Nắm bắt những lợi thế của chính phủ điện tử: Những vấn đề và những trường hợp được lựa chọn
Phần này sẽ xem xét việc sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử, những vấn đề và những trường hợp được lựa chọn ở các lĩnh vực ưu tiên (ví dụ như giáo dục, y tế, sự nghèo nàn, lao động việc làm và môi trường) phù hợp với các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDGs và được nhấn mạnh trong các cuộc thảo luận sau năm 2015. Nó bao gồm giới tính và các vấn đề liên quan đến môi trường bền vững để kết nối với việc sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử. Không giống như một số dịch vụ chính phủ điện tử phát triển chủ yếu cho một mục đích (như dịch vụ về Bằng lái xe điện tử), các dịch vụ chính phủ điện tử trong các lĩnh vực ưu tiên có khả năng tạo thuận lợi cao cho việc phát triển bền vững giữa các nước, phân bổ dân số, và toàn bộ xã hội (ví dụ như giáo dục trực tuyến). Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng xem xét về khía cạnh sử dụng dịch vụ giáo dục trực tuyến là một lợi thế để phát triển chính phủ điện tử cho các thời kỳ sau năm 2015.
Giáo dục trực tuyến qua Internet và giáo dục mà không cần truy cập Internet
Giáo dục là một trong những lĩnh vực phát triển chiến lược tạo lợi nhuận cao. Ngay cả những cải tiến nhỏ về chất lượng giáo dục cũng có một tác động tích cực lâu dài đáng kể vào sự phát triển chung của các quốc gia. Tuy nhiên, môi trường giáo dục toàn cầu chứa đầy thách thức. Trong khi giáo dục trực tuyến trên Internet và giáo dục mà không cần truy cập Internet có thể đối phó nhiều thách thức, có nhiều vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong đó có việc tăng cường sử dụng giáo dục trực tuyến. Trong các khu vực phát triển như Châu Âu, một số các dịch vụ chính phủ điện tử phổ biến nhất bao gồm việc “đăng ký học cao hơn và/hoặc nộp đơn xin trợ cấp sinh viên” (56% người dùng sẽ sử dụng kênh dịch vụ chính phủ điện tử trong thời gian tới), ngoài ra “khai báo thuế thu nhập cá nhân” cũng chiếm 73%, di chuyển/thay đổi địa chỉ cũng chiếm 57%. Nhưng nhìn chung, ngay cả ở các quốc gia thuộc khối phát triển và hợp tác kinh tế OECD thì cường độ và chất lượng của việc sử dụng giáo dục trực tuyến là thấp.
Băng thông rộng bắt buộc đối với giáo dục và giáo dục trực tuyến
Băng thông rộng được coi là “một mắt xích còn thiếu” trong việc tiếp cận toàn cầu và là một mệnh lệnh “Giáo dục cho mọi người” (là một trong những Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDGs), cũng là một trong những “khối xây dựng một môi trường học tập kỹ thuật số”. Trong năm 2010, ITU và UNESCO thành lập một Ủy ban băng thông rộng cho việc phát triển kỹ thuật số để tăng tầm quan trọng của băng thông rộng trên các chương trình chính sách quốc tế và thúc đẩy việc mở rộng truy cập băng thông rộng ở tất cả các nước để đẩy nhanh tiến độ trong việc đáp ứng Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDGs. Nhóm công tác Ủy ban băng thông rộng về giáo dục (WG-E) nhằm thúc đẩy giáo dục cho tất cả công dân, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối băng thông rộng và mở rộng việc tiếp cận của công dân với nền giáo dục.
Mặc dù đã có sự tăng tốc, những nỗ lực đang diễn ra trên cơ sở hạ tầng để phát triển băng thông rộng (ví dụ như các hệ thống cáp quang biển phía đông lục địa Châu Phi (EASSy)), một hệ thống cáp quang ngầm dưới biển ở Đông Phi kết nối với phần còn lại của Châu Phi) và nhanh chóng thúc đẩy băng thông rộng không dây, các nút băng thông vẫn tiếp tục tồn tại một rào cản lớn đối với việc sử dụng hiệu quả dịch vụ giáo dục trực tuyến. Trong 41 quốc gia trên khắp Châu Phi, việc thiếu hụt băng thông là những hạn chế lớn nhất đối với giáo dục trực tuyến.
Hơn nữa, có một số lượng ngày càng tăng các Chính phủ thúc đẩy tích hợp công nghệ cao trong các trường học, đôi khi có thể là những sáng kiến có quy mô lớn, dẫn đến việc thiếu hụt băng thông rộng, vì vậy đặt ra vấn đề cho sự linh hoạt của dịch vụ giáo dục trực tuyến. Ví dụ, 64% các giáo viên Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng dự án của Thổ Nhĩ Kỳ, “FATIH” đã báo cáo về vấn đề kết nốt Internet chậm. Dự án nhằm tích hợp công nghệ máy tính tiên tiến vào hệ thống giáo dục công cộng của Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp máy tính bảng và truy cập Internet.
