Đang xử lý.....

Khung đánh giá hiệu quả đầu tư Kiến trúc tổng thể  

Kiến trúc tổng thể là phương pháp hàng đầu để đánh giá nhu cầu về công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước, cũng như các doanh nghiệp. Việc sử dụng kiến ​​trúc tổng thể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, đầu tư các hệ thống thông tin đáp ứng các mục tiêu của các cơ quan, tổ chức. Để biểu biết rõ về Kiến trúc tổng thể trong nội dung bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về kiến ​​trúc tổng thể với các kiến thức liên quan, trên cơ sở đó giới thiệu Khung đánh giá hiệu quả đầu tư của Kiến trúc tổng thể.
Thứ Ba, 27/12/2016 1352
|

Kiến trúc tổng thể là một khuôn khổ toàn diện hoặc phân loại các mô hình phân tích hệ thống cho việc sắp xếp một cách chiến lược tổ chức với công nghệ thông tin. Chiến lược là các kế hoạch nhằm đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. Công nghệ thông tin bao gồm máy tính, phần mềm và các mạng được sử dụng cho việc lưu trữ, xử lý, tìm kiếm và truyền dữ liệu, thông tin một cách an toàn. Các tổ chức được kì vọng là có thể đáp ứng các mục tiêu của mình bằng cách sắp xếp chiến lược cho phù hợp với nguồn lực công nghệ thông tin của họ. Kiến trúc tổng thể bao gồm các khía cạnh sau của một tổ chức (Hình 1):

Phạm vi;

Mô hình tổ chức (mô hình hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp);

Mô hình hệ thống;

Mô hình công nghệ;

Các thành phần.

 

 

Hình 1.Các mô hình và thành phần chính của  kiến trúc tổng thể

 

Kiến thức liên quan

Zachman (1987) được cho là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu kiến trúc tổng thể, công bố bài viết “ một khung cho kiến trúc các hệ thống thông tin – A framework for information System Architecture” trên tạp chí IBM Systems. Trong bài viết này, Zachma đã chỉ ra thách thức và tầm nhìn của kiến trúc tổng thể. Khung kiến trúc hệ thống thông tin của Zachma sau đó được đổi tên thành khung EA. Zachma đã tạo ra kiến trúc tổng thể, mặc dù cơ sở của nó đã xuất hiện trong các nguyên tắc phân tích hệ thống từ những năm 1960. Những kỹ thuật phân tích hệ thống đầu tiên bao gồm biểu đồ tiến trình, thiết kế cấu trúc, phân tích cấu trúc và kỹ thuật thông tin. Trên cơ sở lý thuyết của mình, Zachma đã có đóng góp chính trong những nỗ lực đầu tiên của Bộ Quốc phòng Mỹ để tạo ra một kiến trúc tổng thể. Nỗ lực này được biết đến là Khung kiến trúc kỹ thuật cho quản lý thông tin – TAFIM ( Technical Architecture Framwork for Information Management) được giới thiệu năm 1994. Khung Zachman và Khung Kiến trúc Quốc phòng của Hoa Kỳ (DoDAF) được rất nhiều người theo dõi và ủng hộ. Zachman yêu cầu có 30 mô hình, trong khi DoDAF chỉ yêu cầu có 26 mô hình. Ngày nay, hơn 46/100 cơ quan liên bang Hoa Kỳ sử dụng kiến ​​trúc tổng thể vào có rất nhiều mô hình, công cụ để đánh giá sự tiến bộ, trưởng thành của nó (Bảng 1). Kiến trúc tổng thể đã nổi lên như là một ngành tiểu thủ công nghiệp đối với  các cơ quan tư vấn quản lý trên toàn thế giới, cũng như đã chứng nhật lượng lớn các kiến ​trúc sư về kiến trúc tổng thể.

Sự bùng nổ các Khung kiến trúc, các mô hình trưởng thành và các công cụ:

- Khung: C4ISR (Hệ thống các chức năng quân sự), Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Doanh nghiệp mở rộng, Doanh nghiệp Liên bang, Tích hợp, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, Doanh nghiệp Tài chính, Nhóm Mở và Khung Kiến trúc Zachman.

- Mô hình trưởng thành: CIO Council, GAO, IFEAD, MIT, NASCIO, OMB, TIAC.

- Công cụ: Adaptive, Agilense, Alfabet, ASG, Casewise, Flashline, Forsight, GoAgile,  IDSScheer, LogicLibrary, Mega, Popkin, Proforma, Select Business Solutions, Simon Labs, TeleLogic, Troux, Visible.

Khung kiến trúc

Một cách khái quát, kiến ​​trúc tổng thể có năm lớp chính: (a) phạm vi; (b) mô hình hoạt động; (c) mô hình hệ thống; (d) mô hình công nghệ; và (e) các thành phần, như được thể hiện trong Bảng 2 (Zachman, 1987). Mục đích của các lớp này là để gắn kết chiến lược của một tổ chức với công nghệ thông tin của chính nó.  Hai giả định cơ bản là tổ chức phải có một chiến lược thực sự và kết quả đem lại là vận hành hoạt động doanh nghiệp. Mặc dù chiến lược tập trung rất tốt cho các tổ chức lớn, nhưng nó lại không thật sự phù hợp với các tổ chức này bởi nó làm cho việc phát triển mô hình trở nên khó khăn. Kiến trúc sư thường bắt đầu triển khai công nghệ thông tin từ dưới lên bởi họ không nhận ra sự liên quan của chiến lược và mô hình tổ chức. Điều quan trọng là các tổ chức phải nhận ra điều gì nằm trong hay ngoài phạm vi, đặc biệt là đối với một tổ chức lớn

