Trong công tác quản lý nhà nước, công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển triển Chính phủ điện tử là nhiệm quan trọng để mang lại hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành và phục vụ người dân và doanh nghiệp. Công việc quản lý triển khai ứng dụng CNTT được thực hiện theo chu kỳ lặp: Xây dựng kế hoạch, Triển khai kế hoạch, Kiểm tra đánh giá, Điều chỉnh, xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo. Trong đó việc kiểm tra đánh giá cần được thực hiện định kỳ và theo một phương pháp đánh giá phù hợp với thực tế của từng nước. Bài viết này, nghiên cứu và trình bày phương pháp đánh giá về phát triển Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc năm 2014, phân tích các ưu nhược điểm để từ đó có thể đề xuất việc áp dụng cho công tác đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại Việt Nam.
I. Mục đích đánh giá của Liên hiệp quốc
Từ năm 2008, hai năm một lần, Vụ các vấn đề kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc (UNDESA) thông qua Phòng quản trị công và quản lý phát triển (DPADM) công bố Báo cáo đánh giá Chính phủ điện tử tại các nước thành viên của Liên hiệp quốc.
Bằng cách so sánh, xếp hạng các quốc gia qua Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (E-Government Development Index - EGDI), báo cáo hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các chương trình Chính phủ điện tử để phục vụ cho việc phát triển.
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử được sử dụng để đo lường sự sẵn sàng và khả năng của khu vực công (cơ quan nhà nước) trong việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) để cung cấp dịch vụ. Chỉ số này giúp ích cho các Lãnh đạo cơ quan, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và đại diện của xã hội dân sự và khu vực tư nhân có được sự hiểu biết về thứ hạng tương đối của một quốc gia trong việc sử dụng nền tảng Chính phủ điện tử để cung cấp các dịch vụ trực tuyến để phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dân làm trung tâm.
Thông qua công tác đánh giá, Liên hiệp quốc muốn tìm hiểu biết rõ hơn về những thách thức mà các quốc gia thành viên Liên hiệp Quốc phải đối mặt trong việc thực hiện các chương trình phát triển Chính phủ điện tử. Những thách thức bao gồm:
- Làm thế nào để thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng rộng rãi chính phủ điện tử trong khi đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ;
- Làm thế nào để tận dụng nguồn lực để tích hợp công nghệ mới vào các yếu tố phát triển truyền thống đồng thời đảm bảo rằng quá trình này đem lại hiệu quả;
- Làm thế nào để đưa ra chiến lược và các chính sách phát triển chính phủ điện tử một cách thích hợp để quốc gia đó có thể giúp vượt qua thách thức về sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cũng như ngôn ngữ và nội dung.
II. Tiêu chí, phương pháp tính chỉ số phát triển chính phủ điện tử
2.1 Phương pháp tính chung
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc được đánh giá theo 3 chỉ số về ba lĩnh vực (hạng mục) quan trọng nhất của chính phủ điện tử là:
· Hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index - TIInormalized)
· Nguồn nhân lực (nguồn nhân lực nói chung chứ không đánh giá nhân lực công nghệ thông tin) (Human Capital Index - HCInormalized)
· Cung cấp Dịch vụ trực tuyến (Online Service Index - OSInormailzed)
Trọng số cho 3 hạng mục này là bằng nhau và được tính theo công thức
Bước 1: Chuẩn hóa số liệu
Việc chuẩn hóa số liệu (theo phương pháp Z-score) được tính theo công thức:
XCi,j= với i=1..n, j=1..m
Trong đó:
- µi: Giá trị trung bình theo số liệu thống kê của thuộc tính i (i=1..n), được tính theo công thức:
µi =
-i: Độ lệch chuẩn của thuộc tính i (i=1..n), được tính theo công thức:
i=
Bước 2: Tính chỉ số thô
Chỉ số thô của quốc gia j (j=1..m) được tính theo công thức:
AIj = với Ti (i=1..n) là trọng số cho từng thuộc tính
Bước 3: Chuẩn hóa chỉ số
Chỉ số chuẩn hóa của quốc gia j (j=1..m) được tính theo công thức:
AInormalizedj =
Trong đó:
AImin = MIN(AI1, AI2,..., AIm); AImax = MAX(AI1, AI2,..., AIm)
Cách tính cụ thể cho từng hạng mục thành phần được trình bày trong các phần tiếp theo.
