Đang xử lý.....

Chính phủ thông minh: kinh nghiệm quốc tế  

Công nghệ thông tin và truyền thông thông minh đang thâm nhập vào khu vực hành chính công. Hiện nay, có rất nhiều sáng kiến trong khu vực công, hứa hẹn một mô hình mới cho các dịch vụ công như chính phủ thông minh, chính phủ số, đô thị thông minh,...
Chủ Nhật, 01/12/2019 23
|

Hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước luôn tìm cách tăng cường sự tương tác của họ với người dân và doanh nghiệp. Phương châm để thực hiện những nỗ lực này là digital first (ưu tiên trước hiện nay điện tử hóa, số hóa). Kể từ giữa những năm 1990, các chính phủ trên khắp thế giới đã sử dụng Internet để thiết kế lại các cấu trúc và quy trình hoạt động. Các sáng kiến chính phủ điện tử (e-government) đã cải thiện giao tiếp giữa các cơ quan chính phủ với các thành phần khác bằng cách cung cấp quyền tiếp cận trực tuyến tới các thông tin, dịch vụ của chính phủ. E-government đã tạo ra môi trường số, trong đó các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dân dựa trên môi trường Internet. Các thuật ngữ được sử dụng cho chính phủ điện tử như Văn phòng điện tử, Cơ quan điện tử, họp không giấy,.. minh họa sự tập trung của chính phủ điện tử vào công nghệ Internet. E-government đã trở thành một công cụ hỗ trợ cho các quy trình xử lý tương tự.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến ​​sự khởi đầu của một sự chuyển đổi đầy hứa hẹn trong khu vực công. Chính phủ trên khắp thế giới đang biến các thành phố thành thành phố thông minh. Họ đang sử dụng các công nghệ mới nổi để cải thiện chất lượng dịch vụ công, tạo môi trường kinh doanh cho các công ty và doanh nghiệp khởi nghiệp và để giảm cả chi phí và tiêu thụ tài nguyên. Ở các thành phố thông minh, công nghệ thông tin được kết nối với cơ sở hạ tầng, vật thể hàng ngày và thậm chí cả con người để cải thiện hiệu quả kinh tế và chính trị, cho phép phát triển đô thị, văn hóa, kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Các công nghệ được kết nối cũng mang đến cơ hội mới cho công dân tham gia và gây ảnh hưởng, phát triển và thử nghiệm các chính sách của thành phố thông minh.

Khái niệm về chính phủ thông minh có một vai trò quan trọng ngày càng tăng trong các diễn đàn về đô thị thông minh và đang hình thành các chủ đề của thành phố thông minh khác như kinh tế thông minh, môi trường thông minh, nông nghiệp thông minh,… Sự thông minh trong các lĩnh vực này là ở chỗ phân tích kết hợp một lượng lớn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc, cho phép các thuật toán tự học (self-learning algorithms) đưa ra những tuyên bố ngày càng chính xác về một số sự kiện nhất định, cho phép tự động hóa hoặc thực hiện một số nhiệm vụ theo cách hiệu quả và thân thiện với người dân hơn. Ngày nay, chính quyền các thành phố khác nhau trên thế giới đang thử nghiệm các công nghệ mới, như Internet of thing (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing), mạng cảm biến (sensor network) và trí tuệ nhân tạo (AI). Sử dụng các công nghệ này, họ tìm cách hiểu rõ hơn nhu cầu của người dân và cung cấp dịch vụ (mọi lúc, mọi nơi) dựa trên các quyết định phù hợp và chính xác hơn. Ví dụ  trí tuệ nhân tạo hỗ trợ thông báo và tư vấn cho người thất nghiệp trong các hoạt động tìm kiếm việc làm, dữ liệu lớn (Big data) hỗ trợ giám sát hạn ngạch đánh bắt cá đang mở đường cho các quyết định dựa trên bằng chứng; phân tích dữ liệu giao thông hỗ trợ cải thiện an toàn giao đường bộ; thu thập dữ liệu giám sát hành vi dẫn tới phạm tội để tăng sự hiện diện của cảnh sát ở những khu vực nguy cơ tội phạm cao. Những ví dụ này thúc đẩy sự kỳ vọng cao ở nhiều đô thị.

Có rất ít định nghĩa về Chính phủ thông minh và không định nghĩa nào được chấp thuận rộng rãi. Bài viết này trích dẫn định nghĩa của Sholl như sau: Chính phủ thông minh tận dụng các cơ hội do công nghệ thông tin và truyền thông cung cấp, kết nối và tích hợp các môi trường vật lý, kỹ thuật số, khu vực công và khu vực tư nhân (Scholl, Hans J.; Scholl, Margit C. (iSchools, 2014-03-01)) để tương tác và tích cực hợp tác với người dân nhằm hiểu rõ hơn nhu cầu của họ và cung cấp dịch vụ một cách sáng tạo, hiệu quả bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào.