Vì vậy, băng thông rộng chắc chắn là một yếu tố quan trọng để tối đa hóa các cơ hội của giáo dục trực tuyến. Nhưng đối với nền giáo dục trực tuyến phát triển mạnh và tối đa hóa việc sử dụng kết nối băng thông rộng linh hoạt đơn lẻ là không đủ. Như Nhóm công tác Ủy ban băng thông rộng về giáo dục (WG-E) cho biết thách thức thực sự là giúp giáo viên và học sinh sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông và băng thông rộng trong những cách có liên quan và xác thực rằng nó thực sự cản thiện việc học tập. Một số sáng kiến, giống như thử nghiệm thí điểm về trường học trực tuyến mà Quan hệ đối tác mới cho sự phát triển của Châu Phi (NEPAD) được thành lập ở Kenya (thúc đẩy kết nối trường học với đào tạo đi kèm), đã tạo ra một số kết quả đáng khích lệ cho sự linh hoạt của công nghệ thông tin và truyền thông như một công cụ để cung cấp truy cập chương trình giảng dạy trực tuyến chi phí thấp và các nguồn lực khác và bổ sung các phương pháp giảng dạy trực tuyến. Các trường học trực tuyến thường xuyên được truy cập bởi người dân, không phân biệt giới tính và vai trò của họ (hoặc là giáo viên hoặc là học sinh).
Băng thông rộng không dây để mở rộng sự tiếp cận giáo dục
Một sự kỳ vọng lớn được xây dựng xung quanh băng thông rộng không dây hiên nay là việc phát triển nhanh nhất của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu. Nó có thể mở rộng phạm vi Internet, mở rộng tiếp cận giáo dục “ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào”, và hiệu quả ngày càng tăng ranh giới giữa giáo dục trực tuyến e-education và giáo dục di động m-education. Trong khi các dịch vụ phát triển di động như dịch vụ sức khỏe di động xuất hiện trước dịch vụ giáo dục di động, dịch vụ giáo dục di động đã sẵn sàng trở thành một lĩnh vực phát triển với nguồn đầu tư đáng kể trong dịch vụ công nghệ di động giống như công nghệ giáo dục băng thông rộng không dây. Trong năm 2012, ngành giáo dục toàn cầu đã chia sẻ một phần ngân sách công nghệ thông tin cao hơn (19,3%) so với các lĩnh vực khác để dành cho việc phát triển các dịch vụ di động (xem Hình 1).
Hình 1. Tỷ lệ phần trăm ngân sách công nghệ thông tin dành cho dịch vụ di động tại các khu vực
Băng thông rộng không dây đang trở nên linh hoạt hơn, nhưng ước tính có khoảng 1,1 tỷ hộ gia đình trên toàn thế giới vẫn chưa được kết nối Internet và hơn 2/3 dân số ở các nước đang phát triển vẫn chưa được kết nối với mạng Internet. Ngoài ra, các tác động “nhảy cóc” vượt qua băng thông rộng cố định bằng băng thông rộng di động không đồng đều giữa các nước và các khu vực đang phát triển. Hơn nữa, băng thông rộng di động trong giáo dục sẽ được sử dụng ở bất kỳ quy mô nào trong thế giới đang phát triển. Chúng tôi đang chờ đợi băng thông rộng không dây để mở rộng phạm vi giáo dục của mình. Giáo dục di động là “hoạt động trong bóng tối” và băng thông rộng di động có giá rất rẻ và không đáng tin cậy ở một số quốc gia.
Lợi ích của dịch vụ giáo dục thông qua tin nhắn SMS
Trong khi các công nghệ mới nổi đang tăng lên và nền tảng băng thông rộng đang phát triển để nâng cao nền giáo dục thì các Chính phủ cần phải khai thác và sử dụng triệt để các công nghệ hiện tại có sẵn, có nhiều công nghệ được lựa chọn chẳng hạn như dịch vụ giáo dục thông qua tin nhắn SMS. Với việc giáo dục dựa trên băng thông rộng vẫn còn nằm ngoài phạm vi của nhiều nước đang phát triển, ngày càng có nhiều dự án giáo dục được tạo ra để sử dụng các lựa chọn giáo dục di động hiện tại, cụ thể là giáo dục trên điện thoại di động với các chức năng cơ bản. Đặc biệt, có rất nhiều những sáng kiến giáo dục thông qua tin nhắn SMS đã cải thiện cơ hội học tập ở các nước nghèo.
Các sáng kiến bao gồm “Dr. Math” ở Nam Phi về dịch vụ gia sư di động và dịch vụ “go-to” cho các học sinh cấp 1 và cấp 2 ở Nam Phi với khả năng tiếp cận trên các ứng dụng MXit miễn phí được hỗ trợ từ Chính phủ, khoảng 12.000 học sinh đã sử dụng sáng kiến Dr. Math được hỗ trợ bởi hơn 100 gia sư với công nghệ SMS thuận tiện để giao tiếp on-going giữa sinh viên và giáo viên ở các vùng địa lý xa xôi. Điều này đã giành giải thương “Công nghệ trong Chính phủ ở Châu Phi” của Ủy ban Kinh tế Liên Hợp quốc năm 2011. Một số sáng kiến học tập thông qua tin nhắn được hỗ trợ và mở rộng cho nền giáo dục và đặc biệt khó khăn để tiếp cận với người dùng.
