Đang xử lý.....

Ứng dụng công nghệ blockchain cho lĩnh vực y tế  

Công nghệ Blockchain có tiềm năng rất lớn thay đổi cơ cấu, phương thức hoạt động của một loạt các ngành công nghiệp khác nhau, từ quản lý dữ liệu, an ninh và dịch vụ y tế và một vài lĩnh vực khác...
Thứ Tư, 27/12/2017 5271
|

Công nghệ Blockchain có tiềm năng rất lớn thay đổi cơ cấu, phương thức hoạt động của một loạt các ngành công nghiệp khác nhau, từ quản lý dữ liệu, an ninh và dịch vụ y tế và một vài lĩnh vực khác.

Blockchain có thể cung cấp một nền tảng và cơ cấu mới cho lĩnh vực quản lý thông tin y tế bằng cách điện tử hóa các hồ sơ y tế, không có người trung gian và trao quyền cho các bệnh nhân để họ trở thành chủ sở hữu cho chính hồ sơ của mình. Bằng cách này, nền tảng thông tin y tế được hậu thuẫn bởi Blockchain sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế và cả bệnh nhân.

Khi con người nhìn vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, điều đó giả định rằng khả năng của Blockchain sẽ là một viên đạn bạc sẽ khắc phục những thách thức với hồ sơ bệnh án và bảo vệ sự riêng tư của dữ liệu bệnh nhân.

Hồ sơ y tế hiện nay có thể chuyển tải, nhưng để tích hợp chúng là một vấn đề rất khó khăn. Công nghệ Blockchain hiện nay đối với mọi người vẫn còn là một điều xa lạ những người không có sự hiểu biết đến các vấn đề liên quan giữa chăm sóc sức khoẻ và công nghệ. Hơn nữa, các rào cản về luật lệ đối với tiếp cận Blockchain hiện nay là một vấn đề đáng lưu tâm, ở đó tiềm ẩn những mâu thuẫn cần phải giải quyết.

Về cơ bản, ý tưởng sử dụng Blockchain trong y tế như: tạo lập hồ sơ y tế một cách an toàn trên Blockchain mà ở đó được đảm bảo rằng những người có thẩm quyền mới có thể truy cập nó bất cứ nơi nào trên thế giới. Đó là những gì chính phủ Estonia đã làm - một ví dụ điển hình tốt về công nghệ Blockchain trong quản lý y tế. Sử dụng phương thức xác thực dữ liệu không chìa khóa ở quy mô lớn, kết hợp với một sổ cái phân tán, người dân chỉ cần mang theo chứng chỉ định danh ID của họ để mở khóa và truy cập vào các hồ sơ y tế của họ theo thời gian thực. Từ điểm này, Blockchain tạo thành một chuỗi rõ ràng để bảo vệ và giữ đăng ký của bất cứ ai sử dụng các hồ sơ này, trong khi vẫn đảm bảo duy trì được quá trình tuân thủ

Các phương thức được sử dụng trong y tế bao gồm:

- Sử dụng kết hợp các quy trình nhiều chữ ký và mã QR, chính điều này có thể cấp quyền truy cập cụ thể từng phần của hồ sơ bệnh án cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế.

- Thực hiện chia sẻ dữ liệu bệnh nhân ẩn danh trong quá trình tổng hợp, để đảm bảo sự riêng tư được duy trì. Đây là việc hữu ích trong nghiên cứu, và so sánh các trường hợp có tính chất bệnh tương tự với nhau.

- Ghi lại và dán nhãn thời gian các thủ tục hoặc sự kiện y tế, điều này sẽ làm nhằm giảm bớt việc gian lận bảo hiểm, tạo điều kiện cho quá trình kiểm tra và thực hiện tuân thủ các dịch vụ.

- Ghi lại lịch sử bảo dưỡng các thiết bị y tế quan trọng, từ đó cung cấp một lộ trình kiểm tra, bảo dưỡng vĩnh viễn các trang thiết bị.