Các chuyên gia thế giới cho rằng có dấu hiệu cho thấy chính phủ thông minh sẽ phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của khu vực công, ví dụ họ nhìn nhận rằng các hình thức kết nối kỹ thuật và sáng tạo xã hội mới sẽ xác định các cộng đồng thông minh. Ngay từ đầu, chính phủ thông minh đã được sử dụng để ám chỉ các chính phủ nhận thức được vai trò chính của họ trong xã hội và tạo ra kết quả của họ cực kỳ hiệu quả bằng cách điều chỉnh năng lực quản lý ứng dụng. Phổ quát Chính phủ thông minh bao gồm việc tập trung vào các công nghệ thông minh và công nghệ tích hợp, chính phủ kết nối mạng và các hoạt động hành chính được thực hiện bởi các công nghệ này, đổi mới quản lý và các mô hình cung cấp dịch vụ mới dựa trên những hiểu biết về hành vi từ dữ liệu. Các chuyên gia xác định các thành phần của sự thông minh trong chính phủ: hội nhập, đổi mới, dựa trên bằng chứng, lấy người dân làm trung tâm, bền vững, sáng tạo, hiệu quả, hiệu lực, bình đẳng, kinh doanh, tham gia của người dân, cởi mở, bền bỉ và hiểu biết về công nghệ. Khung toàn diện này giúp tránh sự tập trung đơn giản vào công nghệ và đưa ra định hướng cho các sáng kiến ​​tương ứng trên hành trình xây dựng một chính phủ thông minh. Mỗi sáng kiến ​​theo đuổi một hoặc nhiều chiều này đều có một bước tiến tới chính phủ thông minh.

Tổ chức khu vực công được thúc đẩy bởi nhu cầu đáp ứng của các bên liên quan khác nhau, chẳng hạn như người dân và doanh nghiệp từ đó các sáng kiến ​​cải cách như quản trị công chính phủ điện tử ra đời. Đây cũng là một trong những động lực chính để các chính phủ trở nên thông minh. Một số quốc gia trên thế giới, đưa ra các mục tiêu: Cho phép tham gia bình đẳng của tất cả các thành phần và tăng cường đoàn kết; đảm bảo an ninh, tin cậy và minh bạch; Nâng cao hơn nữa việc trao quyền kỹ thuật số cho người dân và Đảm bảo tạo ra giá trị, tăng trưởng và hạnh phúc. Mục đích để đạt được các mục tiêu chính này là mang lại lợi ích cho xã hội theo những cách tốt nhất có thể; hơn nữa, mục tiêu tất cả là sự thịnh vượng từ việc số hóa. Điều này có thể được thực hiện nếu toàn xã hội cùng nhau tham gia số hóa. Do đó, chính phủ thông minh dựa trên IoT, Big data và thuật toán tự học có thể bổ sung cho chính phủ điện tử, điều này trở nên khả thi thông qua các công nghệ Internet. Chính phủ thông minh có thể được coi là một nỗ lực của các quốc gia sử dụng các công nghệ mới để chuộc lại những lời hứa chưa thực hiện được trong các sáng kiến ​​hiện đại hóa trước đó như chính phủ điện tử.

Chính phủ thông minh đòi hỏi một cái nhìn toàn diện và tích hợp về công nghệ, dữ liệu, quy trình, sản phẩm, người tham gia và dịch vụ. Mô hình khái niệm về chính phủ thông minh bằng cách tích hợp các yếu tố này trong quy trình hai giai đoạn như sau:

Đầu tiên, chu trình tham gia thụ động được thực hiện bằng cách phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng công nghệ, như lưới điện thông minh, để đo lường và điều chỉnh mức tiêu thụ năng lượng hoặc hệ thống hướng dẫn đỗ xe thông minh, để quản lý việc sử dụng các cơ sở đỗ xe khác nhau trong khu vực hoặc cộng đồng. Ví dụ, dự ở Chicago thiết lập mạng cảm biến đo lường dòng người đi bộ, chất lượng không khí, từ trường,... của thành phố. Với dữ liệu thu thập được này, theo thời gian thực, có thể phát hiện những vấn đề về thời tiết hoặc nghiên cứu mối quan hệ giữa các bệnh lý và môi trường đô thị hay tại Boston, dữ liệu được sử dụng để xây dựng trung tâm giám sát cho Thị trưởng theo dõi về vấn đề An toàn trong cộng đồng (diễn biến tình hình tội phạm hàng năm, số vụ tăng/giảm; dịch chuyển dân số đến/đi khỏi thành phố theo mùa, độ tuổi,…) hay tại Trung Quốc dữ liệu hành vi người dân được phân tích để theo dõi sự dịch chuyển dân số tại thành phố Bắc Kinh (dịch chuyển dân số giữa ban hành với ban đêm, giữa ngày làm việc và ngày lễ) để có chính sách quản lý, hỗ trợ giao thông phù hợp cho người dân; chấm điểm tín nhiệm xã hội (social credit score) của người dân, doanh nghiệp Trung Quốc (đã có 20,47 triệu vé máy bay và 5,71 triệu vé tàu bị từ chối bay/di chuyển; tháng 3/2019 có 13,49 triệu người bị đánh giá không đáng tin cậy). Tại Fujisawa của Nhật Bản phát triển hệ thống quản lý năng lượng hộ gia đình (tất cả các ngôi nhà được trang bị máy phát điện, pin, máy phát pin nhiên liệu và được tích hợp với hệ thống kiểm soát), Cổng Thị trấn ảo (Virtual Gate Town) bao gồm hệ thống các ca-me-ra an ninh, hướng dẫn an ninh, Hệ thống chăm sóc sức khỏe (bệnh viện, các nhà thuốc, câu lạc bộ thể thao, các ngôi nhà được kết nối qua hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông).

