Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử là một khâu trong quá trình quản lý về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Để có thể xây dựng được một phương pháp đánh giá được hợp lý, phù hợp với điều kiện của từng nước nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với những tiêu chí chung của quốc tế, việc nghiên cứu, học tập phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của các tổ chức quốc tế theo từng giai đoạn là rất cần thiết. Bài viết này nghiên cứu phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Đại học Waseda - Tokyo Nhật Bản năm 2014, qua đó phân tích và đề xuất khả năng áp dụng cho công tác đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ của Việt Nam.
1. Mục đích của đánh giá
Báo cáo đánh giá, xếp hạng Chính phủ điện tử của đại học Waseda là một thước đođánh giá việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và lãnh đạo của các chính phủ.Mục tiêu của báo cáo, xếp hạng này là:
- Chia sẻ kinh nghiệm phát triển chính phủ điện tử cho các nước tham gia,
- Chỉ ra sự tiến triển trong sự phát triển chính phủ điện tử tại các quốc gia,
- Chỉ ra xu hướng phát triển chính phủ điện tử,
Báo cáo trở thành một báo cáo được nhiều nhà nghiên cứu, học giả trích dẫn, tham khảo.
2. Tiêu chí và phương pháp tính
Cùng với sự phát triển, bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Đại học Waseda cũng thay đổi qua từng giai đoạn, Bảng 1 cho thấy sự thay đổi về hạng mục và tiêu chí đánh giá của Đại học Waseda qiua từng giai đoạn trong 5 năm gần đây. Trong năm 2014, mức độ Chính phủ điện tử được đánh giá theo 9 hạng mục với tổng cộng 33 tiêu chí. Cụ thể như sau:
1. Cơ sở hạ tầng mạng
Có 4 tiêu chí: (i) Số người sử dụng Internet (bao gồm cả số thuê bao Internet và số người sử dụng Internet tại các nơi công cộng như Quán cà-phê, điểm dịch vụ Internet,....); (ii) Số thuê bao băng thông rộng; (iii) Số thuê bao điện thoại di động; (iv) Số người sử dụng máy tính cá nhân (bao gồm số người sử dụng máy tính ở các nơi như trường học, cơ quan hay các nơi công cộng).
* Số liệu sử dụng để đánh giá được lấy từ số liệu thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).
2. Hiệu quả quản lý
Có 3 tiêu chí: (i) Nhận thức: Chiến lược CNTT quốc gia, Phạm vi của chiến lược (quốc gia, các bộ ngành,...), Kế hoạch/Lộ trình thực hiện, Vai trò, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan; (ii) Kiến trúc doanh nghiệp: Quốc gia có mạng tập trung, Quốc gia có tiêu chuẩn siêu dữ liệu (Metadata); (iii) Hệ thống quản lý hành chính, tài chính.
3. Dịch vụ trực tuyến
Có 5 tiêu chí: (i) Đấu thầu điện tử; (ii) Thuế trực tuyến; (iii) Hải quan điện tử; (iv) Y tế/chăm sóc sức khỏe điện tử; (v) Một cửa dịch vụ.
4. Cổng thông tin điện tử quốc gia
Có 4 tiêu chí: (i) Định vị; (ii) Tương tác; (iii) Giao diện; (iv) Kỹ thuật.
5. Lãnh đạo thông tin Chính phủ (CIO)
Có 4 tiêu chí: (i) Sự hiện diện của CIO ở các cấp; (ii) Thời gian làm việc của CIO; (iii) Tổ chức CIO; (iv) Đào tạo CIO.
6. Thúc đẩy Chính phủ điện tử
Có 4 tiêu chí: (i) Khung pháp lý; (ii) Cơ chế phân quyền; (iii) Cơ chế hỗ trợ; (iv) Phương pháp đánh giá.
7. Tham gia điện tử
Có 3 tiêu chí: (i) Thông tin điện tử; (ii) Tương tác; (iii) Hỗ trợ quyết định.
8. Dữ liệu mở Chính phủ
Có 3 tiêu chí: (i) Khung pháp lý; (ii) Cộng đồng; (iii) Tổ chức.
9. An ninh mạng
Có 3 tiêu chí: (i) Luật an toàn thông tin; (ii) Tội phạm mạng; (iii) Tổ chức đảm bảo an toàn Internet.