2.2. Tính Chỉ số Hạ tầng viễn thông (TII)
Chỉ số Hạ tầng viễn thông được tính toán dựa trên 5 tiêu chí thành phần:
1. Tỉ lệ người dùng Internet (theo % dân số) (InternetUser_Z-score)
2. Số thuê bao Internet băng thông rộng cố định trên 100 dân (FixedBroadband_Z-score)
3. Số thuê bao Internet không dây băng thông rộng trên 100 dân (WirelessBroadbandSubscription_Z-score)
4. Số thuê bao thoại cố định trên 100 dân (TelephoneLine_Z-score) và
5. Số thuê bao di động trên 100 dân (MobileSubscription_Z-score)
Trọng số cho mỗi tiêu chí là bằng nhau (bằng 1/5). Việc tính chỉ số Hạ tầng viễn thông được thực hiện như sau:
i) Chuẩn hóa số liệu:
- Chuẩn hóa Tỉ lệ người dùng Internet (InternetUser_Z-score)
- Chuẩn hóa Số thuê bao Internet băng thông rộng cố định trên 100 dân (FixedBroadband_Z-score)
- Chuẩn hóa Số thuê bao Internet không dây băng thông rộng trên 100 dân (WirelessBroadbandSubscription_Z-score)
- Chuẩn hóa Số thuê bao thoại cố định trên 100 dân (TelephoneLine_Z-score)
- Chuẩn hóa Số thuê bao di động trên 100 dân (MobileSubscription_Z-score)
ii) Tính chỉ số Hạ tầng viễn thông thô :
Chỉ số Hạ tầng viễn thông thô = InternetUser_Z-score*1/5 + FixedBroadband_Z-score*1/5 + WirelessBroadbandSubscription_Z-score*1/5 + TelephoneLine_Z-score*1/5 + MobileSubscription_Z-score*1/5
iii) Tính chỉ số Hạ tầng viễn thông chuẩn hóa : Theo Bước 3 tại phần 2.1.
Số liệu đánh giá cho Chỉ số thành phần Hạ tầng viễn thông được Liên hiệp quốc sử dụng từ số liệu của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).
Để phù hợp với xu hướng phát triển, tiêu chí về hạ tầng viễn thông được thay đổi theo thời gian, cụ thể như tại bảng 1.
Bảng 1. Chỉ số hạ tầng viễn thông và sự thay đổi của các tiêu chí đánh giá theo thời gian (2002-2014)
2.3. Tính Chỉ số Nguồn nhân lực (HCI)
Chỉ số Nguồn nhân lực được tính toán dựa trên 4 tiêu chí thành phần:
1. Tỷ lệ người lớn biết đọc biết viết (Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết và sử dụng được trong cuộc sống)
2. Tỷ lệ đăng ký nhập học cấp phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) và cao đẳng, đại học (Tỉ lệ giữa tổng số học sinh, sinh viên đã đăng ký nhập học ở các cấp (không phân biệt tuổi của người đăng ký có thuộc bậc học đăng ký hay không) trên tổng số dân số trong độ tuổi đến trường theo từng bậc học)
3. Tổng số năm học phổ thông của một học sinh
4. Số năm học trung bình của một người khi đến tuổi trưởng thành (khoảng từ 25 tuổi trở lên)
So với năm 2012, năm 2014, Liên hiệp quốc bổ sung thêm 2 tiêu chí là: Tổng số năm học phổ thông của một học sinh và Số năm học trung bình cần hoàn thiện của một người khi đến tuổi trưởng thành. Hai tiêu chí này được bổ sung để đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục đến 2015 do Tổng thư ký Liên hiệp quốc kêu gọi là nâng cao trình độ học vấn của thanh niên và học tập suốt đời.
Trọng số cho từng tiêu chí của chỉ số Nguồn nhân lực là:
- Trọng số Tỷ lệ người lớn biết đọc biết viết: 1/3
- Trọng số Tỷ lệ đăng ký nhập học cấp phổ thông (cấp 1, 2, 3) và cao đẳng, đại học: 2/9
- Trọng số Tổng số năm học phổ thông của một học sinh: 2/9
- Trọng số Số năm học trung bình của một người khi đến tuổi trưởng thành: 2/9
Việc tính chỉ số Nguồn nhân lực được thực hiện như sau:
i) Chuẩn hóa số liệu:
- Chuẩn hóa Tỷ lệ người lớn biết đọc biết viết (AdultLiteracyRate_Z-score)
- Chuẩn hóa Tỷ lệ đăng ký nhập học cấp phổ thông (cấp 1, 2, 3) và cao đẳng, đại học (GrossEnrolmentRatio_Z-score)
- Chuẩn hóa Tổng số năm học phổ thông của một học sinh (ExpectedYearsOfSchooling_Z-score)
- Chuẩn hóa Số năm học trung bình của một người khi đến tuổi trưởng thành (MeanYearsOfSchooling_Z-score)
ii) Tính chỉ số Nguồn nhân lực thô :
Chỉ số Nguồn nhân lực thô = AdultLiteracyRate_Z-score*1/3 + GrossEnrolmentRatio_Z-score*2/9 + ExpectedYearsOfSchooling_Z-score*2/9 + MeanYearsOfSchooling_Z-score*2/9
iii) Tính chỉ số Nguồn nhân lực chuẩn hóa: Theo Bước 3 tại phần 2.1.
Số liệu đánh giá cho Chỉ số thành phần Nguồn nhân lực được Liên hiệp quốc sử dụng từ số liệu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO).
(Còn nữa)