Chính phủ điện tử được định nghĩa bởi khối phát triển và hợp tác kinh tế đó là “việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs), và cụ thể là Internet, để hoàn thiện Chính phủ một cách tốt hơn”. Định nghĩa này tập trung mối quan tâm vào việc tại sao các quốc gia triển khai chính phủ điện tử hơn là triển khai các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông. Đối mặt với những áp lực từ việc nâng cao hiệu quả Chính phủ trong khi vẫn đảm bảo khả năng phản hồi đối với nhu cầu của người dân, các quốc gia thuộc khối phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) đã nhận thức được rằng chính phủ điện tử không chỉ đơn giản là những hành động của việc đưa thông tin và các dịch vụ lên trực tuyến, và có thể được sử dụng như một công cụ mạnh mẽ để chuyển đổi các cấu trúc, quy trình và văn hóa của Chính phủ và khiến nó trở nên hiệu quả hơn, minh bạch hơn và hướng đến người sử dụng hơn.
Các quốc gia OECD đã xác định một số các lý do cho việc nắm bắt chính phủ điện tử như một trong những công cụ để chuyển đổi hành chính công và thu nhận được nhiều mục tiêu chính sách rộng rãi hơn. Chính phủ điện tử có thể giúp cải thiện hiệu quả trong Chính phủ và nâng cao tính truy cập trực tuyến vào thông tin và dịch vụ, cho phép cung cấp các dịch vụ đến với người dân và doanh nghiệp đúng với nhu cầu và sự thuận tiện của họ, hơn là chỉ tuân theo các cấu trúc logic bên trong của Chính phủ.
Chính phủ điện tử đóng vai trò như một đòn bẩy thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, bao gồm cải thiện làm việc nhóm, sắp xếp công việc một cách mềm dẻo và nâng cao chất lượng quản lý. Chính phủ điện tử cũng giúp cho việc xây dựng niềm tin giữa Chính phủ và người dân, bằng việc cho phép người dân tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, đề cao tính cởi mở và sự phục vụ của Chính phủ và giúp ngăn chặn sự tham nhũng.
Chính phủ điện tử có thể giúp đạt được các kết quả trong các vấn đề chính sách chủ chốt (ví dụ như thông tin trực tuyến có thể giúp đẩy mạnh các chương trình giáo dục và đào tạo) và công nghệ thông tin và truyền thông được mong đợi sẽ đóng góp nhiều đối với các mục tiêu về chính sách (ví dụ như việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông có thể đóng góp đối với các mục tiêu chính sách về kinh tế bằng việc giảm nguồn vốn ngân sách thông qua các chương trình mang tính hiệu quả, nâng cao chất lượng quy trình thông qua sự đơn giản hóa thủ tục hành chính và thúc đẩy xã hội thông tin cũng như nền công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông).
Những thách thức trong việc triển khai chính phủ điện tử: kinh nghiệm từ các quốc gia OECD
Trong khi chính phủ điện tử đã kết hợp lại như một công cụ đầy sức mạnh cho việc hiện đại hóa Chính phủ và đang nhận được những thành quả trong việc đổi mới Chính phủ, thì việc triển khai chính phủ điện tử cũng đối mặt với một số những thách thức, cả bên trong và bên ngoài Chính phủ. Phần này của bài viết sẽ xem xét những thách thức mà các quốc gia OECD đã và đang phải đối mặt và các giải pháp đã và đang được triển khai để gỡ bỏ những thách thức đó.
Các rào cản bên ngoài đối với chính phủ điện tử thường bao gồm việc thiếu hụt các thành phần, thiếu đi tính mềm dẻo trong các khung Chính phủ điện tử mang tính chất rộng lớn để có thể chuyển đổi thành chính phủ điện tử. Những rào cản này không thể vượt qua nếu các cơ quan nhà nước làm việc độc lập, mà cần phải được giải quyết thông qua một số nỗ lực từ các nhân tố khác (ví dụ như trong việc hành chính tập trung). Hậu quả của những rào cản này có thể là một trở ngại đối với việc chuyển đổi Chính phủ thành một khối thống nhất trong việc triển khai chính phủ điện tử.
1) Các rào cản về pháp lý.
2) Các rào cản về ngân sách.
3) Khoảng cách số có thể gây trở ngại đối với việc tiến tới chính phủ điện tử.