Trọng số điểm và cách tính điểm cho 9 hạng mục để đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử của Đại học Waseda được trình bày tại bảng 2.
3. Đánh giá chung về phương pháp của Đại học Waseda và đề xuất gợi ý cho Việt Nam
Phương pháp đánh giá của Đại học Waseda tập trung đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của chính phủ điện tử. Phương pháp đặt trọng số cao vào dịch vụ trực tuyến (15%), hiệu quả quản lý (12%) và lãnh đạo thông tin Chính phủ (12%) trong khi đó cơ sở hạ tầng mạng được đặt trọng số ít nhất (5%). Điều này cho thấy phương pháp đánh giá cao khả năng cung cấp dịch vụ công, hiệu quả quản lý, điều hành và chiến lược phát triển chính phủ điện tử của nhà nước.
Với việc công bố mức điểm tối đa của từng tiêu chí, Phương pháp cho biết được kết quả ứng dụng (điểm đánh giá đạt được) tại các nước đang ở mức nào so với mục tiêu phát triển.
Quá trình thu thập thông tin, đánh giá có sự tham gia, hợp tác của nhiều chuyên gia đến từ nhiều tổ chức quốc tế như IAC (học viện quốc tế của CIO) OECD, APEC, ITU, WB... và nhiều trường đại học như trường Đại học Waseda (Nhật Bản), Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học George Mason (Mỹ), Đại học Bocconi (Ý), Đại học Thammsat (Thái Lan)...
Cùng với phương pháp đánh Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc, phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Đại học Waseda cũng là một cách tiếp cận hay, cần học tập để áp dụng cho công tác đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam. Trong đó kinh nghiệm Việt Nam có thể học tập để áp dụng một cách phù hợp cho Việt Nam là hệ thống các hạng mục và tiêu chí đánh giá, cách thức xác định trọng số cho từng hạng mục và cách chấm điểm cho từng tiêu chí.
Bảng 1. Hạng mục và tiêu chí đánh giá qua từng giai đoạn
Hạng mục
|
TT
|
Tiêu chí 2010
|
2010
|
2012
|
2014
|
1. Tối ưu hóa quản lý
|
1.1
|
Nhận thức về tối ưu hóa
|
x
|
x
|
|
1.2
|
Kiến trúc tổng thể tích hợp
|
x
|
x
|
x
|
1.3
|
Hệ thống quản lý hành chính và ngân sách
|
x
|
x
|
x
|
2. Các ứng dụng chức năng, dịch vụ trực tuyến
|
2.1
|
Luật về mạng thông tin
|
x
|
x
|
|
2.2
|
Hệ thống đấu thầu điện tử
|
x
|
x
|
x
|
2.3
|
Hệ thống thuế điện tử
|
x
|
x
|
x
|
2.4
|
Hệ thống thanh toán điện tử
|
x
|
x
|
|
2.5
|
Hệ thống bầu cử điện tử
|
x
|
x
|
|
2.6
|
Dịch vụ an sinh xã hội
|
x
|
x
|
|
2.7
|
Đăng ký dân sự
|
x
|
x
|
|
2.8
|
Dịch vụ pháp lý
|
x
|
|
|
2.9
|
Dịch vụ lao động
|
x
|
|
|
2.10
|
Dịch vụ y tế điện tử
|
x
|
x
|
x
|
2.11
|
Hải quan điện tử
|
|
|
x
|
2.12
|
Một cửa dịch vụ
|
|
|
x
|
3. Cổng thông tin quốc gia
|
3.1
|
Các danh mục chính/định vị
|
x
|
x
|
x
|
3.2
|
Độ tương tác
|
x
|
x
|
x
|
3.3
|
Giao diện
|
x
|
x
|
x
|
3.4
|
Kỹ thuật
|
x
|
x
|
x
|
4. Thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử
