Đang xử lý.....

Chuyển đổi Chính phủ số. Bài 2: Phân tích trường hợp chuyển đối chính phủ số từ ví dụ dịch vụ công của Thụy Điển.  

Bài viết phần 1 đã trình bày làm thế nào số hóa các dịch vụ công có thể liên quan đến chuyển đổi và cách phát triển được liên kết với giá trị công. Bài viết này trình bày là một trường hợp nghiên cứu nhỏ minh họa cách kích hoạt chuyển đổi Chính phủ số được chứng minh trong thực tế tại Thụy Điển và cho thấy các khái niệm trình bày được hiểu như thế nào liên quan đến tình huống xảy ra trong thực tế...
Thứ Hai, 24/12/2018 699
|

Một ví dụ theo kinh nghiệm của cơ quan đại diện Thuế Thụy Điển và Hiệp hội chính quyền và khu vực Thụy Điển (SKL) đề xem xét quy trình “Đăng ký dịch vụ quan hệ cha con” được hỗ trợ bằng dịch vụ điện tử. Mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái được quy định bởi Bộ luật Cha mẹ và Trẻ em (Föräldrabalken; 1949: 381). Bộ Luật được giới thiệu vào năm 1949, có một nhu cầu nhận thức để đưa ra một thủ tục vì lợi ích của những đứa trẻ sinh ra ngoài hôn nhân (đứa trẻ sinh ra ngoài giá thú). Mục đích cốt lõi của quy trình đưa ra đảm bảo rằng mỗi trẻ sơ sinh phải có hai cha mẹ đăng ký. Trong trường hợp điển hình, có hai người lớn (một nam và một nữ) đang mong đợi một đứa trẻ, thông tin người mẹ trong thời kỳ mang thai được báo cáo thông qua một hình thức gửi đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thụy Điển (SIA;Försäkringskassan). Trong mẫu đơn khai có sự chứng kiếnbởi một nữ hộ sinh (bà đỡ) xác nhận rằng người phụ nữ đang mang thai và có nghĩa là để chuẩn bị sự ra đời của một công dân mới. Trong trường hợp, nếu cha mẹ không kết hôn, có thể chuẩn bị thừa nhận việc làm cha hợp pháp trước khi đứa trẻ được sinh ra bằng cách liên hệ với Văn phòng Gia đình đây là một cơ quan có chức năng quản lý nơi cư trú trong thành phố. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, cặp vợ chồng (chưa lập gia đình) phải đưa con đến liên hệ với Văn phòng Gia đình để ký vào giấy xác nhận(trong đó có mục xác nhận rằng người đàn ông là cha của đứa trẻ), cha mẹ được hỏi một số câu hỏi liên quan đến đứa trẻ, mục đích câu hỏi được hỏi trực tiếp với người mẹ để đảm bảo chắc chắn rằng không thể có người cha nào khác của đứa trẻ(xác định cha của đứa trẻ). Một biên bản được ký bởi cha mẹ đứa trẻ, cán bộ (người giám hộ hợp pháp) và hai nhân chứng khác có mặt trong phòng. Khi tất cả các bên đã ký kết biên bản, vụ việc được đóng lại và có một quyết định được gửi đến cơ quan Thuế và các cơ quan chính phủ khác có liên quan xác nhận sự ra đời của một công dân mới (đăng ký cha mẹ của họ). Kết quả của quá trình này, đứa trẻ có hai cha mẹ (người giám hộ hợp pháp), quyền đối với tên gia đình cha và quyền thừa kế từ cả cha và mẹ. Nếu trường hợp xung quanh việc sinh con không được trình bày ở trên, quá trình thừa nhận việc làm cha sẽ trở nên phức tạp và có nhiều loại biên bản cho các trường hợp lệch lạc (ví dụ: để nhận con nuôi hoặc vì lý do nào đó không rõ ràng về quan hệ cha con).

