1.Giới thiệu chung về hệ thống thông tin y tế cấp huyện (DHIS)
Hệ thống thông tin y tế cấp huyện (District health Information System -DHIS)được cài đặt và sử dụng trong một loạt các trung tâm y tế ở huyện Chittoor ở tỉnhAndhra Pradesh. Vào cuối mỗi tháng, nhân viên y tế tại các trung tâm này sẽ nhập cácdữ liệu về sức khỏe của cộng đồng mà họ thu thập được vào máy tính. Ngoài ra, những nhân viên này cũng nhập những dữ liệu điều tra dân số và dữ liệu dân số đểcung cấp những thông tin cơ bản cho cộng đồng trên địa bàn huyện. Các dữ liệu có thể được sử dụng cho một loạt các báo cáo y tế và ra quyết định như dưới đây:
- Báo cáo về các chỉ số hoạt động liên quan đến sức khỏe như triệt sản, tham dự sinh, tỷ lệ tiêm chủng; Các quyết định có thể được đưa ra theo những cách khác nhau để cải thiện hiệu quả hoạt động hoặc sửa đổi các chỉ tiêu, chỉ số đã đề ra theo kế hoạch.
- Báo cáo về việc thực hiện của cả các nhân viên y tế và các tổ chức cụ thể (ví dụ như các trung tâm y tế); Các quyết định có thể được đưa ra theonhững cách để nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của cả các cá nhân vàcũng như các tổ chức.
- Hỗ trợ phân bổ nguồn lực, vị trí nhân viên và quyết định quy hoạch cáctrung tâm y tế.
Trong mọi trường hợp, năng lực hệ thống thông tin địa lý (ví dụ như hệ thốngbản đồ) là một yếu tố quan trọng của việc lập báo cáo và là đầu vào để đưa ra cácquyết định. Ví dụ, nó đã xác định được các kế hoạch không hiệu quả trước đó như vị trícác trung tâm y tế, nó cho thấy những nơi mà các trung tâm quá gần nhau (và do đó sử dụng đúng mức), và cũng xác định các khu vực đang hoạt động trên địa bànquận/huyện.
Hệ thống thông tin lần đầu tiên được thí điểm tại 09 trung tâm sức khỏe trong quận Chittoor trong suốt năm 2002. Từ tháng 02/2003, nó đã được mở rộng ra tới hơn 37 trung tâm y tế (chiếm khoảng một nửa trong số tất cả các trung tâm ở quận Chittoor). Trong thực tế, nhóm thực hiện đã được đối chiếu dữ liệu hàng tháng từ tất cả 84 trung tâm y tế trên địa bàn huyện (46 trung tâm đã được tin học hoá, và 38 trung tâm đã cókế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin). Kế hoạch này là để mở rộng ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trung tâm khác và các quận/huyện khác của bang Andhra Pradesh.
Hệ thống thông tin sức khoẻ được cài đặt và chạy trên máy tính, phần mềm DHIS được xây dựng để dễ dàng tùy chỉnh và dựa trên nền tảng mã nguồn mở. Nó cókhả năng sử dụng các định dạng ArcView để xem dữ liệu thông qua một bản đồ kỹ thuật số, trong chế độ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Đã có một kế hoạch để nâng cấp ứng dụng hoạt động trên nền tảng Web để từ đó các báo cáo hàng tháng để đối chiếu có thể được gửi qua Internet. Tại thời điểm đó, các báo cáo được gửi từ các trung tâm y tế để đối chiếu tại trụ sở các trung tâm ở quận/huyện thông qua bản cứng và đĩa mềm.
