Mở đầu
Đơn giản, tiện dụng và hiệu lực là nhu cầu và cũng là yêu cầu cấp thiết hiện nay của đại bộ phân người dân khi giao tiếp, làm việc với các cơ quan nhà nước trong thời đại xã hội thông tin. Nhiệm vụ căn bản của phát triển chính phủ điện tử không chỉ đáp ứng các yêu cầu này, mà đồng thời còn bảo đảm tăng cường hiệu quả trong gắn kết giữa chính phủ và cộng đồng. Cụ thể, chính phủ điện tử thúc đẩy quá trình đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động, minh bạch, bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin và dịch vụ công trực tuyến, một cửa, mọi lúc, mọi nơi cho người dân, doanh nghiệp, giúp cho người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiết kiệm hơn. Trong bài viết “Ứng dụng của công nghệ chuỗi khối Blockchain trong khu vực công” đã đưa ra cái nhìn tổng quan và ví dụ thực tiễn ứng dụng của Blockchain đối với khu vực công. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích ứng dụng của Blockchain vào phát triển chính phủ điện tử.
Trong số những công nghệ nền tảng phát triển chính phủ điện tử, blockchain hiện đang thu hút được nhiều sự quan tâm nhờ vào tính minh bạch, tin cậy và bảo mật dữ liệu, đặc biệt nó phù hợp trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Về bản chất, blockchain có thể xem như một cơ sở dữ liệu phân tán lưu trữ các giao dịch giữa các bên tham gia. Nếu áp dụng vào chính phủ điện tử, blockchain sẽ cho phép lưu trữ toàn bộ tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước. Quan trọng hơn, với mô hình như vậy, dữ liệu sẽ được liên thông, lưu trữ bởi tất cả đối tượng sử dụng hệ thống, tự động cập nhật khi có thay đổi. Người sử dụng (có thể là người dân, doanh nghiệp hay cả cán bộ, công chức, viên chức) sẽ như một tập hợp các công chứng viên xác nhận tính chính xác của dữ liệu trong hệ thống và các hành vi giả mạo, làm sai lệch dữ liệu sẽ dễ dàng bị phát hiện, ngăn chặn bởi cộng đồng. Rộng hơn, blockchain kiểm soát các mục đích gây tổn hại đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Một chính sách, quy định mới ban hành sẽ áp dụng đồng bộ cho toàn bộ các đối tượng điều chỉnh, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan.
Ở khía cạnh kỹ thuật, do blockchain là công nghệ tạo ra thoả thuận giữa các bên mà không cần trung gian, qua đó cung cấp nền tảng về quản trị phi tập trung, thúc đẩy các hợp tác xã hội dựa trên sự đồng thuận và duy trì tính cân bằng giữa lợi ích các bên (cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp). Ví dụ, một hệ thống cấp phép sử dụng công nghệ blockchain sẽ bảo đảm tính xác thực, bảo mật của giấy phép hơn so với phương pháp thực hiện truyền thống. Ngoài ra, chi phí thực hiện sẽ cắt giảm chi phí trung gian, chi phí trách nhiệm quản lý nhà nước. Quá trình cấp phép cũng nhanh hơn, minh bạch và an toàn thông tin hơn.
Một số tính chất của blockchain cho thấy sự phù hợp công nghệ này với việc ứng dụng trong chính phủ điện tử:
1. Hoàn toàn tự động. Không cần bất cứ tổ chức trung tâm hay cơ quan nào giám sát hoạt động của blockchain và giữ vai trò sửa đổi, hiệu chỉnh dữ liệu.
2. Vận hành liên tục. Dữ liệu trên hệ thống blockchain được nhân bản đồng thời tới tất cả các nút (các máy tính kết nối vào hệ thống), nên chúng luôn sẵn sàng ngay cả khi 99% số các nút ngoại tuyến. Dữ liệu trên các nút ngoại tuyến sẽ tự động được cập nhất khi các nút đó kết nối trực tuyến trở lại.