Thành công của những hoạt động trong chính phủ điện tử và các quy trình phụ thuộc vào vai trò của Chính phủ trong việc đảm bảo một khung pháp lý phù hợp cho toàn thể hoạt động của Chính phủ. Sự thiếu hụt về sự cân bằng cơ sở pháp lý giữa quy trình giấy tờ truyền thống và quy trình số có thể cản trở việc tiến tới chính phủ điện tử. Đến năm 2005, 28 trong số 30 nước OECD đã thông qua đạo luật về chữ ký số. Hầu hết các quốc gia OECD đã tham gia vào việc phá bỏ rào cản này bằng việc xóa bỏ những trở ngại về mặt pháp lý mà gây cản trở việc tiến tới phát triển chính phủ điện tử.
Nhìn lại những kinh nghiệm của các quốc gia OECD cũng nhận ra được sự phức tạp và thiếu sự rõ ràng trong pháp lý và các yêu cầu đối với các tổ chức cũng có thể là một rào cản lớn đối với chính phủ điện tử, khi mà chúng gia tăng giá thành cho các tổ chức trong việc phối hợp và liên kết thông tin và các dịch vụ lại với nhau. Một rào cản khác là sự hiện hữu của các khung quản lý công đang tồn tại dựa trên việc mặc định rằng các tổ chức phải làm việc độc lập (ví dụ trong việc quản lý, khung trách nhiệm) cũng có thể gây cản trở trong việc phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức. Cuối cùng, pháp lý về mặt tính riêng tư và bảo mật cần phải được xem xét trước khi các dịch vụ được đưa lên trực tuyến.
Rất nhiều quốc gia OECD cũng phải đối mặt với khả năng sắp xếp về tài chính, mà hầu hết là được phân bổ theo cấu trúc từ trên xuống dưới. Điều này cũng gây cản trở đối với chính phủ điện tử. Trong khi họ cung cấp tài chính cho một dự án nào đó, họ không nhận ra được rằng yêu cầu cụ thể cho các dự án chính phủ điện tử, đặc biệt là những dự án mà có nguồn vốn dài hạn và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan. Trong các quốc gia OECD, một số các giải pháp đã được áp dụng để khuyến khích việc phối hợp theo chiều ngang.
Chính phủ của các quốc gia OECD cũng được đòi hỏi phải cấp vốn và các quyết định dựa trên bằng chứng về giá trị hơn là những sự giả định chưa được chứng nhận. Việc chứng minh “các trường hợp sử dụng” cho chính phủ điện tử và ước lượng hiệu quả đầu tư đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc chứng minh việc triển khai chính phủ điện tử. Kinh nghiệm của các quốc gia OECD đã chỉ ra rằng, trong khi chỉ một vài quốc gia đã bắt đầu đánh giá lợi ích của chính phủ điện tử đối với Chính phủ và người sử dụng (ví dụ người dân và các doanh nghiệp), những quốc gia (như Úc và Mỹ) đã báo cáo những kết quả khả quan. Các quốc gia OECD hiện tại tận dụng một số các phương thức khác nhau để đánh giá các dự án chính phủ điện tử, bao gồm cả việc đánh giá về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội. Mặc dù có sự khác biệt trong các phương thức, tuy nhiên đã thấy được lợi ích về mặt kinh tế của chính phủ điện tử.
Khoảng cách số là một rào cản quan trọng đối với chính phủ điện tử, trong đó những người không có truy cập đến Internet sẽ không thể thu được những lợi ích từ những dịch vụ công trực tuyến. Trong các quốc gia OECD, một số lượng lớn người dân có được truy cập Internet, nhưng vẫn có một số lượng lớn những người không có. Chính phủ của các quốc gia OECD đã triển khai một số những chính sách để thu hẹp khoảng cách số, bao gồm những chính sách tập trung vào việc tăng tính truy cập và quảng bá dịch vụ công trực tuyến, kết hợp với việc nâng cao kỹ năng và đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông.
