Đầu tiên, các nhân viên y tế phải có khả năng sử dụng được các ứng dụng cơ bản ví dụ như gửi email, scan tài liệu hoặc có khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet trước khi họ có thể thành thạo các kỹ năng nâng cao liên quan đến khám chữa bệnh từ xa. Yêu cầu này đòi hỏi nhân viên y tế phải giao tiếp với máy móc chứa dữ liệu thông tin về bệnh nhân nhiều hơn là giao tiếp trực tiếp với bản thân bệnh nhân. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống chăm sóc y tế công và các bệnh viện tư cần cung cấp các khóa đào tạo cho nhân viên của mình với mục tiêu nắm bắt thành công các công nghệ y tế/khám chữa bệnh từ xa. Với tình hình đó, một loạt các thử thách, vấn đề liên quan đến y tế điện tử cần được hướng tới và xử lý.
Những nghi ngại xung quanh tính tin cậy và khả năng của công nghệ
Có một mối quan ngại chung giữa những chuyên gia trong ngành y tế liên quan đến độ tin cậy của các hệ thống y tế điện tử và các mức độ tiếp cận của những cộng đồng ở khu vực nông thôn. Mối lo ngại này đồng thời cũng được thể hiện đối với những lợi ích tiềm năng của hệ thống khám chữa bệnh từ xa. Vì vậy, tính tin cậy của các thành phần hệ thống và các liên kết giao tiếp từ xa kết nối các điểm khác nhau là lời giải cho vấn đề này. Để khuyến khích và duy trì sự tin cậy trong lĩnh vực khám chữa bệnh từ xa, việc thiết kế và phát triển các thành phần sử dụng cho hoạt động này phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe để có thể áp dụng cho lĩnh vực y học. Việc giao tiếp giữa các địa điểm khác nhau phải được thiết kế có nhiều kết nối dự phòng để trong trường hợp sự cố có thể triển khai được ngay. Về kết nối băng thông rộng, các bên liên quan phải cam kết cài đặt có thể sử dụng được. Là một giải pháp thay thế, các thiết bị sử dụng cho khám chữa bệnh từ xa cần phải được tối ưu để vận hành bình thường ngay cả khi tốc độ mạng thấp bởi kết nối Internet ở những vùng nông thôn hay xảy ra hiện tượng chập chờn.
Hạn chế về mặt nhận thức
Nâng cao nhận thức về lợi ích của y tế điện tử giữa tất cả các đối tượng liên quan trong chuỗi y tế là bước quan trọng để áp dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới này. Trên thực tế, việc triển khai khám chữa bệnh từ xa nhằm hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên y tế, bác sĩ và bệnh nhân trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát như hiện nay vẫn chưa thực sự được chấp nhận và phổ biến hoàn toàn như những dịch vụ tiêu chuẩn khác. Bệnh nhân vẫn quen thuộc với hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống, bác sĩ khám bệnh trực tiếp cho bệnh nhân. Tiếp xúc vật lý trực tiếp khi khám và tư vấn mang lại cho bệnh nhân sự thoải mái và yên tâm về mặt tinh thần. Do đó từ quan điểm của bệnh nhân, chất lượng chăm sóc do khám chữa bệnh từ xa cung cấp không thể bảo đảm như mong muốn. Ngoài ra các hạn chế về kỹ năng công nghệ thông tin cũng là một vấn đề gây ra miễn cưỡng trong việc áp dụng khám chữa bệnh từ xa ở một số các nhân viên y tế hiện nay.
Để giải quyết thách thức lớn này, các cơ quan chính phủ và các tổ chức trong lĩnh vực y tế cần phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức với thông điệp cụ thể cho từng nhóm đối tượng chăm sóc sức khỏe khác nhau. Chiến dịch với mục tiêu thuyết phục các tổ chức y tế chấp nhận công nghệ mới và đặt niềm tin vào những hiệu quả và lợi ích mà công nghệ mang lại. Đồng thời chấp nhận triển khai thực tế để hiểu những lợi ích của y tế từ xa, giống như với điện thoại di động và Internet đã cách mạng hóa thông tin liên lạc.
Vấn đề bảo mật thông tin và đạo đức nghề nghiệp
Dữ liệu, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được lưu trữ trên các hệ thống dữ liệu y tế điện tử và được các bệnh viện, nhân viên y tế truy cập phục vụ mục đích khám chữa bệnh một cách dễ dàng và liền mạch, nhưng cũng dẫn đến rủi ro về quyền riêng tư của bệnh nhân. Để vượt qua thách thức này, các thủ tục liên quan đến đạo đức phải được thiết lập, tập trung vào quyền truy cập dữ liệu y tế của bệnh nhân. Chỉ những nhân viên được ủy quyền hợp lệ và trực tiếp tham gia vào việc điều trị cho bệnh nhân mới có quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm này.
