Trong bài tìm hiểu “Tác động và nguyên nhân Hàn Quốc triển khai thành phố thông minh, phần 1”, tác giả đã tập trung làm rõ vấn đề phát triển thành phố thông minh của Hàn Quốc, để có góc nhìn thực tế trong việc triển khai thành phố thông minh. Bài viết này, sẽ lựa chọn thành phố Dongtan Hàn Quốc là thành phố có đủ nguồn lực và điều kiện phát triển trong việc triển khai thành phố thông minh làm cơ sở để tham khảo cho việc xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam.
Từ năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai U-City (là tổ chức nghiên cứu của Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc - cơ quan Trung ương của Hàn Quốc). Sau hơn 25 năm nghiên cứu ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào xây dựng hạ tầng CNTT và quy hoạch đô thị, cùng với bộ luật chính sách xây dựng tổng thể quốc gia thông minh “U-Korea”, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đi đầu trong việc triển khai các đô thị thông minh với 15 dự án lớn và thành công mang tầm vóc quốc tế của thành phố: Songdo, Incheon, Dongtan... Xây dựng thành phố thông minh bền vững, những chính sách phát triển U-City của Hàn Quốc, thực trạng và định hướng cho tương lai. Tầm nhìn chiến lược của Hàn Quốc là sẽ nâng cao vị thế của U-City như là một cơ sở hạ tầng quốc gia cốt lõi thông qua việc phát triển U-City bền vững. Đây là mẫu phát triển đô thị theo kiểu Hàn Quốc mà khắc phục được những hạn chế cơ bản của thành phố cũ bằng cách tích hợp kỹ thuật CNTT cao vào không gian đô thị, đó tạo ra là thành phố có thể duy trì lâu dài và là chỗ dựa cho người dân. Năm 2008, Hàn Quốc ban hành Đạo luật về “Thành phố mọi nơi, U-City”, U-City là một thành phố tương lai, nơi mà ở đó công nghệ thông tin truyền thông (ICT) tiên tiến được kết hợp vào cơ sở hạ tầng đô thị như: đường giao thông, cầu đường, trường học, y tế và một số lĩnh vực khác để cung cấp các dịch vụ phổ biến như giao thông vận tải, môi trường và phúc lợi xã hội ở bất cứ thời gian và địa điểm nào.
Nguyên nhân tại sao đô thị hóa tập trung các thành phố?
Trong khi nhiều người dân di cư vào các thành phố lớn sẽ dẫn đến tình trạng thành phố bị quá tải, thành phố phải mở rộng để bao hàm người di cư và cơ sở vật chất khi dân số vượt quá giới hạn cho phép về kinh tế - xã hội phát sinh dẫn đến một số nguyên nhân như:
- Công nghiệp hóa và đô thị hóa: Nhiều người di cư từ nông thôn đến thành phố để tìm việc làm.
- Phát triển đô thị: Thành phố mở rộng thêm diện tích để nhiều người di cư đến. Do vậy, Chính phủ cố gắng điều tiết mở rộng đô thị.
- Dân cư chuyển đến ngoại ô và đô thị xuống cấp: Khi thành phố trở nên đông đúc, nhiều người di cư đến ngoại ô để hưởng môi trường tốt hơn. Trung tâm thành phố trở thành khu nghèo nàn.
- Khu thành phố (tập trung các thành phố): Khi mọi người đi lại hàng ngày từ ngoại ô đến thành phố, ngoại ô cũng tích hợp vào thành phố về mặt chức năng do đó tạo ra một siêu đô thị (Mega-City). Dẫn đến cơ sở hạ tầng thành phố đạt đến công suất tối đa.