Thứ hai, cơ sở hạ tầng công cộng này được hoàn thành bởi lượng lớn nguồn dữ liệu riêng tư (private infrastructure) Ví dụ: điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và máy vi tính, cung cấp dữ liệu chi tiết về thói quen, hành vi và mong muốn của người dân. Cơ sở hạ tầng cá nhân này cho phép tương tác tích cực giữa người dân và chính quyền. Tại một số nước, người dân có thể tương tác với chính phủ thông qua BOT và có thể nhận được các dịch vụ đã được cá nhân hóa. Dữ liệu thu được từ việc tham gia, xử lý định kỳ và có thể được sử dụng để điều chỉnh các dịch vụ về sau. Ví dụ tại Singapore đã thử nghiệm với một BOT có tên Ask Jamie để giúp người dùng Web tìm thấy thông tin họ cần. Để làm việc này họ sẽ triển khai trong ba giai đoạn. Đầu tiên liên quan đến các BOT thiết kế trên cơ sở dữ liệu được lưu trữ để trả lời các câu hỏi thực tế đơn giản từ người dùng (qua giọng nói hoặc văn bản text) về các dịch vụ công. rong giai đoạn hai, khả năng sẽ được tăng cường để giúp người dân hoàn thành công việc và giao dịch đơn giản ngay trên trang web chính phủ. Giai đoạn cuối, các BOT dự kiến sẽ đáp ứng các truy vấn được cá nhân hóa nhiều hơn từ người dùng.

Các cơ sở hạ tầng công nghệ khu vực tư nhân và khu vực công thu thập hàng loạt các dữ liệu theo ngữ cảnh. Dữ liệu có vai trò chính trong các sáng kiến ​​của chính phủ thông minh. Các thuật toán biến dữ liệu thành thông tin và tạo ra khả năng xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ mới, ví dụ như các chính sách dự đoán, phòng ngừa và phản hồi thông tin đối với từng cá nhân (cá nhân hóa). Sự thông minh không kết thúc bằng phân tích dữ liệu và dự đoán các sự kiện. Để trở nên thông minh, các cơ quan chính phủ phải tham gia với người dân và phải thông qua các kết quả do sử dụng thuật toán ra quyết định cung cấp, cho phép họ hợp tác và cùng tạo ra các dịch vụ mới.

Các chuyên gia trên thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra một số nhân tố chính tác động tới xây dựng Chính phủ thông minh của một quốc gia bao gồm thể chế, tổ chức và tổ chức bộ máy, lãnh đạo và chiến lược.

Ngày nay, có nhiều sáng kiến hướng tới chính phủ thông minh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các sáng kiến đầy triển vọng này vẫn còn ở giai đoạn đầu và nhiều rào cản vẫn phải vượt qua nếu chính phủ thông minh thực hiện thành công. Để học tập các kinh nghiệm từ các quốc gia, cần tiếp tục tìm cách xác định và hiểu các lĩnh vực hành động chiến lược tại các cơ quan hành chính nhà nước cần được giải quyết để thực thi chính phủ thông minh và để hiểu những gì phải được xem xét để thực hiện thành công chính phủ thông minh.

Tài liệu tham khảo:

Infocomm Media Development Authority. (2017). Smart bots: Your guide for government websites. Retrieved December 3, 2018, from: https://www.imda.gov.sg/infocomm-and-media-news/buzz-central/2016/7/smart-bots-your-guide-for-government-websites

Microsoft. (2016). Singapore to explore next-generation digital government services with Conversations as a Platform proof-of-concept. Retrieved December 3, 2018, from: https://news.microsoft.com/en-sg/2016/07/12/singapore-to-explore-next-generation-digital-government-services-with-conversations-as-a-platform-proof-of-concept/#sm.0000149aijf2fforr7n2h2f1yhm01

Pereira, G. V., Parycek, P., Falco, E., & Kleinhans, R. (2018). Smart governance in the context of smart cities: A literature review. Information Polity, 23(2), 1–20. DOI: https://doi.org/10.3233/IP-170067

https://www.scmp.com/economy/china-economy/article/3006763/chinas-social-credit-system-stops-sale-over-26-million-plane

United Nations, & ASPA, A. S. f. P. A. (2002). Benchmarking e-government: A global perspective. New York

Nguyễn Thanh Thảo