Khái quát quá trình phát triển Kiến trúc tổng thể
Theo Liên Hợp Quốc, để chuyển sang chính phủ kết nối đòi hỏi có một khung (framework) chặt chẽ, đồng bộ, nó không thể được tạo ra bằng các cơ chế, giải pháp lẻ tẻ. Thực tế, các cơ quan chính phủ thường là các tổ chức lớn, có đặc trưng cấu trúc phân cấp, phân tách phức tạp thành các đơn vị thành viên nhỏ hơn và các đơn vị này hoạt động tương đối độc lập. Điều này dẫn đến sự phân chia các quy trình nghiệp vụ, các hệ thống, gây khó khăn trong việc kết nối, liên thông các đơn vị. Để giải quyết vấn đề kết nối, liên thông trong chính phủ điện tử, có hai giải pháp chính đó là thông qua việc ban hành, áp dụng các chuẩn và việc ban hành, tuân thủ Khung Kiến trúc chính phủ điện tử.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra các khung tương hợp cho Chính phủ điện tử (e-Government Interoperability Framework), với cốt lõi là các bộ chuẩn nhằm đảm bảo cho tính tương hợp, kết nối liên thông. Còn Khung Kiến trúc chính phủ điện tử, hướng tới việc xác định rõ các thành phần, bộ phận của tổ chức, cơ quan và mối quan hệ giữa các thành phần này trong Chính phủ điện tử.
Trong thời gian qua, đã có nhiều phương pháp luận về Khung Kiến trúc chính phủ điện tử được xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các Khung Kiến trúc chính phủ điện tử được xây dựng dựa trên một số khung kiến trúc và phương pháp luận chính như: Khung Zachman (Zachman Framework); Khung kiến trúc nhóm mở - TOGAF (Open Group Architectural Framework); Phương pháp luận của Gartner; Khung kiến trúc tổng thể liên bang của Mỹ - FEAF (Federal Enterprise Architecture Framework); Các chuẩn và kiến trúc cho các ứng dụng CPĐT của Đức - SAGA (Standards and Architectures for eGovernment Applications); Phương pháp luận OIO của Đan Mạch (Offentlig Information Online).
Sau đây là sơ lược lịch sử phát triển một số phương pháp luận về Khung Kiến trúc chính phủ điện tử.
Lĩnh vực nghiên cứu về Kiến trúc tổng thể (gọi tắt là EA – Enterprise Architecture) có thể coi bắt đầu từ năm 1987, khi J.A. Zachman, một trong những người tiên phong trong nghiên cứu kiến trúc tổng thể, công bố bài viết "một khung cho kiến trúc các hệ thống thông tin-A framework for Information System Architecture" trên tạp chí IBM Systems. Trong bài viết này, Zachman đã chỉ ra thách thức và tầm nhìn của Kiến trúc tổng thể. Khung kiến trúc hệ thống thông tin của Zachman sau đó được đổi tên thành khung Kiến trúc tổng thể. Trên cơ sở lý thuyết của mình, Zachman đã có đóng góp chính trong những nỗ lực đầu tiên của Bộ Quốc phòng Mỹ để tạo ra một Kiến trúc tổng thể. Nỗ lực này được biết đến là Khung kiến trúc kỹ thuật cho quản lý thông tin – TAFIM (Technical Architecture Framework for Information Management) được giới thiệu năm 1994.
Năm 1998, sau 04 năm được giới thiệu, TAFIM chính thức hết thời hạn sử dụng tại Bộ Quốc phòng Mỹ, các công việc đã hoàn thành được chuyển sang nhóm mở (Open Group). Họ đã hướng nó sang một chuẩn mới và ngày nay được biết đến là Khung kiến trúc nhóm mở - TOGAF.
Tháng 4 năm 1998, Hội đồng CIO của Mỹ (bao gồm CIO các Bộ, cơ quan ngang Bộ) bắt đầu công việc cho dự án chính đầu tiên có tên là Khung Kiến trúc tổng thể liên bang - FEAF (Federal Enterprise Architecture Framework) và Phiên bản 1.1 ra đời vào tháng 9 năm 1999. Tài liệu này chứa đựng một số ý tưởng mới, như các "kiến trúc phân đoạn"- segmented architecture. Sau một khoảng thời gian phát triển, trách nhiệm về EA từ liên bang được chuyển từ hội đồng CIO sang Văn phòng quản lý và ngân sách OMB (Office of Management and Budget). Năm 2002, OMB phát triển Kiến trúc tổng thể liên bang - FEA. Đây là tài liệu cơ sở cho các tiểu bang xây dựng Kiến trúc tổng thể của mình.