 

 

Bảng 1. Khung Zachman về kiến trúc tổng thể

 

Ngoài ra, hiện có một số khung tiêu chuẩn Kiến trúc tổng thể:

Khung TOGAF

TOGAF có mục đích là để hỗ trợ thiết kế, đánh giá và phát triển các kiến trúc tổng thể. TOGAF cung cấp một tập các góc nhìn kiến trúc, nó cho phép một kiến trúc sư bảo đảm rằng một tập phức tạp các yêu cầu được xác định đầy đủ. TOGAF chia kiến trúc tổng thể thành 4 kiến trúc thành phần: Kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture); Kiến trúc dữ liệu (Data Architecture), Kiến trúc ứng dụng (Application Architecture) và Kiến trúc công nghệ (Technology Architecture). Ngoài ra, TOAGAF cung cấp một phương pháp để phát triển và duy trì các kiến trúc tổng thể được gọi là phương pháp phát triển kiến trúc – ADM (Architecture Development Method).

Khung FEA

FEAF có mục đích hỗ trợ phát triển và duy trì các kiến trúc tổng thể đồng bộ, thống nhất, liên cơ quan, nó tập trung đánh giá các hiệu năng của các đầu tư công nghệ thông tin. FEAF bao gồm 06 mô hình tham chiếu liên quan chặt chẽ với nhau đó là: Mô hình tham chiếu hiệu năng - PRM (Performance Reference Model); Mô hình tham chiếu nghiệp vụ - BRM (Business Reference Model); Mô hình tham chiếu dữ liệu - DRM (Data Reference Model); Mô hình tham chiếu ứng dụng - ARM ( Application Reference Model); Mô hình tham chiếu hạ tầng - IRM (Infrastructure Reference Model); Mô hình tham chiếu an toàn/an ninh - SRM (Security Reference Model). Về quy trình, FEAF cung cấp các hướng dẫn để phát triển và duy trì các kiến trúc tổng thể, quy trình này đặc biệt hỗ trợ kế hoạch dịch chuyển từ mô hình hiện tại đến tương lai.

SAGA

SAGA sử dụng mô hình tham chiếu xử lý phân tán mở (RM-ODP) để mô tả các ứng dụng chính phủ điện tử. Bằng cách đưa ra các góc nhìn khác nhau về một ứng dụng, điều này làm dễ hiểu, giảm độ phức tạp của kiến trúc tổng thể. SAGA hướng tới bảo đảm tính hệ thống, kiến trúc, quy trình đồng bộ, bảo đảm các chuẩn kết nối của các ứng dụng chính phủ điện tử.

Khung đánh giá hiệu quả đầu tư

Tác động của kiến ​​trúc tổng thể có thể đo được bằng cách sử dụng sáu số liệu: (a) chi phí; (b) lợi ích; (c) tỷ lệ lợi ích trên chi phí; (d) lợi nhuận trên vốn đầu tư; (e) giá trị hiện tại ròng; và (f) điểm hòa vốn. Chi phí chỉ đơn giản là tổng của các loại phí tổn, chẳng hạn như tiền lương lao động, đào tạo, công cụ, để tạo ra các mô hình khác nhau trong việc xác minh và phê chuẩn, tuân thủ hoặc đánh giá sự trưởng thành. Lợi ích là những việc đem lại lợi nhuận bởi sự tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí hoạt động và số nhân viên, tăng độ hài lòng của khách hàng và hợp nhất các hệ thống máy tính. Chi phí và lợi ích là những yếu tố đầu vào cơ bản của tỷ lệ lợi ích - chi phí, lợi nhuận trên vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng và điểm hòa vốn. Việc xác định và thu lợi từ các lợi ích ngày càng trở nên thách thức hơn đối với các doanh nghiệp.

Bảng 3. Khung số liệu và mô hình đo lường lợi tức của kiến trúc doanh nghiệp

 

 

Nguyên tắc mang lại hiệu quả đầu tư

Sử dụng Khung kiến trúc tổng thể như là một yếu tố thành côngKhắc sâu các lợi ích mong muốnThiết lập mục tiêu sớmĐưa vào hoạt động một bộ chỉ số cốt lõiLiên tục đo lường thời gian hoàn vốnSử dụng các công cụ tự động để hoàn thành công việc

Chuẩn hóa báo cáo hiệu quả đầu tư.

Đánh giá hiệu quả đầu tư là cần thiết cho kiến trúc tổng thể, thiết lập mục tiêu và mục tiêu đo lường là cần thiết để đo lường lợi tức đầu tư, áp dụng thành công kiến trúc tổng thể và Khung đánh giá hiệu quả đầu tư để đạt được mục tiêu từ kiến trúc tổng thể.

Nguồn tham khảo

Meskell, D. (2003). High payoff in elec- tronic government: Measuring the return on e-government invest- ment. Washington, DC: U.S. Gen- eral Services Administration (GSA).

Zachman, J. A. (1987). A framework for information systems architecture. IBM SystemsJournal, 26(3), 276- 292.

Tạ Thị Hồng Lý