- Mang ví an toàn về hồ sơ y tế điện tử đầy đủ trong đó.

- Xác minh xuất xứ thuốc, để loại bỏ việc sản xuất thuốc bất hợp pháp.

Hiện tại có rất nhiều ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả kênh cung cấp phân phối hàng hóa và dịch vụ. Một ví dụ cụ thể là là trường hợp kênh cung cấp vận chuyển thuốc từ nhà máy đến người sử dụng cuối. Ở đó các kiện thuốc được xác thực và đóng dấu thời gian tại mỗi điểm phân phối. Ví dụ một kiện thuốc được gửi từ nhà máy, hồ sơ gói thuốc được xác thực, đóng dấu tem thời gian và đưa vào ứng dụng trên Blockchain và nó được xác thực theo thứ tự và đóng dấu thời gian tại mỗi điểm phân phối trung gian. Điều này cho phép theo dõi từ khi sản xuất đến từng kênh phân phối vận chuyển, điều này đơn giản hóa và làm hợp lý hóa việc quản lý kênh phân phối thuốc, ngăn ngừa thuốc đến tử nơi không đảm bảo, xác thực thuốc cho người dùng cuối là cách giảm thiểu tốt nhất xác suất giả mạo, thao túng giá cả và chuyển tải các thuốc đã hết hạn sử dụng.

Sử dụng Hyperledger cho nền tảng Y tế

Nền tảng Medicalchain dựa trên Blockchain được tạo ra với mục đích cải thiện tính lưu trữ hồ sơ y tế. Các bác sĩ, bệnh viện, phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu và các công ty bảo hiểm y tế sẽ dễ dàng hơn trong việc truy cập vào hồ sơ của bệnh nhân để cung cấp dịch vụ của họ thuận tiện hơn, đồng thời ghi lại các giao dịch trên sổ cái.

Đây là một cách an toàn và đáng tin cậy hơn trong phương thức kiểm tra và chọn lọc bác sĩ, vì ở đó quá trình xác minh và giấy phép hoạt động của bác sỹ Mo Tayeb là đồng sáng lập của Medicalchain giải thích:

“Công nghệ Blockchain thiết lập để thay đổi cách quản lý chăm sóc sức khỏe lâu dài. Ở đó hồ sợ bệnh án luôn chính xác và được cập nhật thông qua sổ cái phân phối được đảm bảo tính toàn vẹn, Đây là điều mà ngành chăm sóc sức khỏe hiện tại không thể đạt được bằng các hệ thống và cơ sở hạ tầng truyền thống hiện tại.”Medicalchain sử dụng hệ điều hành Hyperledger Fabric, được xây dựng bởi The Linux Foundation với sự cộng tác của một vài công ty bao gồm IBM.

Giấy phép cho Blockchain: Mâu thuẫn về các vấn đề pháp lý

Đổi mới trong ngành chăm sóc sức khoẻ nói riêng hoặc bất kỳ ngành công nghiệp nào khác nói chung sẽ chỉ có thể thực hiện được bằng việc sử dụng công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, điều này phải dựa trên nguyên tắc phân quyền hoàn toàn chứ không phải với mạng lưới được phép như của Hyperledger. Đây có phải là mâu thuẫn giữa suy nghĩ và quá trình thực tiễn không?