Kết luận
• Ở cấp độ cơ bản nhất, chính sách chính phủ điện tử phải tập trung vào khía cạnh đáp ứng sự cân bằng, thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh về cung cấp các dịch vụ chính phủ điện tử của các lĩnh vực và các ứng dụng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao cho việc phát triển bền vững và có lợi cho đa số các công dân (ví dụ như về lĩnh vực giáo dục), hơn là những yếu tố được thúc đẩy bởi các quyết định có hiệu quả (ví dụ như Bằng lái xe điện tử). Chính sách chính phủ điện tử nhắm đến mục tiêu tăng số lượng người sử dụng để giải quyết câu hỏi đơn giản “Làm thế nào để mọi người có thể sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử”. Điều này dẫn đến những câu hỏi có liên quan đến nội dung chính phủ điện tử cho người sử dụng, các yếu tố động lực (đặc biệt là yếu tố thuận tiện) cũng như khả năng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng khác. Đồng thời, chính sách chính phủ điện tử cần tập trung vào một loạt các vấn đề ngưỡng và các rào cản để sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử (bao gồm cả các vấn đề đặc biệt, các vấn đề riêng tư và các vấn đề bảo mật trong việc chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực khác). Những nỗ lực về chính sách chính phủ điện tử nhằm mục đích để tối đa hóa việc sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử, tuy nhiên nó không chỉ kết thúc với việc sử dụng các dịch vụ ngày càng tăng mà còn nhằm mục đích để có được những lợi ích thiết thực từ các dịch vụ để từ đó tăng cường sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử cho tất cả các bên liên quan.
• Các liên kết giữa việc cung cấp, phân phối các dịch vụ chính phủ điện tử, việc sử dụng và phát triển bền vững là khâu trung gian và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản như giáo dục, kỹ năng và hạ tầng kỹ thuật số. Chính phủ các nước mong muốn xây dựng chính phủ điện tử thành công do đó Chính phủ cần phải đầu tư vào việc tăng cường các yếu tố cơ bản trong đó bao gồm cả các yếu tố về băng thông rộng
• Chính phủ các nước cần phải nâng cao năng lực hiệu quả cho để tìm kiếm thông tin phản hồi từ công dân, giám sát, theo dõi và phân tích xu hướng sử dụng để ưu tiên các dịch vụ số hóa và tích hợp dữ liệu có liên quan vào trong chính sách chính phủ điện tử. Thông tin phản hồi từ người sử dụng có thể cung cấp dữ liệu quan trọng để tích hợp vào trong các chính sách chính phủ điện tử để tăng cương khả năng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh các chiến dịch quảng bá và nâng cao nhận thức về chính phủ điện tử thì các đánh giá về các nhu cầu sử dụng dịch vụ là một phần không thể thiếu của nỗ lực về chính sách để tăng sự linh hoạt cho chính phủ điện tử, đó cũng là một phần quan trọng trong nền giáo dục công về lợi ích của chính phủ điện tử, qua đó tăng cường sự linh hoạt cho người sử dụng.
• Cuối cùng, Chính phủ là một “nền tảng”, không phải là một “máy bán hàng tự động”. Như những mô tả ở trên, người dân có xu hướng suy nghĩ về Chính phủ như làmột máy bán hàng tự động. Họ đặt các loại thế và nhận được các dịch vụ mà chính phủ cung cấp. Tuy nhiên ý tưởng máy bán hàng tự động được đưa là là cách đánh giá ý tưởng “Chính phủ như là một nền tảng”. Các nền tảng này có nghĩa ẩn dụ là Chính phủ cung cấp một hệ thống tại chỗ để cung cấp các dịch vụ không phải chỉ cho duy nhất Chính phủ mà còn cho các công dân và những thành phần khác (cũng cho phép cả các công dân bên trong Chính phủ và bên ngoài Chính phủ một nền tảng để đổi mới). Như vậy, Chính phủ sẽ nắm lấy sự hợp tác với các bên liên quan chẳng hạn như NGOs để tăng cường giá trị và tăng cường tính linh hoạt cho người dân, những quan hệ đối tác này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác và hỗ trợ cho Chính phủ.
Chính phủ các nước cần phải quản lý sự hợp tác này một cách hiệu quả với “luật chơi” rõ ràng, trong đó có vai trò và trách nhiệm của các đối tác, trong khi các Chính phủ bên trong và bên ngoài sẽ phát triển các sáng kiến nhằm cung cấp và tăng cường sử dụng các dịch vụ có hiệu quả hơn.
Về cơ bản thì những thách thức của việc gia tăng sử dụng chính phủ điện tử cũng chính là những thách thức trong vấn đề quản trị.