Đang xử lý.....

8 xu hướng hàng đầu định hình chuyển đổi số trong năm 2021 – Phần 1  

Chuyển đổi số đang tác động đến hầu hết các hoạt động của xã hội, trước những nhu cầu ngày càng lớn và khắt khe từ người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ luôn phải đổi mới sáng tạo để bắt kịp những xu thế từ xã hội, dưới đây là 8 xu thế hàng đầu được dự báo sẽ định hình chuyển đổi số trong năm 2021.
Thứ Bảy, 12/12/2020 1090
|

Theo kết quả nghiên cứu từ MuleSoft, một số xu hướng hàng đầu năm 2021 mà các CIO (Chief Information Officer- Giám đốc Thông tin hay Giám đốc Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp), các nhà lãnh đạo và tổ chức của họ đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số. Vai trò của CNTT đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào kỹ thuật số. Đứng trước áp lực ngày càng cao, các tổ chức vừa phải duy trì khả năng cạnh tranh và cũng phải tạo ra trải nghiệm mới để kết nối khách hàng. Theo báo cáo điểm số Kết nối chuẩn của MuleSoft (một công ty phần mềm có trụ sở tại San Francisco, California, chuyên cung cấp phần mềm tích hợp để kết nối các ứng dụng, dữ liệu và thiết bị), các dự án CNTT dự kiến sẽ tăng trưởng 40% và 82% doanh nghiệp hiện đang có trong tay đội ngũ CNTT chịu trách nhiệm kết nối và cung cấp trải nghiệm cho khách hàng.

Hình 1: Các xu thế dẫn đầu chuyển đổi số năm 2021

Theo đó số liệu từ nghiên cứu của MuleSoft chỉ ra 8 xu hướng chuyển đổi số hàng đầu được định hình vào năm 2021, bao gồm:

1. Văn hóa sẵn sàng cho kỹ thuật số: Các tổ chức đang đứng trước áp lực rất lớn phải số hóa dịch vụ một cách nhanh chóng với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe đến từ khách hàng và tạo ra các kênh tạo ra nguồn thu mới.

2. Dân chủ hóa trong đổi mới sáng tạo: Những người kinh doanh (Line of business users) đang cố gắng phát triển trải nghiệm kỹ thuật số cho khách hàng một cách nhanh nhất. CNTT cần thúc đẩy sự thay đổi văn hóa bằng cách trao quyền cho doanh nghiệp để tự phục vụ và cung cấp các giải pháp nhanh hơn.

3. Doanh nghiệp có thể sử dụng một lần: Sự chuyên môn hóa đã tạo ra một nền tảng của nhiều ứng dụng, dẫn dắt các tổ chức chuyển sang mô hình một doanh nghiệp có thể tự tích hợp và linh hoạt hơn - nơi các kỹ thuật số có khả năng tích hợp các ứng dụng hiện có bằng API, thay vì phải xây dựng phát triển mới từ đầu.

4. Tự động hóa: Các tổ chức đang sử dụng tự động hóa để thúc đẩy hiệu quả hoạt động và cải thiện quy trình kinh doanh. API là chìa khóa để thúc đẩy khả năng tự động hóa và mở rộng quy mô.

5. Bảo mật API: Các doanh nghiệp trung bình có đến 900 ứng dụng. Sự gia tăng của các thiết bị đầu cuối mới tạo ra nhiều cách để xâm nhập, đòi hỏi tính bảo mật cao cho các API.

6. Microservices: Các tổ chức đang chuyển sang microservices (Microservices là một kiểu kiến trúc phần mềm, trong đó các module trong phần mềm này được chia thành các service rất nhỏ, mỗi service sẽ được đặt trên một server riêng để dễ dàng để nâng cấp và mở rộng ứng dụng) để nhanh chóng xây dựng trải nghiệm mới cho khách hàng. Các công ty phát triển microservices để đưa vào sản xuất sẽ yêu cầu yêu cầu một số dạng lưới dịch vụ (service mesh) để mở rộng quy mô.

7. Phân chia dữ liệu: Để bắt kịp với sự nhu cầu ngày càng lớn đến từ khách hàng, các tổ chức đang tìm kiếm những giải pháp nhanh hơn để mở khóa dữ liệu và khai thác các thông tin chi tiết. 2021 sẽ là năm mà dữ liệu cách ly tổ chức khỏi đối thủ cạnh tranh và khách hàng của họ - khả năng mở khóa, phân tích và hành động trên dữ liệu sẽ trở thành nền tảng để phát triển..