Đô thị hóa, xét từ góc độ nhân khẩu và địa lý đây là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, ngày càng nhiều dân cư nông thôn sống trong khu vực đô thị. Mức độ đô thị hóa của một quốc gia được đo bằng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân dẫn đến tỉ lệ tăng sự tập trung dân cư nông thôn sống trong khu vực đô thị sẽ là một cảnh báo đo tốc độ đô thị hóa của Hàn Quốc. Do vậy các tác dụng phụ của đô thị hóa: Phát triển nhu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý thành phố và chất lượng cuộc sống mang lại sự cần thiết cho thành phố thông minh; Việc phát triển nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ mang lại sự cần thiết cho thành phố thông minh: Môi trường (Do công nghiệp hóa và trách nhiệm về môi trường ít hơn, đã xảy ra ô nhiễm nguồn nước như không đủ nước và vệ sinh nhà cửa và ô nhiễm không khí...; Những loại ô nhiễm này đã đe dọa sức khoẻ con người; Chất thải không thu được tạo ra nhiều mối nguy hiểm cho con người); Truy cập cơ sở đô thị (Không phải mọi công dân đều được sử dụng các cơ sở công cộng như bệnh viện và trường học; Cơ sở hạ tầng và các cơ sở có giới hạn để bao gồm tất cả các công dân và sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành trong quản lý đô thị đã làm cho việc phối hợp nhiều hoạt động có hiệu quả rất khó khăn); Thất nghiệp (Đây là vấn đề lớn nhất đối với các nhà quản lý các thành phố lớn vì tỷ lệ thất nghiệp tạo ra nhiều bất bình đẳng và gây ra các tác dụng phụ khác như tội phạm, nghèo đói, nhà ở, ...). Để giải quyết các nguyên nhân trên, giải pháp cho các phản ứng phụ đó là: Thành phố thông minh là một khái niệm về tương lai của thành phố đối với cư dân và nhà khai thác. Chính phủ phải nỗ lực tạo việc làm để đáp ứng nhu cầu của một dân số tăng nhanh như môi trường thân thiện, tính khả thi về kinh tế, an toàn xã hội.
Bối cảnh của xu hướng thông minh hóa thành phố tại Hàn Quốc
Sự liên kết các thành phố trở thành một trong những sức cạnh tranh của thành phố khi tính tự duy trì trở nên quan trọng (Hình 1).
Hình 1: Bối cảnh của Hàn Quốc (Nguồn tài liệu: Smart Cities in South Korea)
- Dân số và công nghiệp tập trung vào thủ đô Seoul.
- Giai đoạn 1 (thập niên 1990): 5 thành phố mới phát triển xung quanh thành phố Seoul; Nhấn mạnh về phân tán dân số tạo ra những thành phố nhỏ xung quanh Seoul.
- Giai đoạn 2 – đến nay: Sự phát triển của việc tự duy trì các thành phố; Mong đợi về cuộc sống tốt đẹp: phúc lợi, hạnh phúc được nâng cao.
- Quy trình phát triển thành phố thông minh: Cung cấp một dịch vụ CNTT toàn cầu là chìa khoá cho việc xây dựng thành phố thông minh, song song với vòng đời dài hạn của quá trình phát triển đô thị và đất đai.
Mô hình thành phố thông minh U-City
Nhằm triển khai thành phố thông minh, Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng đến việc ban hành văn bản pháp lý làm tiền đề cho việc xây dựng, triển khai các thành phố thông minh tại đất nước này. Năm 2009, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật xây dựng thành phố thông minh. Thời gian đầu, xu hướng triển khai các dịch vụ của thành phố có tính chất “hướng tới khu vực công” hơn là các dịch vụ cho người dân, việc triển khai các thành phố thông minh dần có sự điều chỉnh theo hướng cung cấp các dịch vụ hướng tới người dân, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân. Tháng 11/2010, Luật xây dựng thành phố thông minh được sửa đổi và đưa ra định nghĩa về các dịch vụ thông minh quy định là những dịch vụ đơn lẻ hoặc kết hợp của 02 hay nhiều dịch vụ thuộc các lĩnh vực khác nhau: Dịch vụ hành chính; Dịch vụ Giao thông; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, phúc lợi; Dịch vụ môi trường; Chống tội phạm, thiên tai; Dịch vụ Quản lý các trang thiết bị hỗ trợ; Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch; Dịch vụ hậu cần; Dịch vụ lao động, việc làm và Các dịch vụ khác. (Hình 2).
Hình 2: Cơ sở hạ tầng đô thị mọi nơi (Nguồn tài liệu: Smart Cities in South Korea)
Việc cung cấp các dịch vụ thông minh được Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng là một trong những ứng dụng cần được nghiên cứu với nền tảng hạ tầng công nghệ triển khai xây dựng thành phố thông minh. Theo định nghĩa trong Luật xây dựng thành phố thông minh của Hàn Quốc, công nghệ thông minh là những ICT được kết hợp, sử dụng để cung cấp các dịch vụ thông minh dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng thông minh áp dụng cho thành phố thông minh tại Hàn Quốc (Hình 3).