Vào năm 2005, cùng thời điểm OMB đang là cơ quan chịu trách nhiệm chính về kiến trúc tổng thể trong khu vực công, thì một tổ chức khác có những bước tiến trở thành lực lượng chính về lĩnh vực này trong khu vực tư đó là Gartner.
Ngoài các phương pháp luận Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử nêu trên, một trong các phương pháp luận cũng được các nước chú ý nghiên cứu học tập trong thời gian qua đó là Các chuẩn và kiến trúc cho các ứng dụng Chính phủ điện tử - SAGA, đây là Kiến trúc khá đặc thù được Đức xây dựng năm 2000, bao gồm quy định cả chuẩn và kiến trúc trong đó. Hoàn cảnh ra đời của SAGA xuất phát từ tháng 9/2000, khi Tổng thống nước Đức Gerhard Schröder ban hành sáng kiến Chính phủ điện tử BundOline 2005, cam kết cung cấp trên 400 dịch vụ trực tuyến đến năm 2005. Để các ứng dụng CPĐT này có thể kết nối, tương tác với nhau cần dựa trên các chuẩn, kiến trúc chung. Cơ quan tư vấn và điều phối của chính quyền liên bang về IT (KBSt) đã xây dựng SAGA, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp lớn, các cơ quan chính phủ khác nhau, SAGA liên tục được cập nhật, phát triển.
Các giai đoạn phát triển Kiến trúc tổng thể
Các giai đoạn phát triển kiến trúc tổng thể nhìn chung được đánh gia thông qua mức độ trưởng thành Kiến trúc. Dù tiếp cận theo phương pháp nào, nhìn chung mức độ phát triển hay mức độ trưởng thành của Kiến trúc tổng thể bao gồm 06 cấp độ.
06 cấp độ:
1. Chưa hình thành kiến trúc
2. Khởi tạo
3. Đang phát triển
4. Xác định
5. Quản lý kiến trúc
6. Đo lường kiến trúc
Mức độ trưởng thành 1: Không
Mô tả mức độ trưởng thành 1: Không có chương trình kiến trúc tổng thể. Không có kiến trúc tổng thể để trao đổi.
Mức trưởng thành 2: Bắt đầu nhận thức Quy trình Kiến trúc Tổng thể Không chính thức
- Quy trình là tự phát và cục bộ. Một số quy trình kiến trúc tổng thể được định nghĩa. Không có quá trình kiến trúc thống nhất xuyên suốt các công nghệ hoặc các quy trình nghiệp vụ. Thành công phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân.
- Các quy trình kiến trúc doanh nghiệp, tài liệu và các tiêu chuẩn được thiết lập bởi một loạt các phương tiện tự phát và cục bộ hoặc không chính thức.
- Nhận thức hoặc sự tham gia của đội ngũ quản lý hạn chế trong quá trình kiến trúc.
- Sự chấp nhận của đơn vị điều hành là hạn chế trong quá trình kiến trúc tổng thể.
- Các cân nhắc về bảo mật công nghệ thông tin là tự phát và cục bộ.
- Ít hoặc không có sự tham gia lập kế hoạch chiến lược và giành được nhân sự trong quá trình kiến trúc tổng thể. Ít hoặc không tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành.
Mức trưởng thành 3: Đang phát triển-Quy trình kiến trúc tổng thể đang được phát triển
- Chương trình Quy trình kiến trúc tổng thể cơ bản được tài liệu hoá. Quy trình kiến trúc đã phát triển rõ ràng về vai trò và trách nhiệm.
- Tầm nhìn công nghệ thông tin, các nguyên tắc, các mối liên kết nghiệp vụ, cơ sở, kiến trúc Mục tiêu được xác định. Các tiêu chuẩn kiến trúc tồn tại, nhưng không nhất thiết phải liên quan đến Kiến trúc Mục tiêu.
- Có liên kết rõ ràng với các quy trình.
- Có nhận thức quản lý nỗ lực kiến trúc.
- Phân công trách nhiệm và công việc đang được tiến hành.
- Kiến trúc an ninh công nghệ thông tin đã xác định vai trò và trách nhiệm rõ ràng.
- Quản trị của một vài tiêu chuẩn kiến trúc và một số tham gia vào hồ sơ tiêu chuẩn hiện có.
- Ít hoặc không có quản trị chính thức về đầu tư công nghệ thông tin. Hoạt động đơn vị thể hiện có sự tham gia vào Hồ sơ Tiêu chuẩn hiện có.