Chính sách và tài chính của chính phủ
Chính phủ thông qua các chính sách về y tế điện tử đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực này. Các chính phủ cần xác định tầm nhìn về triển khai thực tế khám chữa bệnh từ xa, tương tự như phát triển các kế hoạch, chiến lược cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống dựa trên thực hành trực tiếp. Ở tất cả các quốc gia, nhà nước tài trợ cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe để bảo đảm mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc cơ bản.
Trong lĩnh vực y tế điện tử, nhà nước vẫn cần hành động ở hai cấp độ, đó là thông qua việc áp dụng các chính sách liên quan và triển khai hoạt động tài trợ. Nhà nước cần có tầm nhìn và chính sách phát triển bền vững cho y tế từ xa, đồng thời bảo đảm nguồn tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển của y tế, bởi việc thành lập các cơ sở quan trọng của địa phương, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mua sắm, lắp đặt tất cả các loại thiết bị đòi hỏi phải có kinh phí lớn. Hoạt động giới thiệu, triển khai thành công y tế điện tử trong xã hội phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn và kế hoạch của chính phủ. Để y tế điện tử có thể phục vụ nhu cầu của tất cả mọi người, các chính phủ phải có một kế hoạch tổng thể và dự phòng trong ngân sách quốc gia bảo đảm cho việc đầu tư lâu dài.
Cơ sở hạ tầng chưa phát triển
Quá trình triển khai thực tế khám chữa bệnh từ xa đòi hỏi các hệ thống viễn thông phải truyền tải dữ liệu y tế từ điểm này đến điểm khác, sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông được triển khai trên toàn quốc, tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển chưa có cơ sở hạ tầng đầy đủ. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại tác động tiêu cực đến sự phát triển của y tế từ xa và điều đó thể hiện rõ nét nhất ở các vùng sâu vùng xa và vùng nông thôn, nơi có nhu cầu lớn nhất về y tế từ xa do thiếu bệnh viện và trung tâm y tế. Ngoài ra, thiết lập và quản lý các mạng nội bộ là những nhiệm vụ đòi hỏi phải có thiết bị và công nghệ mạnh mẽ để đáp ứng trong mọi thời điểm. Để cho phép bệnh nhân tận dụng các lợi ích của y tế từ xa, hệ thống viễn thông (mạng viễn thông/Internet) phải cung cấp trên ba tiêu chí sau: vùng phủ sóng, tốc độ và chất lượng.
Việc phủ sóng mạng viễn thông trên toàn quốc là điều cần thiết để mọi người dân có thể sử dụng miễn phí các dịch vụ y tế từ xa. Băng thông rộng rất cần thiết cho việc áp dụng y tế từ xa theo thời gian thực, vì việc trao đổi thông tin phải diễn ra ngay lập tức và đòi hỏi sự chính xác. Đồng thời chất lượng của các dịch vụ viễn thông phải luôn bảo đảm và sẵn sàng hoạt động. Phải bảo đảm độ tin cậy của hệ thống viễn thông được sử dụng cho y tế từ xa; nguồn điện vẫn là điều kiện tiên quyết tuyệt đối cho kết nối.
Để đối phó với thách thức này, chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia phải tập trung vào việc triển khai mạng lưới viễn thông tốc độ cao có chất lượng trên toàn quốc, bảo đảm các dịch vụ y tế từ xa hoạt động ổn định, chính xác và phục vụ được mọi nhu cầu khám chữa bệnh. Về cơ sở hạ tầng, cũng cần nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập các mạng riêng để cung cấp một mức độ tự chủ nhất định trong việc sử dụng y tế từ xa.
Thanh toán các dịch vụ
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự ra đời của khám chữa bệnh từ xa là khó khăn và nhầm lẫn liên quan đến việc thanh toán cho các dịch vụ được cung cấp. Các bác sĩ và các nhà cung cấp khác sẽ không thay đổi hình thức khám chữa bệnh truyền thống sang cung cấp các dịch vụ ảo và trực tuyến nếu không có gì bảo đảm các khoản thanh toán sẽ được chi trả đầy đủ. Một cách tiếp cận hợp lý và công bằng là ban hành các điều luật bảo đảm cho các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa sẽ được trả ở mức tương tự như những người thực hiện hệ thống truyền thống.
Các vấn đề về thẩm quyền theo lãnh thổ
Việc hành nghề y tế từ xa có thể gặp phải vấn đề về năng lực lãnh thổ vì ở một số quốc gia, bác sĩ chỉ được phép hành nghề trong một khu vực địa lý, tiểu bang hoặc tỉnh cụ thể. Họ không thể khám chữa bệnh bên ngoài khu vực được cho phép. Tuy nhiên, trong y tế từ xa, khái niệm khoảng cách không được áp dụng, điều này làm nảy sinh vấn đề về phạm vi lãnh thổ, vì một bác sĩ khám cho bệnh nhân ngoài phạm vi lãnh thổ của mình thông qua liên kết y tế từ xa có thể vi phạm pháp luật. Để vượt qua trở ngại này, phải có các chính sách, điều luật cho phép các bác sĩ hành nghề y tế từ xa ngoài phạm vi lãnh thổ của mình.