8. Phân tích dữ liệu: Các tổ chức đang đầu tư vào phân tích dữ liệu để chuyển đổi trải nghiệm cho khách hàng. Giá trị của dữ liệu được phân tích sẽ phụ thuộc vào dữ liệu chúng được cung cấp. Dưới đây là chi tiết của các xu hướng trên:

XU HƯỚNG 1: VĂN HÓA SẴN SÀNG CHO KỸ THUẬT SỐ

Hình 2: Xây dựng văn hóa sẵn sàng cho chuyển đổi số

Văn hóa sẵn sàng cho kỹ thuật số là một tập hợp các giá trị và thực tiễn được chia sẻ và củng cố lẫn nhau nhằm mang lại hiệu suất cao phục vụ cho việc đổi mới và thực thi trong một môi trường hỗ trợ kỹ thuật số. Trong đó, phải kể đến các yếu tố sau:

- Tốc độ: Di chuyển nhanh và lặp đi lặp lại thay vì chờ đợi có tất cả câu trả lời trước khi hành động.

- Tác động: Tập trung vào việc thay đổi thế giới, không chỉ là kiếm tiền.

- Cởi mở: Tương tác rộng rãi với những người có thông tin chi tiết phù hợp và chia sẻ thông tin với những người khác thay vì tích trữ thông tin.

- Quyền tự chủ: Có quyền tự do làm việc trong phạm vi rộng, thay vì kiểm soát hành động thông qua các quy trình ủy quyền chính thức.

Người tiêu dùng muốn tương tác nhất quán với các các nhà cung cấp dịch vụ trên các kênh ưa thích của họ. 73% người tiêu dùng sử dụng nhiều kênh trong hoạt động mua sắm của họ. Theo Deloitte (tên đầy đủ là Deloitte Touche Tohmatsu Limited, là một mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia được thành lập ở Anh, một trong những tổ chức "Big Four" kế toán và mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới theo doanh thu và số lượng chuyên gia), 75% người tiêu dùng mong đợi sự tương tác nhất quán trên tất cả các bộ phận của một công ty. 86% người tiêu dùng nói rằng họ muốn có khả năng thay đổi giữa các kênh khi tương tác với các nhà cung cấp dịch vụ. 92% khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ trò chuyện trực tiếp - biến nó thành kênh hỗ trợ mang lại sự hài lòng cao nhất của khách hàng. Và 78% người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động kết nối với bộ phận chăm sóc khách hàng của các các nhà cung cấp dịch vụ - con số này tăng vọt lên 90% ở khách hàng thuộc thế hệ Millennials (chỉ những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000). Các tổ chức cần đầu tư vào các phương pháp kỹ thuật số mới về dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Hình 3: Các tổ chức cần đầu tư vào các phương thức dịch vụ khách hàng số mới

Ngày càng có nhiều áp lực lên các nhà lãnh đạo CNTT trong việc đưa ra các sáng kiến ​​kỹ thuật số - tăng 40% vào năm 2020. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nỗ lực chuyển đổi số là tích hợp. 89% các nhà lãnh đạo CNTT cho biết các kho chứa dữ liệu đang tạo ra những thách thức kinh doanh cho các sáng kiến ​​chuyển đổi số của tổ chức họ. 85% các nhà lãnh đạo CNTT cho biết những thách thức về khả năng tích hợp đang là rào cản cho nỗ lực chuyển đổi số của họ. Các tổ chức cần tích cực đổi mới để vượt ra ngoài giới hạn của CNTT - đây là bài học rất quan trọng cho các CIO. Không có dự án CNTT, chỉ có các dự án kinh doanh. Và doanh nghiệp sẽ không chờ đợi CNTT đưa ra lộ trình đổi mới và các sáng kiến ​​chiến lược. Năm 2020 có thể là năm bắt đầu cuộc cách mạng của nhà phát triển quốc dân. Đại dịch Covid đã đẩy tất cả các chương trình tự động hóa và chuyển đổi số nhanh hơn vài năm. Theo Gartner (một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin, tư vấn và công cụ cho các nhà lãnh đạo về CNTT, tài chính, nhân sự, dịch vụ khách hàng và hỗ trợ, truyền thông, pháp lý và tuân thủ, tiếp thị, bán hàng và chuỗi cung ứng chức năng), đến năm 2023, số lượng nhà phát triển toàn dân đang hoạt động tại các doanh nghiệp lớn sẽ gấp ít nhất 4 lần số lượng nhà phát triển chuyên nghiệp.

Như vậy, để thích nghi với sự đòi hỏi ngày càng khắt khe đến từ thị trường nói chung và khách hàng nói riêng, ngay từ giai đoạn đầu của chuyển đổi số các tổ chức, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng từ nhận thức đến đổi mới tư duy phục vụ khách hàng hay nói cách khác là xây dựng văn hóa sẵn sàng trong chuyển đổi số. Đây cũng là một ví dụ để cơ quan nhà nước tham khảo và lưu ý trong quá trình cung cấp dịch vụ trên môi số hiện nay để phục vụ người dân hiệu quả và chất lượng hơn.