Năm 2013, đại diện của cơ quan Thuế Thụy Điển và Hiệp hội các Cơ quan và Chính quyền địa phương Thụy Điển (SKL) đã khởi xướng một nghiên cứu để điều tra thông qua quá trình dịch vụ nhận quan hệ cha con được hỗ trợ bằng cách sử dụng dịch vụ số. Để hiểu rõ hơn về quy trình dịch vụ và tính khả thi của việc phát triển dịch vụ điện tử, trước khi nghiên cứu người quản lý đã tập hợp một nhóm người tham khảo từ các tổ chức chính phủ khác nhau có liên quan. Sau đó, người quản lý đến làm việc khảo sát tại Văn phòng Gia đình trên khắp đất nước để phỏng vấn công chức, những người làm cha làm mẹ và phát hiện ra rằng một sốgia đình được Văn phòng Gia đình phê duyệt không được quy định trong Bộ luật Cha mẹ và Trẻ em (quy định đánh mã), trong số khoảng 110.000 trẻ em được sinh ra ở Thụy Điển mỗi nămphần lớn có cha mẹ chưa kết hôn. Các thủ tục nhằm vào một số trẻ em đã trở nên tốn kém và tốn thời gian cho cả cha mẹ và chính quyền liên quan. Thông thường, quá trình xử lý xác nhận quyền làm cha hợp pháp của một đứa trẻ sơ sinh trung bình mất khoảng 30 ngày để điều tra điều này được coi là một quá trình lâu dài với trường hợp này.Ví dụ, có những người làm mẹ đơn thân vì bất đắc dĩ, cũng có người là do lựa chọn của bản thân. (người mẹ đơn thân được thụ thai bởi thụ tinh trong ống nghiệm - IVF); người cha bằng cách nhận con nuôi hoặc hai vợ chồng không có con bằng cách nhận con nuôi,... Những trường hợp này, không được Bộ luật quy định nhưng được đền bù (hỗ trợ) trong các hình thức khác nhau. Các biên bản được xác nhận, phê duyệt như cha mẹ cùng giới tính xử lý những trường hợp này thường dựa trên sự phán xét và quyết định của cơ quan nhà nước.

Thật thú vị, trước những kết quả nghiên cứu, người quản lý nhận ra rằng việc biến các biên bản này thành dịch vụ điện tử sẽ không thể thực hiện được nếu không phá vỡ (thay đổi) Bộ luật. Sự khác biệt có các đặc điểm liên quan đến chức năng hành chính của các nhân chứng liên quan và cách thức xác nhận hiện đang được ký giấy (ký giấy với một loại mực đặc biệt). Để xây dựng dịch vụ điện tử, đầu tiên cần phải cập nhật, thay đổi Bộ luật, tuy nhiên đây là một quá trình rất phức tạp. Phải có một cuộc thảo luận công khai về ý nghĩa của việc làm loại hình triển khai đây là một cuộc thảo luận cốt lõi của giá trị công. Do đó, trước nghiên cứu không dẫn đến sự phát triển của dịch vụ điện tử. Sau một năm nghiên cứu được thực hiện, người được hỏi và đồng nghiệp của cơ quan Thuế Thụy Điển và Hiệp hội các Cơ quan và Chính quyền địa phương Thụy Điển (SKL) đã đưa ra những gợi ý:

(1) Cách tạo ra một dịch vụ điện tử phải phù hợp với Bộ luật hiện tại;

(2) Những thay đổi Bộ luật nên được thực hiện để cho phép một dịch vụ công thừa nhận hợp pháp về việc làm cha mẹ. Năm 2015, ý tưởng về một dịch vụ điện tử đã bị từ bỏ; thay vào đó, một hệ thống truyền thông kỹ thuật số giữa Văn phòng Gia đình thành phố và Cơ quan thuế đã được xây dựng. Đồng thời, quá trình giải thích đồng nhất các cơ quan khác nhau về Bộ luật đã được bắt đầu thảo luận. Năm 2018, mục tiêu ban đầu để thực hiện một dịch vụ điện tử để thừa nhận việc làm cha vẫn chưa được đáp ứng và Đạo luật vẫn không thay đổi.

