Đang xử lý.....

Ánh xạ dữ liệu - Phương pháp và nền tảng để xử lý dữ liệu

Hoạt động quản trị, kết nối, chia sẻ dữ liệu là các hoạt động cốt lõi và trọng tâm trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Quá trình thực hiện các hoạt động này đòi hỏi phải sử dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật khác nhau để thực hiện. Một trong các kỹ thuật quan trọng để đảm bảo việc tích hợp dữ liệu thống nhất, đồng bộ dữ liệu là ánh xạ dữ liệu. Thiếu kỹ thuật này, dữ liệu sẽ rời rạc và không thể chia sẻ. Để thúc đẩy việc triển khai chia sẻ dữ liệu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật, công nghệ này để có những thông tin cơ bản nhất về ánh xạ dữ liệu. Từ đó, áp dụng triển khai trong quá trình thực hiện các hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Nền tảng thiết bị IoT: Thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

Internet of thing, Internet vạn vật hay IoT là những khái niệm đã không mấy xa lạ với người dân Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên mọi thứ mới phổ biến ở mức độ khái niệm, việc ứng dụng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Đi kèm với đó là tại Việt Nam cũng chưa có các khung pháp lí hay căn cứ quản lí riêng đối với IoT và đây cũng là một vấn đề quan trọng cần xử lý sớm.

Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOC): Thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

Bên cạnh nền tảng dạy học trực tuyến, nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOC) cũng là một trong những nền tảng nổi bật thu hút sự phát triển của nhân loại. Nhưng MOOC là gì, liệu có phù hợp với sự phát triển của Việt Nam như nền tảng dạy học trực tuyến không.

Nền tảng dạy học trực tuyến: Thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học..

Nền tảng đại học số: Thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

Một xu thế chung cho sự tồn tại của vạn vật đó là không ngừng thay đổi và thích ứng. Đại học số phải chăng là một sự thay đổi và thích ứng của các mô hình đại học hiện nay.

Đô thị thông minh - Người dân và đại dịch Covid-19

Trong thế kỷ qua, trái đất đã trải qua một giai đoạn chuyển đổi cấu trúc nhanh chóng và đáng kể. Sự dịch chuyển dân số về các đô thị diễn ra ngày càng lớn. Trong những năm gần đây, Tổ chức Liên Hợp Quốc đã đặt tên cho thế kỷ 21 là “thế kỷ đô thị”. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này đã tạo ra nhiều thách thức lớn, mới mẻ cho môi trường đô thị. Đó có thể là những mối đe dọa đến từ sự đình trệ hoặc khủng hoảng hay từ những bất lợi đến từ mật độ dân số, xây dựng của đô thị dẫn đến sự xáo trộn về mặt xã hội và gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quản lý tăng trưởng, đối phó - kiểm soát thiên tai, dịch bệnh.

Đại dịch Covid 19 - Động lực thúc đẩy chuyển đổi đô thị thông minh

Trong lịch sử hình thành đô thị lâu dài của thế giới, nhiều thành phố đã trải qua những cuộc khủng hoảng lớn gây ra bởi hỏa hoạn, động đất, chiến tranh, lũ lụt, sóng thần, bão, thảm họa công nghệ và đại dịch... Lợi thế chủ yếu của các đô thị là hiện diện của sự tập trung về mặt địa lý và sự kết tụ kinh tế - xã hội, nhưng chính đó dường như cũng là một nguy cơ nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra các cú sốc thảm họa, thiên tai bất ngờ.

Vai trò của công nghệ đô thị thông minh trong đại dịch Covid-19

Quá trình hình thành và phát triển loài người đã trải qua vô số thảm họa thiên tai, nhân tai. Kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đã quét qua nhiều thành phố trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và gây ra các tác động kinh tế xã hội vô cùng lớn.

Làm thế nào để khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin và truyền thông

Đại dịch Covid-19 đã gây ra vô vàn tác động trên toàn cầu, nhưng một trong những tác động sâu rộng và phổ biến nhất là thế giới đang ngày càng hoài nghi về tương lai phía trước. Nhiều quốc gia đang trải qua làn sóng Covid-19 lần thứ hai và nó đang lấn át làn sóng đầu tiên vào đầu năm 2020; Những làn sóng mới này liên quan đến một số chủng vi rút đột biến, bao gồm các chủng ở Anh, Nam Phi và Brazil. Mặc dù nhiều loại vắc xin đã được phát triển trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng những vấn đề bất cập liên quan tới khả năng sản xuất và phân phối vắc xin đang xảy ra một cách rõ ràng.

Tác động của số hóa đối với hiệu quả năng lượng

Số hóa hiện đang là một xu hướng mới nổi nhằm cải thiện toàn ngành năng lượng và thúc đẩy hướng tới cải tiến hiệu quả năng lượng trong tương lai, tuy nhiên đây cũng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất với các dịch chuyển về công nghệ của thế giới. Nếu ứng dụng số hóa năng lượng thành công sẽ giúp thế giới hướng tới một tương lai năng lượng an toàn, bền vững, hiệu quả và thông minh hơn. Bài viết này trình bày về những tác động tiềm năng trong quá trình số hóa hệ thống năng lượng, từ đó chú trọng tái đào tạo và nâng cao kỹ năng số để hướng tới một tương lai năng lượng bền vững.