2.Mục đích, tầm quan trọng và những lợi ích của dự án
a.Mục đích của dự án
Mục đích chính cho việc giới thiệu DHIS là để cải thiện chất lượng và phạm vi của các thông tin đầu vào đối với sức khỏe và từ đó hỗ trợ việc ra quyết định, nhằmnâng cao chất lượng của việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng (bao gồm lập kế hoạch, giám sát, đánh giá...). Trong một ý nghĩa rộng hơn, DHIS đã được giới thiệu là để hỗ trợ việc cải cách ngành y tế, cụ thể như việc phân cấp chăm sóc y tế và cung cấp tốt hơn các dịch vụ y tế ở các khu vực nông thôn.
Với mong muốn của các bên liên quân, ứng dụng này là một phần của chương trình nghị sự chính trị của Bộ trưởng Bộ Nhà nước nhằm cố gắng sử dụng công nghệ thông tin để cải thiện cả việc quản lý và cung cấp các dịch vụ công. Sở Y tế tiểu bang muốn cải thiện các báo cáo sức khỏe và trước đó họ đã nhìn thấy sự khó khăn khi xây dựng các báo cáo số liệu tổng hợp từ các trung tâm y tế. Các nhân viên y tế cảm thấy rằng dữ liệu của các công việc hiện tại lặp đi lặp lại và đơn điệu, ngoài ra các dữ liệu này còn không được sử dụng trong việc đưa ra các quyết định; do đó họ muốn có một phương pháp tiếp cận hiện đại hơn nhưng được phân cấp để quản lý các dữ liệu,thông tin y tế và hỗ trợ việc đưa ra các quyết định.
Cuối cùng những người đứng đầu và ra quyết định trong chính quyền các quận/huyện và trong các cơ quan bên ngoài muốn có một chương trình về sức khỏe, chẳng hạn như PATH-Ấn Độ và UNICEF, những người muốn cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế một cách tốt hơn cũng như cải thiện cả sự hiệu quả của các quyết định của họ và cả cách họ xây dựng các báo cáo để báo cáo lên trên và báo cáo cho các cơ quan khác.
b.Các bên liên quan đến dự án
Các bên liên quan chính là những nhân viên chăm sóc sức khỏe, những người thu thập và nhập dữ liệu nền tảng cho hệ thống, và các thành viên cộng đồng đang tìm cách cải thiện sức khỏe của họ. Các bên liên quan khác như đã nói ở trên bao gồm các Bộ trưởng, các cán bộ cao cấp trong Bộ Y tế, cộng với các Lãnh đạo cũng như cácquan chức ở quận/huyện. Các bên liên quan khác bao gồm các nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Oslo người cung cấp các đầu vào thuận lợi, các nhà cung cấp trong lĩnh vực công nghệ thông tin là những người đã cung cấp các công nghệ, và các cơ quan bên ngoài có liên quan đến các chương trình về sức khỏe của các dự án hay các chương trình.
- Ý nghĩa của dự án đối với lĩnh vực Y tế và người nghèo
Các hệ thống DHIS không có tác động trực tiếp đối với người nghèo. Tuy nhiên, trọng tâm dữ liệu của nó là các cộng đồng nghèo, và nó được sử dụng trực tiếp bởi những nhân viên y tế những người dành cả cuộc sống của họ để giải quyết các nhu cầu sức khỏe của những cộng đồng nghèo. Một ý định khác của dự án đó là giảm số lượng thời gian nhân viên y tế dành cho việc điền các loại giấy tờ biểu mẫu, để họ có thểdành nhiều thời gian phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhiều hơn.
d.Lợi ích của hệ thống, dự án về chi phí và các tác động
Dựa trên nền tảng mã nguồn mở, DHIS được cung cấp miễn phí, cùng với dịch vụ đào tạo hướng dẫn. Nguồn kinh phí cũng được cung cấp bởi Chính phủ và từ các nguồn nước ngoài cho phép việc đào tạo được cung cấp miễn phí cho các cán bộ/nhân viên, cũng như cho các huyện và trung tâm y tế có liên quan. Vụ Y tế chịu trách nhiệmchi trả các khoản tiền cần thiết cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng phần cứng, cho các giảng viên, và cho một công ty địa phương để giúp thực hiện hệ thống.
