Đang xử lý.....

Kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử: Khung Kiến trúc hạ tầng kỹ thuật Chính phủ điện tử  

Mỗi quốc gia có thể được nhìn nhận như một hệ thống thực hiện các chức năng nhất định bằng việc sử dụng các nguồn lực nhất định. Với cách nhìn trên, các chuyên gia xem khái niệm về Kiến trúc của một quốc gia trở nên có ý nghĩa hơn. Trong ngữ cảnh Chính phủ điện tử, Kiến trúc có thể được tách thành các thành phần khác nhau, từ công nghệ thông tin cho đến các yếu tố liên quan thuộc các khía cạnh khác của Chính phủ như nghiệp vụ hành chính,….
Thứ Tư, 27/12/2017 2017
|

Mỗi quốc gia có thể được nhìn nhận như một hệ thống thực hiện các chức năng nhất định bằng việc sử dụng các nguồn lực nhất định. Với cách nhìn trên, các chuyên gia xem khái niệm về Kiến trúc của một quốc gia trở nên có ý nghĩa hơn. Trong ngữ cảnh Chính phủ điện tử, Kiến trúc có thể được tách thành các thành phần khác nhau, từ công nghệ thông tin cho đến các yếu tố liên quan thuộc các khía cạnh khác của Chính phủ như nghiệp vụ hành chính, …. Mục đích của bài viết này là cung cấp một cách nhìn khác về Khung Kiến trúc về kỹ thuật đối với Chính phủ điện tử từ kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, tập trung vào khu vực Châu Â.

Tình hình

Kể từ những năm 1980, nhiều quốc gia đã có nghiên cứu chuyên sâu tập trung vào Chính phủ điện tử, kiến trúc, tác động và mô hình quản trị của nó. Để mở rộng, các hoạt động này tập trung vào nghiên cứu việc cung cấp dịch vụ và các khía cạnh chính sách của vấn đề, trong khi các hoạt động kỹ thuật triển khai cung cấp dịch vụ và chính sách lại ít được quan tâm. Khung kiến ​​trúc được đề xuất, nhưng thường không phân biệt rõ ràng giữa các khía cạnh về chức năng và kỹ thuật của các hệ thống thông tin. Do đó, việc áp dụng các khung kiến ​​trúc kỹ thuật này là rất hạn chế.

Một số thách thức định hướng sự am hiểu cần thiết về khía cạnh kỹ thuật của Chính phủ điện tử bao gồm:

Thứ nhất, Chính phủ điện tử thường được định nghĩa là việc sử dụng các phương tiện điện tử để phục vụ và cung cấp dịch vụ công. Trong khi, chính xác có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, cách tiếp cận như vậy dường như tập trung vào các dịch vụ đã tồn tại và giả định xem chính phủ như một hệ thống với kiến ​​trúc ổn định. Điều này không nhất thiết phù hợp, bởi Kiến trúc được phát triển bằng sự bồi đắp các thiếu hụt trong hoạt động và dưới áp lực đổi mới những gì đang tồn tại dẫn đến thay đổi về chức năng và kỹ thuật, ví dụ như dữ liệu mở. Do đó, không thể giả định sự ổn định của kiến ​​trúc hệ thống và danh mục dịch vụ. Rõ ràng, sự hiểu biết về kiến ​​trúc kỹ thuật cơ bản là cần thiết.

Thứ hai, có bằng chứng cho thấy kiến ​​trúc hệ thống liên quan kiến ​​trúc tổ chức và do đó chịu ảnh hưởng của nó. Một mối liên hệ tương tự đã được nhận ra trong lĩnh vực quản lý tri thức. Trong lĩnh vực kiến ​​trúc hệ thống và thiết kế sản phẩm, khái niệm kiến ​​trúc có tác động không chủ ý đến chức năng của hệ thống được gọi là hành vi khẩn cấp hoặc các tương tác ngẫu nhiên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không phải tất cả các hành vi ngoài kiểm soát như vậy là điều mong muốn. Hiểu, dự đoán và kiểm soát các hiệu ứng giả định đem lại sự hiểu biết về kiến ​​trúc đối với kiến ​​trúc kỹ thuật của chính phủ.

Thứ ba, các chính phủ hoạt động dựa vào thuế của người nộp thuế, do đó, có áp lực để giảm chi phí hoạt động. Một trong những cơ chế giảm chi phí dễ tiếp cận nhất là tinh giản bộ máy vì nó chỉ có thể đạt được bằng các biện pháp hành chính. Tuy nhiên, điều này có thể làm tổn hại đến năng lực của tổ chức khi không phát huy đầy đủ vai trò của CNTT, khi đó khái niệm được biết đến là sự liên kết giữa CNTT và nghiệp vụ, thông tin liên lạc và quan hệ đối tác có thể sẽ bị tác động vì khoảng cách về CNTT và nghiệp vụ giữa các tổ chức tăng lên. Do đó, cần có một số phương tiện hợp nhất phức tạp đòi hỏi phải có một khung tư duy vững chắc về kiến ​​trúc kỹ thuật.

Yêu cầu

Để có thể áp dụng được và đáp ứng những thách thức được mô tả ở trên, khung kiến ​​trúc được phát triển phải đáp ứng các yêu cầu nhất định.

Cung cấp cái nhìn toàn diện về hệ thống thông tin cung cấp cho cơ quan nhà nước một cách phù hợp, như về phạm vi, quy mô,…

Các Chính phủ khác nhau có các cách tiếp cận khác nhau để thực hiện các chức năng của họ về thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp,... Khung tổng thể nên phù hợp với mô hình tổ chức và đủ linh hoạt để thích ứng với những thay đổi.

Khung nên có một mức độ trừu tượng nhất định để cho phép thảo luận về các nội dung có liên quan.