Mo Tayeb giải thích lý do tại sao công ty ông quyết định sử dụng một chuỗi riêng như Hyperledger: “Khi sử dụng Hyperledger, Medicalchain sẽ cho phép bệnh nhân kiểm soát quyền truy cập vào hồ sơ chứa thông tin sức khoẻ của họ. Họ có thể biết được những ai tiếp cận tới họ, những thông tin nào họ có quyền truy cập và trong bao lâu. Tuy nhiên, các bệnh nhân sẽ chỉ có quyền truy cập “chỉ đọc” trong khi các bác sỹ lâm sàng sẽ có quyền “đọc và viết”. Điều này đảm bảo được tình trạng nguyên vẹn của các hồ sơ, không có thông tin tự ý chỉnh sửa sai lệch dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Một số chuyên gia công nghệ có uy tín đã đưa ra những dự báo khác nhau về Blockchain. Chuyên gia Peter Nichol (nguyên là người đứng đầu cơ quan Trao đổi thông tin y tế Bang Connecticut) viết trên một bài báo cho rằng công nghệ Blockchain có thể cho biết khi nào dữ liệu được tạo ra và bị khoá và cũng như nhiều công nghệ khác, chúng cần có thời gian để được thích ứng, chấp nhận và sử dụng rộng rãi, nhưng sau năm 2020 nó sẽ trở nên phổ biến. Ngoài những ứng dụng về hồ sơ y tế điện tử …, thì công nghệ Blockchain sẽ làm tăng tính minh bạch và giảm các gian lận trong dịch vụ chăm sóc y tế’’. Chuyên gia Jeff Brandt đồng tác giả với bài viết Peter Nichol cho biết: “Blockchain rất khó có thể bị xâm phạm và đánh cắp bởi bản thân nó không chứa dữ liệu. Nó chỉ đưa tới nơi mà các bản ghi được lưu trữ’’.

Bruce Broussard, Giám đốc điều hành của Humana’s cũng thấy công nghệ này rất linh hoạt. Trong một bài viết trên LinkedIn đầu tháng này ông nói: “Bằng việc sử dụng Blockchain, các nhà cung cấp và hoạch định y tế có thể cung cấp các thông tin minh bạch cần thiết thông qua các điều khoản trên Blockchain, Chính điều này sẽ đảm bảo sự minh bạch đối với các nhà cung cấp và các thành viên khác.. Khi một giao dịch được xử lý, Blockchain kiểm tra xác thực sự ủy quyền và tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy tình trạng, lịch sử cũng như các bước thực hiện tiếp theo’’. Ngoài ra công nghệ Blockchain có khả năng đưa việc liên thông trong ngành y tế lên một mức độ cao hơn, xóa bỏ tình trạng thiếu một cơ chế trao đổi dữ liệu mở và dễ dàng đang tồn tại trong ngành y tế lâu nay.

Blockchain là một hệ thống sổ cái phân tán, được duy trì bởi một mạng máy tính xác minh và ghi lại các giao dịch sử dụng các kỹ thuật mật mã đã được thiết lập. Blockchains cũng có thể được sử dụng để lưu trữ an toàn và lâu dài các thông tin khác ngoài hồ sơ giao dịch tiền tệ. Áp dụng công nghệ blockchain để có thể kiểm soát thông tin và an ninh tốt hơn như trong hồ sơ y tế, khai thuế, hồ sơ, và quản lý định danh.

Có thể nói việc doanh nghiệp và chính phủ ứng dụng blockchain thực sự vẫn còn một số năm nữa. Blockchain là một công nghệ nền tảng: nó có tiềm năng tạo ra nền móng mới cho hệ thống kinh tế và xã hội, nó cần thời gian để phát triển từ vấn đề pháp lý, kỹ thuật-công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, ứng dụng, phát triển nguồn nhân lực… do đó cũng cần nghiên cứu kỹ và nắm bắt cơ hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, các dịch vụ về định danh, đăng ký, giấy phép.

Blockchain đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, mọi sự thay đổi và sáng tạo trên nền blockchain cần có môi trường phát triển trước khi chính thức trưởng thành. Cần cập nhật kịp thời xu thế phát triển của blockchain như thiết lập các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn bảo mật, sự liên thông giữa các hệ thống cũng như môi trường pháp lý phù hợp để thực sự kịp thời tận dụng được blockchain cho phát triển.

Tài liệu tham khảo:

Đặng Đình Tuyến