Chính phủ Anh cam kết chấp nhận điện toán đám mây và cung cấp tài nguyên máy tính cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài chính phủ (người sử dụng) khi cần thiết (mô hình phân phối theo yêu cầu). Bằng cách khai thác những đổi mới trong điện toán đám mây, Chính phủ Anh sẽ thay đổi khu vực CNTT công của khu vực công sang một lĩnh vực linh hoạt, tiết kiệm chi phí và bền vững về mặt môi trường.
Cơ sở hạ tầng CNTT-TT khu vực công đã phát triển trong nhiều thập kỷ để đáp ứng nhu cầu của của nhiều đối tượng sử dụng. Phương pháp tiếp cận này đã dẫn đến sự gia tăng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng, điều này đã cản trở khả năng của Chính phủ để hiện đại hóa và khai thác triệt để những thành tựu đạt được từ sự phát triển CNTT-TT gần đây. Với hiện trạng hiện tại của việc ứng dụng CNTT-TT trong khu vực công gây cản trở cho định hướng của Chính phủ Anh đề ra, gồm:
• Đạt được các mục tiêu lớn trong nền kinh tế vĩ mô, xuyên suốt của Chính phủ;
• Cung cấp các hệ thống CNTT-TT linh hoạt và đáp ứng nhu cầu nhằm hỗ trợ các chính sách và chiến lược phát triển của Chính phủ;
• Áp dụng thành tựu của các công nghệ mới để mang lại lợi ích kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả, tiện lợi hơn và giảm chi phí;
• Đáp ứng các mục tiêu về môi trường và bền vững;
• Xây dựng một môi trường có thể khuyến khích được các nhà cung cấp năng động và hỗ trợ các nhà cung cấp mới có sản phẩm đáp ứng được các quy định về tiêu chuẩn chức năng và kỹ thuật.
Đám mây điện toán của Chính phủ không phải là một thực thể duy nhất, thuộc sở hữu của Chính phủ; đó là một chương trình làm việc liên tục và sẽ lặp đi lặp lại cho phép sử dụng các dịch vụ đám mây và những thay đổi trong cách vận hành CTTT-TT trong toàn khu vực công. Tầm nhìn của vấn đề được nêu trong chiến lược điện toán đám mây là để Chính phủ chấp nhận chính sách đầu tiên về điện toán đám mây công khai, mặc dù điều này sẽ không khả thi trong mọi trường hợp và sẽ có những yêu cầu khác đối với một đám mây riêng của Chính phủ.
Chính phủ sẽ đẩy mạnh chương trình xây dựng trung tâm dữ liệu, mạng lưới, phần mềm, hợp nhất tài nguyên và chuyển đổi sang điện toán đám mây. Việc sử dụng lại các giải pháp ứng dụng và các chính sách đã được kiểm chứng sẽ cho thấy rõ hơn sự cần thiết phải mở, tiếp cận và sử dụng các giải pháp để phòng ngừa các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng và lưu ý cẩn trọng hơn trong việc xử lý các thông tin.
1. Tính năng của điện toán đám mây
Điện toán đám mây thể hiện sự thay đổi cơ bản trong cách sử dụng và thanh toán cho lĩnh vực CNTT-TT mà các tổ chức đang sử dụng. Thay vì lưu trữ các ứng dụng và dữ liệu trên một máy tính để bàn cá nhân, mọi thứ đều được lưu trữ trong "đám mây". Một tập hợp các máy tính và máy chủ truy cập qua internet hoặc mạng riêng. Các công nghệ dựa trên điện toán đám mây đã cho phép thị trường trở nên sôi động với nhiều giải pháp phần mềm, nhiều tiêu chuẩn mở; sự thay đổi này đã làm thay đổi cách nhìn, tiếp cận CNTT từ một hệ thống trực tuyến theo yêu cầu sang một môi trường nhiều giải pháp, sản phẩm tương thích với nhu cầu. Đổi lại, điều này tạo ra những thay đổi trong hành động của các tổ chức - chứ không phải là vận hành các hệ thống theo yêu cầu khách hàng, các tổ chức hiện nay thường có lựa chọn để triển khai một hệ thống phù hợp nhất với chi phí hợp lý. Các tài nguyên như điện toán, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ chỉ được sử dụng khi cần thiết và được trả theo nhu cầu sử dụng.