Khả năng tồn tại của y tế điện tử
Bảo đảm khả năng tồn tại của y tế từ xa là vấn đề được cả hệ thống y tế quan tâm. Với tiềm năng của hình thức chăm sóc sức khỏe mới này và nhu cầu của người dân, y tế từ xa phải được hướng tới sự phát triển bền vững. Làm như vậy sẽ cho phép các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất khai thác được tiềm năng và lợi ích của y tế điện tử. Khám chữa bệnh từ xa không chỉ đơn thuần là một phần trong kinh nghiệm làm việc của bác sĩ, để bảo đảm việc thực hành y tế từ xa được duy trì lâu dài, nó phải là một phần của chương trình giảng dạy đại học của sinh viên y khoa. Với sự đào tạo như vậy, họ sẽ sẵn sàng đưa y tế từ xa vào y tế lâm sàng.
Cần một lượng lớn người dùng và chuyên gia
Để thu được lợi ích tài chính của y tế từ xa và tiết kiệm được kết quả, cần phải đạt được mức sử dụng quan trọng và ổn định. Đầu tư ban đầu vào công nghệ, đào tạo và nguồn lực là cần thiết để áp dụng và giới thiệu y tế từ xa. Nếu chỉ có một số ít bác sĩ sau đó hành nghề y tế từ xa, thì sẽ có lợi tức đầu tư. Để y tế từ xa trở thành một tiêu chuẩn, thực hành thường xuyên, một số lượng đáng kể bệnh nhân và bác sĩ phải áp dụng phương pháp này, sau đó hoạt động này chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm. Một khi đạt được số lượng đủ lớn, y tế từ xa sẽ trở thành một phần lâu dài của thực hành y tế quốc gia và toàn cầu.
Văn hóa và ứng xử
Quá trình đưa y tế điện tử vào thực hành y tế không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Không dễ dàng để thay đổi văn hóa và hành vi của các hệ thống truyền thống, lâu đời và phức tạp, chẳng hạn như hệ thống chăm sóc sức khỏe, nơi các quy trình phụ thuộc lẫn nhau và không thể thay đổi một cách riêng lẻ. Y tế điện tử trong hệ thống hiện có ra đời chứng tỏ sự thay đổi từng bước trong lĩnh vực y tế truyền thống. Sẽ rất khó để thay đổi hành vi nếu không bảo đảm rằng việc thực hành y tế từ xa dễ dàng, hoặc dễ dàng hơn các quy trình hiện có. Ngoài ra, cần cho thấy được chất lượng dịch vụ nhiều triển vọng cùng với các hỗ trợ tài chính để khuyến khích việc áp dụng các phương pháp mới. Khuyến khích bao gồm tạo động lực, khen thưởng cho sự thay đổi và cung cấp hỗ trợ cho việc áp dụng các quy trình mới sớm hơn.
Sự ra đời của y tế từ xa đòi hỏi phải có hiệu quả ở 5 mức độ:
1) Chính phủ và các công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm tiền, tài nguyên và cải thiện dịch vụ;
2) Bệnh nhân có thể nhận được các dịch vụ tốt hơn, thuận tiện hơn và dễ tiếp cận hơn;
3) Nhân viên y tế địa phương hỗ trợ bệnh nhân có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc bổ sung;
4) Các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở được kết nối có thể nhận được mức lương tương tự như những người hành nghề theo hệ thống truyền thống;
5) Các bệnh viện có thể được cung cấp các nguồn lực để lưu trữ, lắp đặt các thiết bị và kết nối y tế từ xa, cùng với nguồn nhân lực để điều phối các cuộc hẹn.
Kết luận
Với các quốc gia đang phát triển có nhu cầu thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe, y tế điện tử cung cấp một chặng đường rút gọn để đáp ứng cho các nhu cầu này một lần và mãi mãi. Tất cả các thành viên trong chuỗi y tế có trách nhiệm làm mọi thứ có thể để nắm bắt cơ hội do sức khỏe điện tử mang lại thông qua sức mạnh tổng hợp. Những thách thức hiện tại có thể được vượt qua khi và chỉ khi y tế điện tử có những cơ hội và dấu hiệu có thể trở thành động lực thúc đẩy sự thay đổi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế được nhanh chóng và mang lại những giá trị to lớn cho sức khỏe của toàn dân.
Nguyễn Phương Nhung
Tài liệu tham khảo
[1] Telecommunications/information and communication technologies for e-health (ITU Publications Study period 2018-2021)
[2]https://practiceguides.chambers.com/practice-guides/digital-healthcare-2021/japan
[3]https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/14461242.2021.1941184