Những sáng kiến để thu hẹp khoảng cách số
Chiến lược tổng thể là nhịp cầu nối khoảng cách số trong chiến lược “Cùng chung tay giúp đỡ” (MHHA). Kể từ khi đất nước Singapore độc lập, một tầm nhìn chiến lược đã được định sẵn để “phát triển khả năng tự lực trong một xã hội mạnh mẽ, từ bi và quan tâm” thông qua mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ với “người dân, doanh nghiệp, các tổ chức cộng đồng, các nhóm tôn giáo và các thành viên gia đình” trong việc giúp đỡ những người khuyết tật. Các sáng kiến được nêu ra trong bài viết này bao gồm một tập hợp các chương trình có nguồn vốn từ phía Chính phủ, những nỗ lực VWO với một phần vốn từ ngân sách nhà nước, cũng như các chương trình hỗ trợ một phần.
a. Truy cập
Hạ tầng. Hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ như một nền tàng của một thành phố số hóa, Singapore đã bắt tay vào việc xây dựng một kế hoạch dài hạn để xây dựng Cơ sở hạ tầng truyền thông quốc gia thế hệ thứ hai, trong đó bao gồm mạng băng thông rộng và mạng không dây. Sáng kiến Wireless@SG cho phép người dân có thể truy cập WIFI một cách miễn phí với tốc độ lên tới 2Mbps trong các khu vực công cộng trên toàn bộ ốc đảo của mình. Mạng lưới băng thông rộng trên toàn bộ lãnh thổ cũng đã được thiết lập để cung cấp truy cập tốc độ cao cho các hộ dân cư và các doanh nghiệp.
Truy cập tới các Dịch vụ trực tuyến. Đối với người dân, những ai mà có mong muốn tương tác với Chính phủ, tuy nhiên không có các phương tiện truy cập hoặc truy cập Internet, họ có thể đến bất kỳ 26 Trung tâm kết nối người dân được đặt tại các Trung tâm cộng đồng trên toàn ốc đảo để truy cập các dịch vụ trực tuyến. Tại những địa điểm đó sẽ có các cán bộ cung cấp cho họ những hướng dẫn trong trường hợp cần thiết. IDA cũng làm việc với các trung tâm phổ cho người cao tuổi khác để đặt những trạm truyền thông, cung cấp cho người già truy cập một cách dễ dàng, và hoàn toàn miễn phí. Đến nay, có khoảng 100 trạm thông tin được đặt trên toàn ốc đảo để phục vụ những người dân như vậy.
Các nền tảng. Có rất nhiều các kênh truy cập trực tuyến cung cấp các thông tin có sẵn, chủ yếu là ở dạng nền tảng web. Mặc dù vậy, cùng với sự tăng trưởng của việc sử dụng điện thoại di dộng ở các nước phát triển và đang phát triển, thì điện thoại di động trở thành một nguồn quan trọng trong việc tham gia vào các ứng dụng trực tuyến. Hiện tại, Chính phủ Singapore đã cung cấp khoảng hơn 300 dịch vụ di động trên các nền tảng khác nhau, từ các ứng dụng cho các điện thoại thông minh nhất đến các ứng dụng đơn giản dựa trên SMS. Đối với các cơ quan nhà nước và các Bộ, những cơ quan mà muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ thông qua các kênh SMS truyền thống, thì họ có thể tối ưu hóa dịch vụ WOG để cho phép người sử dụng nhận được những sự nhắc nhở hoặc cung cấp các phản hồi thông qua các tin nhắn truyền thống. Một số ví dụ bao gồm Đường dây giúp đỡ khẩn cấp thông qua SMS được cung cấp bởi Lực lượng cảnh sát, kênh đóng góp ý kiến cho Cục Đường bộ về các vấn đề liên quan đến vận tải, và nhận các cảnh báo điện tử từ Ban phát triển nhà ở về các vấn đề liên quan đến nhà ở cộng đồng.
Sự truy cập các trang web. IDA đã giới thiệu một tập các Chuẩn giao diện web (WIS) cho các trang web của Chính phủ để tuân theo trong năm 2004. Thông qua Chương trình chiến lược chuyển đổi Web, các cơ quan Chính phủ được yêu cầu phải đáp ứng một tập các tiêu chuẩn bắt buộc và các hướng dẫn khuyến nghị khi thiết kế các trang web và các dịch vụ trực tuyến của họ. Những hướng dẫn này bao gồm việc đáp ứng những nhu cầu cho những người khuyết tật bằng việc đáp ứng các Hướng dẫn về sự truy cập nội dung Web và các hướng dẫn của tổ chức W3c.
Sự hỗ trợ về tài chính. Đối với các gia đình mà không đủ khả năng để mua máy vi tính hoặc là thuê bao mạng băng thông rộng, đặc biệt là đối với những hộ gia đình có trẻ em đang đi học, họ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Chương trình cung cấp máy tính NEU. Chương trình này sẽ cung cấp cho các sinh viên và những người khuyết tật mà có mức thu nhập thấp cơ hội để sở hữu một chiếc máy vi tính mới với thuê bao truy cập Internet với một mức giá ưu đãi.
b. Sự hiểu biết
Sự khả dụng của nội dung. Từ năm 2006, nội dung và các dịch vụ trực tuyến của Chính phủ Singapore đã được đưa lên trực tuyến. Kết quả là, người dân có thể truy cập đến các thông tin một cách dễ dàng. Cổng Công dân điện tử (www.ecitizen.gov.sg) đã được cập nhật để cung cấp các thông tin và các dịch vụ thông suốt giữa các cơ quan, cho phép người dân có thể giao dịch và tương tác với Chính phủ.