Hệ thống này cũng đã chứng minh khả năng cung cấp các thông tin có thể có giá trị cho việc ra quyết định, và cũng đã thể hiện được khả năng của nó trong việc có một giao diện GIS để giúp đỡ các địa phương hiểu được các kế hoạch y tế của các quận/huyện.
Trước đây, người ta ước tính rằng các nhân viên y tế đã dành hơn 60% thời gian của họ trong việc thu thập dữ liệu, đối chiếu, nhận và gửi các dữ liệu này. Khi hệ thống được sử dụng, nó đã làm giảm thời gian cán bộ y tế dành cho công tác xử lý dữ liệu, trong khi nâng cao chất lượng của các dữ liệu y tế trong hệ thống.
Ở một mức độ cao hơn, các DHIS có thể tạo ra một số thay đổi trong văn hóa và các giá trị, ví dụ như một đánh giá cao hơn về giá trị của thông tin trong hệ thống y tế,cũng như khả năng trao quyền cho các nhân viên y tế bằng cách cho họ tiếp cận với các dữ liệu và hiểu rõ hơn về các chỉ số và các mục tiêu.
- Đánh giá hệ thống
Việc triển khai các chương trình DHIS cho đến nay đang được thực hiện một cách ổn định, và một loạt các mục tiêu trong việc triển khai hệ thống đã được lên kế hoạch. Do đó, còn là quá sớm để có một đánh giá chính thức về hệ thống. Đã có nhiều nhận xét và đánh giá từ các bên liên quan trong quá trình thực hiện đã được sử dụng trong việc sửa đổi thiết kế hệ thống; ví dụ liên quan đến các nội dung đào tạo hoặc các tuỳ biến của các mẫu báo cáo để phù hợp với nhu cầu của các địa phương khác nhau.
Các yếu tố thành công quan trọng ảnh hưởng đến dự án
Có sự hỗ trợ từ cấp cao: Một yếu tố thành công quan trọng cho các ứng dụng e-Health là sự hỗ trợ từ các quản lý cấp cao trong các khu vự công về cả nguồn lực vật chất và cũng như về chính trị để đảm bảo các ứng dụng có thể được thực hiện và triển khai. Trong trường hợp này, sự hỗ trợ được đưa ra ngay từ mức cao nhất của các Bộ đó chính là các Bộ trưởng.
Sự linh hoạt của ứng dụng: Các phần mềm DHIS được thiết kế để cho phép tùy biến linh hoạt đối với giao diện, các báo cáo kết quả đầu ra và các bộ dữ liệu để phù hợp với nhu cầu của từng địa phương nói riêng. Đây là một điều quan trọng cho các loại hệ thống e-Health, phải đáp ứng đa dạng các yêu cầu của các bên liên quan khác nhau. Tùy biến là điều cần thiết, và có thể được xem như là việc một liên tục chứkhông phải chỉ thực hiện một lần. Cho đến nay, việc tuỳ biến của các hệ thống vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Ví dụ như tuỳ biến để cung cấp các mẫu báo cáo mới để phù hợp với yêu cầu quản lý đang thay đổi.5.Kết luận
Qua các nội dung của bài viết quý vị độc giả có thể nhận thấy được mục đích, những tác động cũng như sự thành công của dự án đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của Chính phủ, của chính quyền địa phương các tỉnh/thành phố ở Ấn Độ. Trong lộ trình phát triển Chính phủ điện tử ngoài ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước thì việc ứng dụng để nâng cao chất lượng sức khoẻ của người dân (các dịch vụ công trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ là rất quan trọng). Hiện nay, hệ thống này vẫn đang được tiếp tục phát triển và mở rộng, từ đó có thể thấy sự định hướng của Chính phủ Ấn Độ là đúng đắn và chúng ta có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ họ.