Điện toán đám mây có thể được triển khai thông qua bốn mô hình khác nhau gồm mô hình riêng, công cộng, đám mây lai và cộng đồng. Sự khác biệt giữa các mô hình này chính là về phạm vi và sự tiếp cận. Đối với đám mây mô hình tư nhân, cơ sở hạ tầng được quản lý và vận hành chỉ cho một tổ chức, cá nhân đơn lẻ; đối với đám mây công cộng, cơ sở hạ tầng do nhà cung cấp đám mây sở hữu và có thể tiếp cận được đối với công chúng hoặc một nhóm ngành công nghiệp lớn; đối với đám mây lai một số tài nguyên được quản lý trong nội bộ và các nguồn tài nguyên khác được cung cấp từ bên ngoài; và đối với đám mây cộng đồng, cơ sở hạ tầng có nhiều khả năng được chia sẻ và quản lý bởi nhiều tổ chức
2. Tầm nhìn của Chính phủ Anh đối với đám mây chính phủ
G-cloud (Government Cloud computing)
Chính phủ sẽ sử dụng các dịch vụ đa người dùng, được chia sẻ và quản lý bởi nhiều tổ chức. Tài nguyên chia sẻ, cơ sở hạ tầng, phần mềm và thông tin sẽ được cung cấp cho một loạt các thiết bị người dùng cuối, ví dụ: máy tính xách tay, điện thoại thông minh .v.v... như là một tiện ích - trên cơ sở trả tiền sử dụng, thông qua kết nối mạng; điều này sẽ được hỗ trợ bởi các mô hình phân phối và cung cấp mới. Dịch vụ sẽ được tự động mở rộng, linh hoạt, dễ dàng di chuyển vào và ra khỏi dịch vụ. G-Cloud không phải là một thực thể duy nhất; đó là một chương trình làm việc liên tục và lặp đi lặp lại sẽ cho phép sử dụng một loạt các dịch vụ đám mây và thay đổi cách thức mua sắm và vận hành CNTT trong khu vực công. Bằng cách áp dụng điện toán đám mây, chính phủ sẽ có thể dễ dàng khai thác, chia sẻ các sản phẩm và dịch vụ CNTT. Điều này cho phép chuyển từ các ứng dụng CNTT và các giải pháp CNTT tùy biến sang các dịch vụ giá rẻ, tiêu chuẩn, có thể hoán đổi cho nhau với chất lượng và chi phí do thị trường định hướng. Nó có nghĩa là thay đổi cách thức sử dụng của chính phủ để áp dụng và thích nghi với các giải pháp mà thị trường cung cấp và không tạo ra các phương pháp tiếp cận không cần thiết.
Trong chính sách đầu tiên về điện toán đám mây của Chính phủ Anh đã đưa ra tầm nhìn rõ ràng để các cơ quan chính phủ phải áp dụng một cách quyết liệt trong việc thực hiện triển khai đám mây công cộng, mặc dù điều này sẽ không khả thi trong mọi trường hợp. Nếu chỉ đơn giản mua công nghệ đám mây thì sẽ không tiết kiệm chi phí hiệu một cách quả nhất, giá trị lớn nhất sẽ đạt được chính là bởi Chính phủ thay đổi cách mua và vận hành các hệt thống CNTT trong khu vực công.