Phân tích và thảo luận

Trong trường hợp được mô tả ở trên, mục tiêu ban đầu của nghiên cứu là đặt nền tảng của một dịch vụ điện tử mới giúp cho việc thừa nhận hợp pháp của việc làm cha trở nên dễ dàng hơn. Do đó, những mục tiêu này phù hợp với mong muốn của hành chính công và như là một cách cải thiện hoạt động. Một khía cạnh của việc số hóa dịch vụ công như là một phần của số hóa liên quan đến việc biến khung pháp lý và quy trình làm việc thành đoạn mã lập trình, biến thông tin thành dữ liệu và các hoạt động khác liên quan đến phát triển CNTT. Vì vậy, phát triển dịch vụ điện tử công đòi hỏi phải ra quyết định dựa trên quy tắc và rõ ràng các quá trình. Bên cạnh đó, những người chịu trách nhiệm cho nghiên cứu đã phải đối mặt với một số vấn đề nan giải như nếu một dịch vụ điện tử để thừa nhận quyền làm cha hợp pháp hiện tại được xây dựng dựa trên những kết quả thực tiễn thì quy trình được cung cấp bởi dịch vụ điện tử sẽ vi phạm luật hiện hành. Nếu dịch vụ điện tử dựa trên luật hiện hành, nó sẽ không duy trì các giá trị xã hội.

Khi xem xét trường hợp từ góc độ của mục tiêu chuyển đổi, duy trì, thay đổi nhiều giá trị xã hội, các giá trị xã hội về những gì cấu thành nên cha mẹ đã thay đổi rõ ràng, nhấn mạnh nhu cầu thiết kế lại dịch vụ công; một quá trình đã trở thành một thông lệ trong xã hội (với những đứa trẻ em được sinh ra ngoài hôn nhân) vẫn được coi là một quá trình bất thường theo quan điểm của pháp luật. Việc thay đổi Bộ luật Cha mẹ và Trẻ em là cần thiết trước khi những thay đổi lớn trong quy trình cung cấp dịch vụ khác có thể diễn ra. Tuy nhiên, một sự thay đổi của Luật là rườm rà và phải thông qua Quốc hội. Do đó, người ta hy vọng rằng việc tạo ra giá trị công sẽ liên quan đến việc nắm bắt quan điểm của tất cả các bên liên quan trước khi thay đổi Bộ luật Cha mẹ và Trẻ em được thực hiện. Quá trình này đã được bắt đầu nhưng có thể sẽ kéo dài vì nó nêu bật những câu hỏi đạo đức phức tạp về những gì cấu thành nên việc làm cha mẹ của mỗi người. Tuy nhiên, nếu một Luật mới được tạo ra, dẫn đến một quy trình thông thường mới thì vẫn phải xem liệu điều này có thể điều chỉnh các thay đổi tiếp theo đối với các giá trị xã hội hay không?

Chuyển sang mục tiêu chuyển đổi tiếp theo, cộng tác trong các mạng được nhìn thấy trong ví dụ thực nghiệm. Quá trình thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái là một quá trình lâu dài, trong đó có một số tổ chức liên quan khác nhau. Tất cả các tổ chức đều thấy sự hợp tác về chủ đề này là quan trọng và cộng tác trên chia sẻ thông tin cũng là một trong những động lực. Mặc dù một số quy trình cung cấp dịch vụ thay đổi do phụ thuộc thực hiện theo Luật, sự phối hợp giữa các cơ quan với các hoạt động khác nhau được coi là một quá trình thay đổi thứ cấp. Quá trình thay đổi thứ cấp này đã được dựa trênsự hài hòa việc giải thích quy tắc và số hóa các quy trình thủ công giấy tờ mang đến hiệu quả nội bộ của Chính phủ.