Phá bỏ những rào cản bên ngoài và thành lập một khung hoạt động tổng thể là một bước quan trọng để giải quyết những thách thức của chính phủ điện tử. Mặc dù vậy, kinh nghiệm từ các quốc gia OECD chỉ ra rằng một số những thách thức quan trọng từ phía bên trong đối với việc triển khai chính phủ điện tử cũng tồn tại không kém khi mà tất cả các khung hoạt động thích hợp đã được triển khai. Những thách thức này liên quan đến việc bảo đảm một sự hiểu biết chung và trách nhiệm được chia sẻ giữa các cấp của Chính phủ và đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn để có thể hoàn thành nhiệm vụ này. Nó cũng yêu cầu việc cải thiện sự phối hợp, hợp tác, xác định rõ mối quan hệ công tư, bảo đảm rằng các công chức nhà nước có được những kỹ năng cần thiết và những công cụ để có thể hoàn thành công việc của họ, cũng như việc quản lý, đánh giá thành công và tham gia hoạt động đối với các tổ chức tư.
Một tầm nhìn chung là yếu tố quan trọng đối với chính phủ điện tử như một công cụ để tham gia và phối hợp các cơ quan và thu được hỗ trợ từ những người lãnh đạo chính trị. Trong các quốc gia OECD, hầu hết các tổ chức có một tầm nhìn chiến lược liên kết với cam kết chính trị tại cấp độ cao hơn hoặc phụ thuộc vào người quản lý tổng thể hoặc là lãnh đạo của đơn vị công nghệ thông tin và truyền thông cùng với các quyết định có thẩm quyền. Kinh nghiệm từ các quốc gia OECD chỉ ra rằng một tầm nhìn mang tính quốc gia sẽ giúp cho các hoạt động về chính phủ điện tử sẽ gắn liền với các chiến lược mang tính sâu rộng, và các mục tiêu cải cách. Nó có thể giúp cho việc thúc đẩy sự phối hợp giữa các Bộ, bảo đảm sự cân bằng và công bằng, ổn định trong nhiều năm. Để các cơ quan có thể hiểu và chấp nhận, thì tầm nhìn phải được giới thiệu, quán triệt thông suốt các tổ chức của Chính phủ.
Sự phát triển của chính phủ điện tử tại các quốc gia OECD chứng minh rằng việc có một tầm nhìn không chỉ đảm bảo sự thành công của các hoạt động mà sự lãnh đạo cũng là điều cần thiết tại tất cả các mức độ của các cơ quan để có thể biến những tầm nhìn này thành những chương trình và những kế hoạch hành động, để có thể tạo động lực thúc đẩy mọi người, tạo ra những cơ hội cho việc thay đổi và khuyến khích sự phối hợp để đảm bảo cự hợp tác của các hoạt động. Trong số một vài quốc gia OECD, sự lãnh đạo về chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hoạt động chính phủ điện tử, đảm bảo sự phối hợp ở mức độ cao trong chính phủ điện tử.
Những kinh nghiệm của các quốc gia OECD chứng minh rằng các cơ quan đang cung cấp dịch vụ công trực tuyến không thể hoạt động một cách độc lập, và sự phối hợp là cần thiết cho thành công của việc triển khai chính phủ điện tử. Cho đến nay, các hoạt động chính phủ điện tử trong rất nhiều quốc gia OECD đã được triển khai bởi từng cơ quan và các Bộ trong Chính phủ để tìm kiếm những giải pháp để giải quyết bài toán của họ. Đây là một sự phát triển mang tính tích cực, do việc số hóa thông tin và các dịch vụ, tuy nhiên nó cũng tạo nên những thách thức mới. Bản chất liên thông trong chính phủ điện tử yêu cầu một cam kết trọng tâm để đảm bảo sự phối hợp trong các hành động để đảm bảo tính liên thông, tránh sự trùng lặp, bảo đảm hành động một cách liền mạch trong các khu vực mang tính trọng điểm, như việc đảm bảo an toàn an ninh, và cung cấp một khung hành động cũng như năng lực của các dịch vụ.
Bài viết trên phần nào chỉ ra được những kinh nghiệm trong việc triển khai chính phủ điện tử của các quốc gia khối phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) cũng như những thách thức mà các quốc gia này đang phải đối mặt trong việc tiến tới chính phủ điện tử. Những thách thức có thể kể ra bao gồm cơ sở pháp lý, nguồn vốn, hay những nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách số để đảm bảo một chính phủ điện tử liền mạch, công bằng, minh bạch. Bài viết cũng tóm tắt những kinh nghiệm, giải pháp mà các quốc gia OECD đã và đang triển khai để xóa bỏ những rào cản, thách thức đã nêu ở trên.