Điện toán đám mây là một cách để truy cập và sử dụng các dịch vụ CNTT-TT một cách linh hoạt và đáp ứng nhanh, chỉ mua các dịch vụ cần thiết khi cần thiết. Chính phủ chỉ cần làm một lần, làm tốt và sau đó tái sử dụng nhiều lần. Để đạt được điều này, Chính phủ phải đối mặt với những thách thức trong việc mua sắm, chuyển đổi và điều hành. Khi chấp nhận viễn cảnh này, chính phủ phải đảm bảo rằng dịch vụ đám mây vẫn đảm bảo mức độ giảm thiểu nguy cơ mất an toàn về bảo mật và cho phép các tổ chức của chính phủ chứng minh họ đang đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý và theo quy định của pháp luật. Điện toán đám mây sẽ được kích hoạt thông qua việc tạo ra một Cửa hàng ứng dụng của Chính phủ. Đây sẽ là hình thức cổng trực tuyến và sẽ cung cấp một thị trường mở cho các dịch vụ có thể được mua sắm, sử dụng, xem xét lại và sử dụng lại trong khu vực công.
3. Mục tiêu cho Cửa hàng ứng dụng của Chính phủ (AppStore)
• Cung cấp một thị trường mở, trực quan, có hàng hoá và chi phí minh bạch, đó là điểm đầu tiên cần tìm hiểu cho bất kỳ yêu cầu về CNTT nào của khu vực công.
• Tạo ra một cửa sổ cửa hàng, nơi có thể tìm thấy tất cả các dịch vụ CNTT và tạo được môi trường khuyến khích sự đổi mới, cạnh tranh và có các nhà cung cấp mới.
• Khai thác mua sắm của khu vực tư nhân.
• Cho phép đánh giá được các khoản đầu tư và tạo điều kiện cho cộng đồng an ninh tiếp cận với thông tin liên quan đến tình trạng an toàn, bảo mật và công nhận của dịch vụ.
• Là một nhân tố chủ chốt cho việc mua sắm hợp tác, bao gồm:
- Tăng hiệu suất nhà cung cấp bằng cách cung cấp một cơ chế thông tin phản hồi cởi mở.
- Tạo điều kiện tái sử dụng một dịch vụ để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Cửa hàng ứng dụng Chính phủ sẽ là một thị trường trong đó các tổ chức trong khu vực công có thể mua dịch vụ đáng tin cậy (trong một số trường hợp đó là thử nghiệm dịch vụ) từ nhiều nguồn khác nhau. Nhìn chung, Cửa hàng ứng dụng Chính phủ sẽ nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ đa dạng và linh hoạt, cho phép người dùng dễ dàng tìm, xem lại, so sánh, mua, ngừng hoạt động và chuyển đổi dịch vụ.
Chính phủ sử dụng các công nghệ điện toán đám mây cho các yêu cầu về dịch vụ CNTT và dịch chuyển dần các dịch vụ CNTT đang được cung cấp, phát triển riêng tốn kém sang dịch vụ điện toán đám mây. Nhiều dịch vụ CNTT có khi phải đầu tư cao gấp nhiều lần so với thị trường, chính vì thế để đảm bảo tính phù hợp với thị trường, chính phủ phải cung cấp các chức năng cân bằng, mức độ dịch vụ và giá thành của từng loại dịch vụ CNTT. Điều này sẽ giúp thị trường hoạt động hiệu quả khi thị trường trưởng thành với các quy định khung một dịch vụ nhất định cho doanh nghiệp có thể thích ứng để sử dụng giải pháp hàng hóa một cách nhanh chóng và dễ dàng thực hiện.