Khía cạnh chuyển đổi cuối cùng, trách nhiệm công khai hiện đang được thiết lập bởi tất cả các bên liên quan (cha mẹ, nhân chứng và công chức), trong quá trình thiết lập quyền làm cha mẹ được yêu cầu đưa ra lời chứng thực thiết lập quyền làm cha mẹ, quá trình này không được thực hiện vì lợi ích của họ mà dành cho đứa trẻ, điều quan trọng là quy trình này được coi là hợp pháp và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm về quyết định đã đưa ra. Một câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để trách nhiệm công khai được chuyển thành một hình thức trực tuyến hoặc một quy trình kỹ thuật số khác? vì chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của công chúng cần xác định tính xác thực của các tuyên bố của cha mẹ. Tương tự, vai trò của tính minh bạch và công khai hiện đang được thể hiện bởi sự hiện diện vật lý của tất cả các bên liên quan trong quá trình ký kết văn bản thiết lập mối quan hệ. Điều này có thể trở nên kém minh bạch hơn nếu quy trình được số hóa và chưa rõ mức độ mở sẽ được tạo ra trong một dịch vụ điện tử. Như đã thấy, trong các cuộc thảo luận ở trên, đã đưa ra ví dụ về một số cơ chế cho phép được trình bày trong trường hợp cụ thể. Mặc dù, việc chuyển đổi dự định đã không diễn ra, một số chuyển đổi thứ cấp có thể nhìn thấy trong ví dụ. Những điều này được thực hiện nhờ sự tham gia thành công của các bên liên quan khác nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ. Bằng cách thiết lập các bên liên quan và chắt lọc những thay đổi được thực hiện trong các hệ thống CNTT, quy trình làm việc hiện tại và những người liên quan đã cố gắng thiết kế lại các phần của quy trình dịch vụ và sắp xếp hợp lý một số nhiệm vụ hành chính liên quan đây có thể được xem là một ví dụ về sự phát triển nhanh. Cuối cùng, liên quan đến cơ chế cho phép minh bạch và cởi mở, điều này đạt được bởi sự hiện diện của cha mẹ và nhân chứng tại thời điểm khi mối quan hệ được thiết lập. Vẫn chưa rõ làm thế nào được nhận ra trong một dịch vụ điện tử? ví dụ: Thiết lập mối quan hệ pháp lý thông qua việc sử dụng dịch vụ điện tử sẽ yêu cầu một số loại dịch vụ nhận dạng.Tại thời điểm này, không có dịch vụ thay thế mẫu nhận dạng khu vực công thay ở Thụy Điển; dịch vụ nhận dạng được cung cấp bởi ngành ngân hàng vẫn là giải pháp chủ đạo. Hơn nữa, liên quan đến tính minh bạch và công khai, nó phải được thảo luận từ góc độ mà quá trình phải minh bạch (qui trình liên quan đến nhu cầu các bên). Mặc dù, nghiên cứu ban đầu không đáp ứng các mục tiêu, nó tập hợp các quá trình chuyển đổi khác để phù hợp với những thay đổi trong các giá trị xã hội, dẫn đến việc số hóa các quy trình hiện tại dựa trên giấy những thay đổi nhỏ tương tác với công dân trong quá trình cung cấp dịch vụđến các quy trình làm hài hòa giữa các tổ chức chính phủ và thảo luận về những gì tạo nên mối quan hệ cha mẹ và con cái được đề xuất như một tái xây dựng của pháp luật. Công bằng mà nói, ý định ban đầu để phát triển một dịch vụ điện tử giúp cho những thay đổi này trong các giá trị xã hội trở nên nổi bật và nhấn mạnh cần thiết phải thay đổi cơ bản hơn trong luật pháp và quy trình hiện hành. Do đó, từ kết quả từ nghiên cứu trước đó không mang tính chuyển đổi như dự định ban đầu nhưng trong một viễn cảnh thời gian dài hơn những thay đổi được thiết lập dẫn đến một sự chuyển đổi đáng kể hơn.