Mức trưởng thành 4: Xác định - Xác định kiến trúc doanh nghiệp bao gồm cả thủ tục bằng văn bản chi tiết và kỹ thuật Mô hình tham chiếu
- Các kiến trúc cũng được định nghĩa cẩn thận và thông báo cho nhân viên công nghệ thông tin và quản lý nghiệp vụ với trách nhiệm điều hành đơn vị công nghệ thông tin.
- Phân tích thiếu sót và kế hoạch chuyển đổi được hoàn thành. Mô hình tham chiếu kỹ thuật và hồ sơ tiêu chuẩn được phát triển đầy đủ. Các mục tiêu và phương pháp công nghệ thông tin được xác định.
- Đội ngũ quản lý cấp cao nhận thức và hỗ trợ quá trình kiến trúc trên toàn tổ chức. Việc quản lý tích cực hỗ trợ các tiêu chuẩn kiến trúc.
- Hầu hết các yếu tố của đơn vị điều hành cho thấy sự đồng thuận hoặc đang tích cực tham gia vào quá trình kiến trúc tổng thể.
- Hồ sơ Tiêu chuẩn Kiến trúc an ninh công nghệ thông tin được phát triển đầy đủ và được tích hợp với kiến trúc tổng thể.
Mức trưởng thành 5: Quản lý - Quản lý và đo Kiến trúc Quy trình
- Quy trình kiến trúc tổng thể là một phần của văn hóa. Các số liệu chất lượng gắn liền với quá trình kiến trúc đều được ghi lại.
- Tài liệu kiến trúc tổng thể được cập nhật theo một chu kỳ thường xuyên để phản ánh các kiến trúc tổng thể được cập nhật. Kiến trúc nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng và công nghệ được định nghĩa theo tiêu chuẩn thực tế phù hợp.
- Kiểm soát kế hoạch vốn và đầu tư được điều chỉnh dựa trên những phản hồi nhận được và bài học kinh nghiệm từ kiến trúc tổng thể cập nhật.
- Đội ngũ quản lý cấp cao trực tiếp tham gia vào quá trình xem xét kiến trúc.
- Toàn bộ đơn vị điều hành đồng thuận và tích cực tham gia vào quá trình Kiến trúc công nghệ thông tin.
- Các tài liệu kiến trúc được cập nhật thường xuyên, và được thường xuyên xem xét để phát triển kiến trúc/tiêu chuẩn mới nhất.
- Các số liệu hiệu suất kết hợp với kiến trúc an ninh công nghệ thông tin đều được ghi lại.
- Quản trị của tất cả các khoản đầu tư công nghệ thông tin là rõ ràng. Các quy trình chính thức để quản lý các phản hồi khác nhau về kiến trúc tổng thể.
- Tất cả các vụ mua lại và mua sắm công nghệ thông tin theo kế hoạch được hướng dẫn và quản lý bởi kiến trúc tổng thể.
Mức trưởng thành 6: Đo lường - Tiếp tục cải thiện Quy trình Kiến trúc tổng thể
- Những nỗ lực phối hợp để tối ưu hóa và không ngừng nâng cao trình kiến trúc.
- Một quá trình tiêu chuẩn và bãi bỏ được sử dụng để cải thiện quá trình phát triển kiến trúc.
- Các số liệu trình kiến trúc được sử dụng để tối ưu hóa và thúc đẩy liên kết nghiệp vụ. Nghiệp vụ đã tham gia vào quá trình cải tiến liên tục của kiến trúc tổng thể.
- Sự tham gia của quản lý cấp cao trong tối ưu hóa quá trình cải tiến trong phát triển và quản trị Kiến trúc.
- Phản hồi về quá trình kiến trúc từ các thành phần đơn vị điều hành được sử dụng để định hướng cải tiến quy trình kiến trúc.
- Các tài liệu kiến trúc được sử dụng bởi tất cả những người ra quyết định trong tổ chức cho mọi quyết định nghiệp vụ liên quan đến công nghệ thông tin.
- Phản hồi từ các số liệu Kiến trúc an ninh công nghệ thông tin được sử dụng để định hướng cải tiến quy trình kiến trúc.
- Quản trị rõ ràng tất cả các khoản đầu tư công nghệ thông tin. Một quá trình tiêu chuẩn và bãi bỏ được sử dụng để cải thiện quá trình quản trị.
- Không đầu tư công nghệ thông tin hoặc hoạt động mua lại mà không có kế hoạch.
Nguồn tham khảo:
- Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam
- Khung Kiến trúc tổng thể nhóm mở TOGAF.
Nguyễn Thanh Thảo