4. Những lợi ích của điện toán đám mây đối với Chính phủ
- Nhiều giải pháp hàng hóa, dịch vụ được phổ biến hơn - các dịch vụ CNTT và giải pháp công nghệ tốt nhất sẵn có cho nhu cầu của chính phủ, các cơ quan và các cơ quan có liên quan có thể sử dụng những gì họ cần khi cần và không tạo ra các dịch vụ trùng lặp mà không thể chia sẻ được;
- Tính linh hoạt và tự do: các cơ quan, tổ chức có thể thay đổi nhà cung cấp dịch vụ một cách dễ dàng, không có điều khoản quá ràng buộc đối với các hợp đồng dài hạn và nhanh chóng chấp nhận các giá trị, dịch vụ tốt hơn và được cập nhật các giải pháp tốt hơn;
- Sẵn sàng và Dễ sử dụng: các giải pháp hoàn chỉnh đã được đảm bảo về bảo mật, hiệu suất và quản lý dịch vụ. Sẵn sàng truy cập vào các giải pháp 'đám mây lai' cho phép tăng hiệu quả chi phí, các đám mây 'công cộng' được sử dụng cùng với các giải pháp đám mây riêng tư an toàn và chuyên dụng hơn dựa trên trung tâm dữ liệu và dịch vụ hợp nhất;
- Chi phí thấp: Dịch vụ được thanh toán dựa trên yêu cầu sử dụng, do cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng. Chi phí minh bạch cùng với chất lượng và chỉ số phạm vi dịch vụ để từ đó so sánh và kiểm soát đơn giản hơn;
- Thị trường cạnh tranh: một loạt các nhà cung cấp dịch vụ không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị của các giải pháp mà họ cung cấp, từ các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cung cấp các sản phẩm thích hợp cho đến quy mô lớn hơn về lưu trữ và các dịch vụ máy chủ.
5. Lợi ích của các nhà cung cấp
- Thị trường mở: luôn sẵn có cho khách hàng của chính phủ, việc sử dụng dịch vụ hiện tại, chi phí và hiệu suất là minh bạch cùng với các cơ hội trong tương lai. Hiệu suất và chỉ số hiệu suất so sánh được công bố rộng rãi vì khách hàng của chính phủ không bị ràng buộc chặt với các hợp đồng dịch vụ dài hạn nên các nhà cung cấp có thể cung cấp các giải pháp mới, chất lượng và giá trị tốt hơn cho các khách hàng chính phủ bất cứ lúc nào;
- Mua sắm đơn giản và hợp lý: việc mua dịch vụ trở nên đơn giản, thông qua việc sử dụng các hệ thống mua bán dịch vụ linh hoạt, loại bỏ sự phức tạp trong quá trình mua sắm tốn kém như trong quá khứ. Điều này tạo ra một sân chơi công bằng cho các nhà cung cấp, cả các nhà cung cấp lớn hay mới phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể cung cấp các giải pháp mà chính phủ có thể dễ dàng và nhanh chóng chấp nhận;
- Tự do đổi mới: các nhà cung cấp dịch vụ được tự do đổi mới, cung cấp các giải pháp mới và cải tiến dịch vụ bất cứ lúc nào mà không cần thiết phải thông qua quá trình mua sắm phức tạp như trước đây.
Kết luận:
Việc xây dựng một chiến lược điện toán đám mây trong chiến lược phát triển CNTT và chính phủ điện tử là rất cần thiết, nó có thể đem lại những lợi ích rất lớn, mang lại hiệu quả trong đầu tư. Đặc biệt tạo ra được môi trường tự do, minh bạch và công khai cho các sản phẩm CNTT, giúp chính phủ có thể tận dụng, chọn lựa các sản phẩm phù hợp. Đối với các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ những chính sách, quy định của chính phủ để hoạch định chiến lược của đơn vị hay tổ chức của mình. Những lợi ích cụ thể trong chiến lược đám mây của Chính phủ Anh đã được nêu ở trên đây cũng là tiền đề để Chính phủ Anh đưa ra các nhiệm vụ cần triển khai trong chiến lược đám mây sẽ được tìm hiểu trong phần 2.
Bùi Hồng Hiếu
Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.gov.uk/ Chiến lược điện toán đám mây của chính phủ Anh, truy cập ngày 05/12/2018;
[2] https://www.digitalmarketplace.service.gov.uk/ Truy cập ngày 02/12/2018.