XU HƯỚNG 2: DÂN CHỦ HÓA trong ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Trong số các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số, 68% những người kinh doanh tin rằng đội ngũ CNTThọ nên cùng nhau thúc đẩy chuyển đổi số. Ngoài ra, 51% những người kinh doanh thất vọng về tốc độ của bộ phận CNTT trong tổ chức họ về cung cấp các dự án kỹ thuật số. Ngoài CNTT, ba vai trò kinh doanh hàng đầu với nhu cầu hội nhập bao gồm các nhà phân tích kinh doanh, nhà khoa học dữ liệu và hỗ trợ khách hàng.

Hình 4: Nhu cầu tích hợp đang gia tăng trên tất cả các chức năng kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ tìm đến các công cụ phát triển Low-code (công cụ phát triển phần mềm tự động hóa các tác vụ khó khăn và mất thời gian trong việc phát triển phần mềm, để giải phóng sức lao động, để mọi người tập trung vào những việc quan trọng hơn) để cải thiện năng suất. Theo Garner, 75% doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng ít nhất bốn công cụ phát triển Low-code cho cả phát triển ứng dụng CNTT và các sáng kiến phát triển công dân, vào năm 2024. Và hơn 65% hoạt động phát triển ứng dụng sẽ là kết quả của ứng dụng Low-code phát triển vào năm 2024. Những xu hướng này cực kỳ quan trọng đối với CNTT và CIO - cho phép và nâng cao độ hiểu biết về công nghệ trên các lĩnh vực kinh doanh là ưu tiên hàng đầu. Các công cụ tích hợp công dân sẽ được áp dụng phổ biến trong vòng 2 đến 5 năm tới.

Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp trước đây chỉ coi CNTT là phụ trợ trong chiến lược phát triển và hoạt động của họ. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, vai trò của CNTT đang dần trở thành tất yếu đối với hành trình chuyển đổi số của tổ chức, doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thành công, bắt buộc tổ chức, doanh nghiệp cần phát huy vai trò dân chủ trong đổi mới sáng tạo trong toàn bộ đội ngũ của mình, kết hợp chặt chẽ với đội ngũ phát triển CNTT để đạt được hiệu quả cao nhất. Ánh xạ đối với cơ quan nhà nước, việc chủ động làm chủ công nghệ, thay đổi cải tiến quy trình cũng là một trong những việc cần làm hàng đầu để có thể nâng cao chất lượng công việc và năng lực của bộ máy.

XU HƯỚNG 3: DOANH NGHIỆP CÓ THỂ SỬ DỤNG MỘT LẦN

Các doanh nghiệp phải đối mặt với sự gia tăng ứng dụng. Chỉ riêng trong môi trường tiếp thị công nghệ có khoảng 8.000 ứng dụng. 52% các tổ chức nói rằng CNTT đã tạo ra giá trị kinh doanh nhất bằng cách xây dựng các tài sản tích hợp có thể tái sử dụng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các dự án trong tương lai.

Hình 5: Năm 2020, ứng dụng tiếp thị công nghệ có khoảng 14.000 ứng dụng

Gartner dự đoán về các công nghệ mới nổi, doanh nghiệp có thể kết hợp được đặt tên là một công nghệ quan trọng cho khả năng phục hồi kinh doanh và hoạt động ở quy mô lớn với tốc độ. Mô hình kinh doanh mô-đun này cho phép các tổ chức chuyển từ lập kế hoạch cứng nhắc, truyền thống sang trạng thái linh hoạt, tích cực. Tư duy doanh nghiệp có thể tổng hợp tạo ra nhiều đổi mới hơn, giảm chi phí và quan hệ đối tác tốt hơn.

Sự đa dạng về các ứng dụng dịch vụ trên thị trường hiện nay mang lại rất nhiều sự lựa chọn cho tổ chức, doanh nghiệp để phục vụ hoạt động của mình. Tuy nhiên, sự rời rạc thiếu liên kết giữa các ứng dụng là một vấn đề được đặt ra, bài toán về chi phí để đầu tư cho nhiều ứng dụng cùng một lúc và tích hợp chúng lại cũng là vấn đề không nhỏ đối với tổ chức, doanh nghiệp. Xu thế kết nối, tích hợp nhiều ứng dụng để tái sử dụng là tất yếu hiện nay, tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời xu hướng này giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng chung nhiều ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại cơ hội hợp và cùng phát triển.

Kết luận:

Trên đây là ba trong số tám xu thế hàng đầu định hình chuyển đổi số năm 2021, các xu thế đã phản ánh chân thực các vấn đề trong công cuộc chuyển đổi số trên toàn thế giới hiện nay. Các yếu tố về văn hóa, chủ động đổi mới sáng tạo và tái sử dụng các ứng dụng đều có ý nghĩa quyết định đến kết quả chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp. Chuyển đổi số là cơ hội để loài người mở ra một kỷ nguyên mới, để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi mỗi tổ chức, doanh nghiệp đến cá nhân trong xã hội cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và đó sẽ là xu thế tất yếu của xã hội tương lai.

Bùi Trung Hiếu

Nguồn tham khảo: www.zdnet.com