Trong bài viết này đưa ra những thảo luận về chính phủ số cho phép chuyển đổi dựa trên sáu khái niệm dựa trên một ví dụ thực nghiệm từ bối cảnh Thụy Điển đã minh họa và thảo luận về cách các khái niệm này có thể được xuất hiện trong thực tế. Một trong những kết luận chính của bài nghiên cứu là sự phát triển dịch vụ công thực sự thúc đẩy sự chuyển đổi nhưng cũng có thể sự chuyển đổi liên tục trong các giá trị xã hội thúc đẩy số hóa. Trong trường hợp của Thụy Điển là một sự thay đổi trong các giá trị xã hội đã thúc đẩy thực hiện sáng kiến để thay đổi trong quy trình dịch vụ và nỗ lực nhận ra những thay đổi này đã làm nổi bật tổ chức và bổ sung thể chế. Như được minh họa ở trên, chuyển đổi được coi là một quá trình đa chiều, diễn ra trên nhiều cấp độ tổ chức điều này tương ứng với các dự án về Chính phủ điện tử nói chung. Hơn nữa, ví dụ thực nghiệm của Thụy Điển cho thấy rằng phát triển dịch vụ công điện tử không chỉ thúc đẩy bằng cách thay đổi và thiết kế lại công nghệ thông tin, xử lý và tổ chức các lớpcó thể yêu cầu thiết kế lại. Thay đổi thể chế và thiết kế lại đã được tìm thấy diễn ra đáng chú ý nhất như là một nhu cầu xác định để thay đổi luật pháp và theo cách thực hiện trách nhiệm công khai, dựa trên quyết định của các cơ quan nhà nước tạo điều kiện bởi sự minh bạch và công khai.Tuy nhiên, cả hai thay đổi đều là những nỗ lực phức tạp. Một sự thay đổi về luật không chỉ là thách thức vì cần nhiều bên liên quan khác nhau tham giamà còn có thể duy trì sự thay đổi liên tục. Vì luật pháp có khả năng bảo tồn giá trị công hơn là thích ứng với sự thay đổi đang diễn ra nên chúng không có khả năng trở nên dễ dàng để điều chỉnh sự thay đổi trong giá trị xã hội. Điều này có nghĩa là khả năng đáp ứng những thay đổi này cần phải diễn ra ở các cấp độ khác. Cuối cùng, quá trình thực hiện trách nhiệm công khai là một thách thức.

- Thứ nhất, vì sự tùy ý của các quan chức nhà nước trong một quy trình cung cấp dịch vụ điện tử được phát hiện là khác nhau.

- Thứ hai, vì việc thiết lập tính minh bạch và công khai cũng khó khăn, vẫn còn phải hiểu làm thế nào để thực hiện quyết định công khai và cung cấp dịchvụ.

Do đó, nghiên cứu sâu hơn cần xem xét làm thế nào để công chúng có thể tuân theo các lợi ích đa dạng như luật pháp, giá trị xã hội, chuẩn mực chính trị, tiêu chuẩn chuyên nghiệp và quyền lợi của công dân nhưng đồng thời thực hiện công bằng nên tập trung bổ sung Chính phủ số cho phép chuyển đổi và nghiên cứu xem làm thế nào biến đổi kích thước tương tác khác nhau và làm thế nào thay đổi theo quyết định và do đó thực tiễn công việc của các cơ quan nhà nước được duy trì bằng cách tăng cường hoặc đưa ra các cơ chế phối hợp mới./

Đường Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Digital government transformation: a case illustrating public e-service development as part of public sector transformation

(http://liu.divaportal.org/smash/record.jsf?pid=diva2%3A1212115&dswid=400)