. Trong số 282 hoặc được phê duyệt hoàn toàn hoặc một phần, có 60 đề xuất đã được thực hiện. Vào năm 2013, Chính phủ Pháp cũng thiết lập ra ủy ban đơn giản hóa hành chính gồm hơn 200 biện pháp.

2. Quản lý doanh nghiệp tập trung

Đối với các khách hàng doanh nghiệp về quản lý công thì các bộ phận của doanh nghiệp không nên chia nhỏ lẻ quá mà tập trung để có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn và vì quyền lợi của khách hàng hơn. Theo nguyên lý này thì đó là các dịch vụ quản lý hành chính công như bộ phận một cửa (Points of single Contact – PSCs) và chính phủ trực tuyến cho các doanh nghiệp (online Government – to Busiess – G2B).

Bộ phận một cửa chính là một bộ phận mà mọi dịch vụ về ủy quyền thông báo, xin đăng ký… đều được bộ phận này giải quyết hết từ xa thông qua công cụ điện tử được khối EU tài trợ. Đối với chính phủ điện tử (G2B) thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đều lập các cổng thông tin trực tuyến về kinh doanh (e – Business portals).

II. Giải pháp thứ hai là tinh giản quản lý cho doanh nghiệp qua các khâu khởi nghiệp, điều hành và phát triển doanh nghiệp thương mại xuyên biên giới và giải quyết các vấn đề phá sản và tạo ra lối thoát khác

   Việc khởi nghiệp tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm nguồn đầu tư mới, các ý tưởng và sáng kiến cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nó cũng tạo thêm áp lực cho các doanh nghiệp đã thành lập phải đổi mới, nâng cao chất lượng của hàng hóa và dịch vụ cũng như tăng năng suất lao động.

   Sau khi đã vượt qua giai đoạn khởi nghiệp, thì các doanh nghiệp bắt đầu vận hành và phát triển các mối tương tác suôn sẻ với khu vực quản lý công là điều kiện sống còn cho các doanh nghiệp giữ được các chi phí điều hành càng thấp càng tốt đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ và mới thành lập còn có nguy cơ thất bại trong 1 đến 3 năm đầu. Để thay đổi được môi trường doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực thì chúng ta nên tập trung vào giao diện trực tiếp giữa doanh nghiệp tư nhân với quản lý công gồm 5 việc chính sau:

+ Báo cáo các thông tin của doanh nghiệp (tài chính và thống kê)

+ Trả thuế doanh nghiệp và đóng góp bảo hiểm xã hội

+ Xin và tuân thủ giấy phép

+ Tuyển dụng nhân viên

+ Đăng ký tài sản.

Ngoài việc kinh doanh trong nước, các doanh nghiệp còn cần phải làm ăn thương mại ở biên giới. Việc có môi trường thương mại thuận lợi và hiệu quả ở các cửa khẩu là nhân tố quan trọng cho việc thực hiện kinh doanh ở các thị trường quốc tế. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi một số các nước thành viên của khối EU đã giảm bớt các văn bản yêu cầu cho lĩnh vực xuất nhập khẩu và quá cảnh hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và công nghệ thông tin tại các cửa khẩu. Các nhà hoạch định chính sách cần phải tính toán sao cho đảm bảo được sự lưu thông trôi chảy về thương mại quốc tế mà không phải mất đi các quyền lợi về chính sách như là xử lý các tội phạm có tổ chức, di cư bất hợp pháp, buôn lậu và buôn người, bảo vệ được an ninh quốc gia và ngăn ngừa được sự lây lan của các loại dịch bệnh của người và động vật. Để có thể làm được đồng thời các việc trên chỉ có thể áp dụng việc quản lý về hải quan, vệ sinh và kiểm dịch động thực vật.

Tóm lại, tất cả các doanh nghiệp đều tìm kiếm các cách quản lý công để san sẻ cho họ bớt gánh nặng và để họ có thể tập trung vào làm công việc chuyên môn của mình là kinh doanh, sinh lợi nhuận và khắc phục được những tồn đọng không đáng có trước đây. Một lần nữa có thể nói chỉ có quản lý công mới có thể cải thiện được môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Trần Thị Duyên

Tài liệu tham khảo.

 Quality of Public Administration A Toolbox for Practitioners