|
4.1
|
Luật pháp
|
x
|
x
|
x
|
4.2
|
Kế hoạch/Chiến lược
|
x
|
|
x
|
4.3
|
Chính sách
|
x
|
|
|
4.4
|
Các cơ quan chính phủ
|
x
|
|
|
4.5
|
Các tổ chức tư nhân
|
x
|
|
|
4.6
|
Sự phối hợp
|
x
|
|
|
4.7
|
Tài chính
|
x
|
|
|
4.8
|
Các ẩn phẩm/báo chí
|
x
|
|
|
4.9
|
Đào tạo
|
x
|
|
|
4.10
|
Hội thảo, hội nghị
|
x
|
|
|
4.11
|
Quảng bá
|
x
|
|
|
4.12
|
Các Ủy ban giám sát chính phủ
|
x
|
|
|
4.13
|
Các Ủy ban giám sát tư nhân
|
x
|
|
|
4.14
|
Các tổ chức hiệp hội
|
x
|
|
|
4.15
|
Cơ chế phân quyền
|
|
x
|
x
|
4.16
|
Cơ chế hỗ trợ
|
|
x
|
x
|
4.17
|
Cơ chế/phương pháp đánh giá
|
|
x
|
x
|
5. CIO
|
5.1
|
Sự hiện diện của CIO ở các cấp
|
x
|
x
|
|
5.2
|
Nhiệm vụ CIO
|
x
|
x
|
|
5.3
|
Tổ chức CIO
|
x
|
x
|
|
5.4
|
Chương trình phát triển CIO
|
x
|
x
|
|
6. Hạ tầng mạng
|
6.1
|
Người dùng Internet
|
x
|
x
|
x
|
6.2
|
Số lượng thuê bao mạng băng rộng
|
x
|
x
|
x
|
6.3
|
Số lượng thuê bao di động
|
x
|
x
|
x
|
6.4
|
Số người dùng máy tính cá nhân
|
x
|
x
|
x
|
7. Giao dịch điện tử
|
7.1
|
Thông tin
|
x
|
|
|
7.2
|
Cơ chế
|
x
|
|
|
7.3
|
Sự tư vấn
|
x
|
|
|
8. Tham gia điện tử
|
8.1
|
Thông tin điện tử
|
|
x
|
x
|
8.2
|
Tương tác
|
|
x
|
x
|
8.3
|
Hỗ trợ quyết định
|
|
x
|
x
|
9. Dữ liệu mở Chính phủ
|
9.1
|
Khung pháp lý
|
|
|
x
|
9.2
|
Cộng đồng
|
|
|
x
|
9.3
|
Tổ chức
|
|
|
x
|
10. An ninh mạng
|
10.1
|
Luật an toàn thông tin
|
|
|
x
|
10.2
|
Tội phạm mạng
|
|
|
x
|
10.3
|
Tổ chức đảm bảo an toàn Internet
|
|
|
x
|
Bảng 2. Hạng mục, tiêu chí, điểm và trọng số đánh giá cho các hạng mục
TT
|
Hạng mục
|
Điểm thô
|
Điểm thô tối đa
|
Trọng số điểm
|
Tham số tính điểm
|
Điểm cuối cùng
|
1
|
Cơ sở hạ tầng mạng
|
A
|
30
|
5%=W1
|
W1/30*100 = X1
|
A*X1
|
2
|
Hiệu quả quản lý
|
B
|
15
|
12%=W2
|
W2/15*100 = X2
|
B*X2
|
3
|
Dịch vụ trực tuyến
|
C
|
40
|
15%=W3
|
W3/40*100 = X3
|
C*X3
|
4
|
Cổng thông tin điện tử quốc gia
|
D
|
35
|
8%=W4
|
W4/35*100 = X4
|
D*X4
|
5
|
Lãnh đạo thông tin Chính phủ (CIO)
|
E
|
25
|
12%=W5
|
W5/25*100 = X5
|
E*X5
|
6
|
Thúc đẩy Chính phủ điện tử
|
F
|
30
|
10%=W6
|
W6/30*100 = X6
|
F*X6
|
7
|
Tham gia điện tử
|
G
|
20
|
10%=W7
|
W7/20*100 = X7
|
G*X7
|
8
|
Dữ liệu mở Chính phủ
|
H
|
20
|
10%=W8
|
W7/20*100 = X8
|
H*X8
|
9
|
An ninh mạng
|
I
|
25
|
10%=W9
|
W7/20*100 = X9
|
I*X9
|
Tài liệu tham khảo
1. Waseda University, The 2010 Waseda University World e-Government Ranking, 1/2010
2. Waseda University, Institute of e-Government released the 2011 World e-Government Ranking, 1/2011
3. Waseda University, The 2012 Waseda University International e-Government Ranking released, 2012
4. Waseda University, Waseda University International e-Government Ranking 2013, 5/2013
5. Waseda University, WASEDA – IAC 10th International E-Government Ranking 2014, 5/2014