3. An toàn. Mã lệnh sử dụng công nghệ blockchain thường là mã nguồn mở, và được kiểm tra bởi cộng đồng, không có các lỗ hổng bảo mật. Mã lệnh hỗ trợ các thuật toán mã hoá, cho phép xác nhận tính toàn vẹn của dữ liệu.
4. Mã lệnh có thể dùng để phát triển các dịch vụ mới, các phần mềm và hệ thống thông tin mới không thuộc về bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào và không bị ràng buộc bởi các điều khoản về bản quyền.
Thực tế triển khai blockchain do chính phủ thực hiện tại một số nước trên thế giới
Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có trình độ cao về phát triển chính phủ điện tử, đều đã triển khai các dự án chính phủ điện tử ứng dụng blockchain. Đơn cử, chính phủ Estonia áp dụng công nghệ blockchain vào cấp ID điện tử (e-ID) cho công dân, các hệ thống bầu cử tự động tại Ukraina, Estonia và Australia. Honduras và Georgia đã có dự định mang công nghệ blockchain vào các hệ thống đăng ký đất đai. Hoa Kỳ đang triển khai kết hợp công nghệ blockchain vào quản lý, chia sẻ thông tin bệnh án. Anh đang nghiên cứu, phát triển công nghệ blockchain vào cung cấp dịch vụ công. Còn tại Trung Quốc thì đã công bố kế hoạch xây dựng thành phố blockchain (thành phố thông minh lấy công nghệ blockchain làm chủ đạo). Tổng quan, đã có hơn 100 dự án về blockchain đã được triển khai tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của IBM, trong năm 2018 tỷ lệ các chính phủ sẽ đầu tư vào dự án blockchain là 9/10.
Danh sách một vài dự án blockchain của chính phủ các nước như sau:
STT
|
Quốc gia
|
Tên dự án
|
Trạng thái
|
1.
|
Australia
|
Một số thượng nghị sĩ bắt đầu lập nhóm về blockchain
|
Công bố vào 09/8/2017
|
Thị trường chứng khoán công bố sẽ sử dụng blockchain để xác minh, ghi nhận giao dịch thay cho hệ thống CHESS cũ
|
Công bố vào tháng 12/2018. Chuyển đổi hệ thống vào tháng 3/2018
|
2.
|
Trung Quốc
|
Hệ thống quản lý quỹ bảo hiểm xã hội
|
Công bố vào năm 2016
|
Đánh giá tài sản thế chấp bằng Blockchain
|
Công bố vào năm 2016
|
Hệ thống giám sát tài sản dựa trên blockchain (PSBC)
|
Đã triển khai thành công cho 100 giao dịch kinh doanh thật trên hệ thống blockchain kể từ tháng 10/2016
|
Dự án thành phố blockchain (nhóm Wanxiang)
|
Công bố vào năm 2016, được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ.
|
3.
|
Dubai
|
Hệ thống quản lý văn bản chính phủ (có hiệu lực vào năm 2020)
|
Đang triển khai
|
Hội đồng blockchain toàn cầu (global blockchain council – GBC) được thành lập vào năm 2016 với 32 thành viên, bao gồm một số cơ quan chính phủ, công ty đa quốc gia, ngân hàng, khu vực kinh tế, và một vài công ty về blockchain.
|
Đang triển khai
|
Hộ chiếu điện tử dựa trên blockchain
|
Công bố vào tháng 6/2017
|
Hệ thống quản lý vận tải thời gian thực
|
Công bố vào năm 2017
|
4.
|
Estonia
|
Hệ thống quản lý ID điện tử (eID)
|
Chính phủ hiện đang nâng cấp hệ thống hiện tại sang sử dụng công nghệ blockchain
|
Hệ thống quản lý thông tin y tế (e-health)
|
Chính phủ hiện đang nâng cấp hệ thống hiện tại sang sử dụng công nghệ blockchain
|
Hệ thống đăng ký thường trú
|
Từ năm 2015, có trên 27.000 người từ 143 nước đã đăng ký sử dụng, 4272 công ty đã đăng ký thành lập (tính đến tháng 12/2017)
|
5.