Đào tạo sự hiểu biết. Sáng kiến truyền thông bạc (SII) nhắm đến làm cầu nối thu hẹp khoảng cách số giữa nhóm người dân cao tuổi bằng việc xác định sự khác biệt về nền tảng học vấn, ngôn ngữ và khả năng sử dụng truyền thông của họ. Sáng kiến này bao gồm các chương trình cung cấp sự truy cập đến các khóa đào tạo về công nghệ thông tin và các nguồn tài nguyên máy tính, và cho phép những người dân cao tuổi tham gia vào các sự kiện Truyền thông bạc, ví dụ như Ngày truyền thông bạc. Để cho phép những người khuyết tật có cơ hội tham gia vào cộng đồng và có được một cuộc sống ý nghĩa hơn, Trung tâm truy cập truyền thông (IAC) cũng thiết lập các khóa đào tạo về công nghệ thông tin cho họ. Đến nay, có hơn 5000 cơ sở đào tạo, cung cấp cho người dân khuyết tật. Điều này giúp cho họ có khả năng đóng góp ý tưởng, ý kiến vào quá trình chuyển đổi Chính phủ trực tuyến một cách dễ dàng hơn.
Phối hợp quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách số, Chính phủ đã phối hợp với rất nhiều các dự án và các sáng kiến với các Tổ chức quốc tế và các tổ chức trong nước như dự án APECTEL năm 2012 “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho những người có nhu cầu đặc biệt”. Thông qua dự án này, các quốc gia tụ họp lại để học hỏi và trao đổi thông tin, thành lập nên một mạng lưới toàn cầu cho các nhà hoạch định, xây dựng chính sách và cung cấp một nền tảng cho các tổ chức phi Chính phủ để chia sẻ và trao đổi các kế hoạch, những hành động cụ thể đối với các giải pháp có tính chất đổi mới để đáp ứng các yêu cầu cần thiết cho những người cao tuổi và những người khuyết tật.
Kết luận và hướng tới tương lai
Singapore sẽ còn tiếp tục khai thác giá trị của dữ liệu và khơi dậy sự đồng sáng tạo để khuyến khích sự tham gia điện tử một cách tốt hơn. Một trong những nỗ lực đó là thông qua trang web data.gov.sg, được khởi động vào năm 2011, là một cổng duy nhất để truy cập vào những dữ liệu sẵn có của Chính phủ. Cổng thông tin này khuyến khích sự phát triển của các ứng dụng bởi người dân và các tổ chức cá nhân, và tối ưu hóa các phân tích và nghiên cứu từ các trường đại học và các nhà nghiên cứu. Đến nay, có hơn 8000 tập dữ liệu từ 62 tổ chức đã được đưa lên cho công chúng, với ước tính khoảng 45% các định dạng ở dạng điện tử. Hơn 110 ứng dụng đã được phát triển sử dụng dữ liệu này kể từ khi cổng thông tin được triển khai. “Khai thác dữ liệu cho sự sáng tạo có giá trị” kêu gọi sự phối hợp trong việc hợp tác với 9 cơ quan vào tháng 5 năm 2012 để giúp đỡ các nhà phát triển trong việc biến những ý tưởng của họ thành hiện thực. Các cơ quan nhà nước cũng được mời để chia sẻ “những vấn đề” để các tổ chức tư nhân có thể cùng chung đưa ra những giải pháp cho những vấn đề đó. Để kêu gọi sự tham gia, các hình thức về mặt phần thưởng và hoặc công bố rộng rãi đã được sử dụng. Năm 2011, chương trình Ideas4Apps đã được khởi động để khuyến khích người dân đóng góp những ý tưởng về các ứng dụng để cộng đồng có thể tìm thấy sự hữu ích trong các ý tưởng đó. Tiếp nối sự thành công của hơn 700 ứng viên, bước tiếp theo là khởi động cuộc thi cho các ứng dụng thực tế. Do đó chương trình Apps4SG đã được khởi động vào tháng 4 năm 2013 để tìm kiếm những ứng dụng sáng tạo mà sử dụng dữ liệu của Chính phủ để nâng cao cách mà người dân sống, giải trí, học tập và làm việc tại Singapore. Tổ chức môi trường quốc gia (NEA) đã tổ chức cuộc thi Clean & Green Hackathon vào tháng 4 năm 2013 cùng với sự tham gia của 200 ứng viên, hơn 3000 giờ tham dự, và 21 giải pháp ban đầu sử dụng tập dữ liệu đã được công bố bởi NEA.
Hành trình tham gia điện tử sẽ vẫn tiếp tục là một công việc trong tiến trình kết hợp các kênh giao tiếp và các phương thức để tiếp tục thích ứng với yêu cầu thay đổi của người dân. Cùng với nền tảng cơ sở hạ tầng Internet được thiết lập và dữ liệu của Chính phủ được cung cấp trực tuyến, sự tham gia điện tử được trông đợi sẽ tăng trưởng như là một phần tích hợp các dịch vụ của Chính phủ và sự tương tác với cộng đồng.
(hết)