Vì các nhà cung cấp dịch vụ Chính phủ điện tử khác nhau về quy mô và độ phức tạp, Khung nên cho phép bổ sung các thành phần vào cấu trúc làm sao không ảnh hưởng đến cấu trúc thượng tầng.

Tất cả các kiến ​​trúc kỹ thuật đều có liên quan đến kiến ​​trúc chức năng, nghĩa là các đơn vị chức năng có liên quan với nhau có tác động lẫn nhau giữa các thành phần kỹ thuật. Do đó, phải có sự truyền thông hiệu quả giữa những người tham gia vào kiến ​​trúc chức năng và kỹ thuật. Để có hiệu quả phục vụ như là một công cụ truyền thông, Khung này phải ở mức độ cao, có thể mô tả theo các thuật ngữ phi kỹ thuật.

Khung

Khung mô tả tập trung vào kiến ​​trúc kỹ thuật, kiến ​​trúc kỹ thuật của bất kỳ hệ thống nào lại phụ thuộc vào kiến ​​trúc chức năng của nó. Do đó, mỗi thành phần của Khung, câu hỏi then chốt phải trả lời là liệt kê được các chức năng cùng với mô tả tóm tắt tác động của nó đối với Kiến trúc. Các câu hỏi này được tập trung xung quanh vào ba trụ cột, mỗi trụ cột được hình thành linh hoạt từ các giải pháp kỹ thuật và các lựa chọn cần thực hiện:

• Tập trung hóa. Nói chung một giải pháp tập trung cung cấp kiểm soát nhiều hơn nhưng tăng theo cấp số nhân về sự phức tạp cho các thực thể lớn hơn. Giải pháp phân cấp được cải tiến tốt hơn nhưng đòi hỏi các cơ chế phối hợp phức tạp hơn để hoạt động

• Bảo mật và an toàn thông tin: Bất kỳ việc chia sẻ thông tin hoặc truy cập vào các hệ thống nào đều gây ra sự lo lắng về quyền riêng tư và bảo mật. Do đó, các chính sách trong các lĩnh vực này quy định chặt chẽ hơn, điều này tạo ra sự phức tạp về giải pháp.

• Sự đa dạng. Một không gian giải pháp đa dạng hơn sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa rạng của thị trường và giảm sự phức tạp nhưng đòi hỏi cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn. Tính đồng bộ mạnh yêu cầu đề ra các cơ chế thực thi hiệu quả và giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề sẽ phức tạp hơn.

Bản thân Khung bao gồm bốn lớp chính liên kết các hệ thống thông tin của các lĩnh vực khác nhau của Chính phủ và cho phép tương tác với người sử dụng các dịch vụ: người dân, cán bộ công chức và doanh nghiệp. Trong mỗi lớp, kiến trúc của một Chính phủ cụ thể có thể được chi tiết bằng cách sử dụng phương pháp kiến trúc tổng thể được lựa chọn.

Khung được mô tả như sau:

Hình: Khung hạ tầng kỹ thuật Chính phủ điện tử

Định danh điện tử: Nếu không có phương pháp phổ biến để xác định chính danh một công dân, việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ điện tử của chính phủ là rất khó. Một số chức năng để triển khai định danh cá nhân là:

* Khách hàng mục tiêu của dịch vụ điện tử là ai? Câu hỏi về cách xác định người dùng phụ thuộc nhiều vào người mà người dùng thực sự là ai.

* Ý nghĩa pháp lý của định danh điện tử là gì? Các phương pháp nhận dạng mang ý nghĩa pháp lý nhiều hơn đòi hỏi phải thực hiện kỹ thuật mạnh mẽ hơn và có thể sẽ khó phân phát rộng rãi hơn.

3) Mối quan hệ đa dạng giữa pháp lý và điện tử là gì? Một lần nữa, các phương pháp nhận dạng cung cấp một mối quan hệ nhất định hơn giữa bản sắc luật pháp và điện tử phức tạp hơn.

Kênh cung cấp dịch vụ: Dịch vụ điện tử có thể được cung cấp thông qua một loạt các kênh điện tử từ các hệ thống dựa trên IVR truyền thống đến các nền tảng di động tinh vi ngày nay. Cần lưu ý rằng ranh giới giữa các kênh phân phối điện tử và không phải là điện tử không phải là dứt khoát vì cả hai loại kênh hỗ trợ cùng một bộ quy trình nghiệp vụ và các hệ thống thực hiện chúng ít nhất có thể được coi là một thực thể. Các câu hỏi chức năng chính tác động tới kiến ​​trúc là:

* Sự đa dạng của kênh phân phối điện tử trên các dịch vụ là gì?

* Sự đa dạng của các kênh phân phối điện tử trên toàn quốc là gì?

Tích hợp: Lớp tích hợp kết hợp các hệ thống thông tin của các cơ quan khác nhau để cho phép chia sẻ dữ liệu. Lớp tích hợp có sự tách biệt rõ ràng giữa người dùng, nhà quản lý, cung cấp dữ liệu và dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng: Tất cả các dịch vụ tạo thành danh mục chính phủ điện tử cần được triển khai theo cách thức hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của chính phủ điện tử bao gồm các yêu cầu về tính năng, tính khả dụng và bảo mật phi chức năng. Bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật - máy chủ, mạng, thiết bị lưu trữ, thiết bị an ninh,… sử dụng để cung cấp dịch vụ chính phủ điện tử.

Tài liệu tham khảo:

1. S. Sharma and J. N. Gupta, “Transforming to e-government: a framework”.

2. K. Layne and J. Lee, “Developing fully functional e-government: A four stage model,” Government information quarterly.

3. J. Luftman, “Assessing business-it alignment maturity,” Strategies for information technology governance.

 

Nguyễn Thanh Thảo