|
Pháp
|
Chính phủ Pháp đã ban hành quy định về việc cho phép ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính thiết lập nền tảng blockchain cho các giao dịch chứng khoán không công bố
|
Công bố vào tháng 12/2017
|
6.
|
Ghana
|
Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất (Bitland)
|
Đang triển khai
|
7.
|
Georgia
|
Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất
|
Đang triển khai
|
8.
|
Honduras
|
Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất
|
Công bố vào tháng 12/2017, đã xác nhận là không thành công
|
9.
|
Kazakhstan
|
Công bố sẽ tạo ra hệ sinh thái cho tiền điện tử và công nghệ tài chính
|
Công bố vào 17/7/2017
|
10.
|
Nga
|
Chính quyền Moscow công bố triển khai hệ thống quản lý văn bản dựa trên blockchain
|
Công bố vào năm 2016
|
Bộ Y tế khởi động dự án thử nghiệm blockchain
|
Công bố vào ngày 10/8/2017
|
11.
|
Singapore
|
Hệ thống thanh toán liên ngân hàng
|
Dự án mẫu đã bắt đầu vào năm 2016
|
12.
|
Thuỵ điển
|
Thử nghiệm hợp đồng thông minh của blockchain vào đăng ký đất đai
|
Thử nghiệm vào đầu năm 2017
|
13.
|
Thuỵ Sỹ
|
Thành phố Zug bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng đồng bitcoin cho các dịch vụ công cộng của thành phố. Một số lượng lớn các công ty về tiền điện tử có trụ sở làm việc tại Crypto Valley, Zug
|
Kể từ tháng 7/2016 (Crypto Valley được đồng sáng lập Ethereum Mihai Alisie đặt tên)
|
Thành phố Zug cung cấp định danh điện tử dựa trên blockchain cho người dân
|
Công bố năm 2017
|
14.
|
Các tiêu vương quốc Ả rập thống nhất và Ả rập Xê út
|
Ngân hàng trung ương các quốc gia Ả rập gồm Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Ả rập Xê út công bố sẽ triển khai dự án thử nghiệm về sử dụng tiền điện tử trong giao thương giữa hai nước
|
Công bố tháng 12/2017
|
15.
|
Ukraine
|
Hệ thống bầu cử E-vox dựa trên blockchain
|
Công bố năm 2016
|
Hệ thống đấu giá dựa trên blockchain
|
Công bố năm 2016
|
16.
|
Vương quốc Anh
|
Bộ lao động và trợ cấp thử nghiệm hệ thống blockchain để chi trả trợ cấp xã hội
|
Công bố tháng 7/2016 và sau đó đã tuyên bố kết thúc thành công giai đoạn thử nghiệm
|
Cung cấp blockchain như là dịch vụ cho các bộ thuộc chính phủ
|
Hoạt động từ tháng 8/2016
|
Cho phép sử dụng tiền điện tử
|
Cục kiểm soát tài chính (FCA) cho phép công ty khởi nghiệp Tramonex ban hành tiền điện tử
|
Hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng sử dụng blockchain
|
Công bố năm 2017
|
17.
|
Hoa Kỳ
|
Dự án thử nghiệm về trao đổi thông tin lịch sử y tế trực tuyến
|
Thử nghiệm trong vòng 02 năm từ 2016
|
Chấp thuận kế hoạch phát hành trái phiếu qua hệ thống mạng Bitcoin (uỷ ban chứng khoán)
|
Công bố năm 2015
|
Bang Arizona xây dựng dự luật công nhận tính pháp lý của hợp đồng thông minh trong blockchain
|
Trở thành luật vào ngày 29/3/2017
|
Thống đốc bang Delaware đã ký ban hành đạo luật cho phép sử dụng blockchain trong chứng khoán và lưu trữ tài liệu
|
Công bố vào tháng 7/2017
|
Bang Illinois bắt đầu dự án thử nghiệm blockchain trong số hoá giấy khai sinh
|
Công bố vào 31/8/2017
|
Nhận xét
Các quốc gia có sự quan tâm mạnh mẽ đến công nghệ blockchain chủ yếu bởi lý do nằm ở sự gần gũi giữa blockchain (các ưu thế của nó) với cộng đồng xã hội. Khác với các công nghệ khác, blockchain hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận vốn trước đây chỉ có trong sinh hoạt của con người. Cơ chế đồng thuận của blockchain được thực hiện qua một giải thuật với sự can dự của con người. Thuật toán đồng thuận được thực thi khi dữ liệu được xem xét, lưu trữ vào blockchain. Cấu trúc cho blockchain cho phép mọi thành viên tham gia mạng lưới có thể xác nhận dữ liệu và đều lưu trữ giống nhau dữ liệu đã được xác nhận.
Để áp dụng thực tế vào chính phủ điện tử, có thể xem xét một số nguyên tắc triển khai chính phủ điện tử từ tính chất vốn có của blockchain như sau:
1. Nguyên tắc luật hoá: công nghệ blockchain bảo đảm tính áp buộc, tạo ra luật không cho phép vi phạm hoặc ngoại lệ. Do vậy, có thể nghiên cứu đưa các điều luật vào blockchain, cho phép chúng thực thi thông qua cơ chế hợp đồng thông minh.
2. Nguyên tắc công khai, minh bạch (hoặc chiến lược mã nguồn mở). Công khai, minh bạch ở đây nghĩa là từ các mã lệnh blockchain đến dữ liệu của hạ tầng thông tin phải được công khai tối đa. Tại hướng dẫn chính phủ điện tử phiên bản 2.0, chính phủ Australia đã yêu cầu mọi dữ liệu (trừ các dữ liệu có các điều khoản hạn chế rõ ràng) đều nên đượ công khai. Và vì blockchain hoạt động dựa trên sổ cái phân tán, nó phù hợp với việc công khai, chia sẻ thông tin. Ở đây có hai lý do cần công khai, minh bạch khi áp dụng blockchain. Lý do đầu tiên vì sao các phần mềm blockchain cần công khai vì như vậy sẽ cho phép mọi người kiểm tra các luật lệ gắn với mã lệnh. Lý do thứ hai là sẽ giúp phần mềm an toàn bảo mật hơn, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái các phần mềm chính phủ điện tử.
3. Nguyên tắc tự động quy trình. Nguyên tắc này giúp xây dựng hệ thống chính phủ điện tử nhanh hơn và hiệu quả hơn. Một số nước đã sử dụng tính năng hợp đồng thông minh trong blockchain. Ngoài ra còn cơ chế đồng thuận cũng sẽ giúp nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào công việc chung, dẫn đến các hoạt động tự quản trị của xã hội, tạo ra một hệ thống chính quyền dân chủ. Các quy định pháp luật có thể điều chỉnh theo nguyện vọng, quyết định của đa số người dân, các hoạt động bầu cử sẽ chính xác, thuận tiện hơn. Chính phủ sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các vấn đề của xã hội, thông qua ý kiến của người dân, giải quyết nhanh hơn nhu cầu của người dân và làm việc hiệu quả hơn với các thông tin, dữ liệu chính xác hơn.
Trong công cuộc xây dựng chính phủ điện tử của Việt Nam, công nghệ Blockchain đang được nghiên cứu để đưa ra những ứng dụng thực tiễn cụ thể. Tại phiên bản khung Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các chuyên gia đang hoàn thiện, cập nhật những công nghệ mới trong, trong đó có công nghệ blockchain trong việc phát triển hạ tầng chia sẻ và lưu trữ dữ liệu.
Quách Hồng Trang
Tài liệu tham khảo
Jason Killmeyer, Mark White and Bruce Chew, Will blockchain transform the public sector?, Deloitte University Press, 2017.
Blockchain government – a next form of infrastructure for the twenty-first century. Myung San Jun. Journal of Open Innovation: technology, market and complexity, 2018.
Dzmitry Markusheuski et al, Blockchain technology for e-governance.