Hình 3: Cung cấp dịch vụ đa dạng (Nguồn tài liệu: Smart Cities in South Korea)
Lộ trình phát triển thành phố thông minh tại Hàn Quốc
- Chiến lược U-Korea; Kế hoạch “Seoul thông minh đến 2015” Hàn Quốc đang phát triển bất động sản từ quy mô thị trấn (làng đến cỡ thành phố) với phương thức đa dạng. Quá trình phát triển thành phố thông minh tại Hàn Quốc dưới Đạo luật về “Thành phố mọi nơi, U-City được chia ra làm 06 bước, như sau:
1- Kế hoạch tổng thể U-City: Xác nhận bởi Thủ trưởng (Thành lập bởi: Bộ trưởng)
2- Kế hoạch U-City: Xác nhận bới Bộ trưởng (Thành lập bởi: Thị trưởng, Thống đốc)
3- Kế hoạch xây dựng U-City/Quy hoạch xây dựng U-City: Xác nhận bới Thị trưởng, Thống đốc (Thành lập bởi: Người phụ trách về tiến hành dự án)
4- Kế hoạch tiến hành dự án U-City: Xác nhận bới Thị trưởng, Thống đốc (Thành lập bởi: Người phụ trách về tiến hành dự án)
5- Tiến hành dự án U-City: Người phụ trách về tiến hành
6- Thanh tra xây dựng: Thị trưởng, Thống đốc.
Một Dongtan hoàn toàn kết nối
- Dongtan là thành phố cách Seoul 40km về phía Nam, có diện tích9.04 km² (2,169 mẫu ), dân số 120,692 người, thời gian thực hiện dự án: tháng 5/2006 đến tháng 9/2008 và ngân sách: 50.8 triệu USD.
- Mục tiêu: Thành lập một cơ sở hạ tầng tiên tiến cho sự phát triển của thành phố mới mang lại cuộc sống tăng cao (Hình 4).
Hình 4: Thành phố thông minh Dongtan (Nguồn tài liệu: Smart Cities in South Korea)
- Chủ đề chính cho thành phố thông minh:
+ Thành phố an toàn - CCTV (TV giám sát ), an toàn: Để vận hành thành phố một cách hiệu quả và phục vụ người dân. Mạng lưới camera giám sát và các cảm biến được triển khai khắp mọi nơi trong thành phố để tránh tội phạm và mang lại ý thức an toàn. Dữ liệu được thu thập theo thời gian thực từ hệ thống camera (TV giám sát) và cảm biến được lựu trữ tại Trung tâm dữ liệu, sau đó được phân tích đưa ra các quyết định theo hướng có lợi có người dân.
+ Thành phố tiện lợi - Giao thông, truyền thông: Hạ tầng thiết bị như đường phố, phương tiện giao thông được kết nối với qua cơ sở hạ tầng mạng truyền dẫn để điều khiển tín hiệu đèn giao thông cho phù hợp với lưu lượng xe đang lưu thông trên các tuyến, giảm thiểu tắc nghẽn giúp người dân thuận tiện trong việc lưu thông. Giúp người dân dễ dàng truy cập vào hệ thống của thành phố.
+ Thành phố sạch sẽ - Môi trường: Hệ thống cảm biến đo các thông số về điều kiện thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ, …và các điều kiện môi trường như lượng khí thải CO, độ bụi,... đều được gắn cảm biến phát hiện điều kiện bề mặt đường để cảnh báo mức độ sương mù ... và cảm biến thời tiết đảm bào giúp người dân biết khi thời tiết xấu, dữ liệu được thu thập theo thời gian thực và sau đó được phân tích, tích hợp với dữ liệu (đã có) để hệ thống đưa ra cảnh bảo cho người dân thuận tiện trong việc khi có thời tiết thay đổi. Với phương châm thành phố giữ vững môi trường.
- Dịch vụ thông minh của thành phố Dongtan Hàn Quốc: Thành phố Dongtan hướng vào thành phố an toàn và tiện lợi thông qua sự hợp nhất trên toàn thành phố của những dịch vụ thông minh và cơ sở hạ tầng mạng. Những dịch vụ công cộng dành cho người dân và người thụ hưởng (An toàn, cổng thông tin, giao thông, môi trường).
- Giám sát hợp nhất: Trung tâm vận hành hợp nhất (IOC) và nền tảng thành phố.
- Cơ sở hạ tầng nền tảng: Thiết bị cơ sở hạ tầng cao và thuận tiện.
- Phạm vi dự án: Bao gồm sự giám sát của 12 dịch vụ U-dịch vụ (U-Giao thông, U-Môi trường, U-Bãi đậu xe, U-Truyền thông…) được quản lý và vận hạnh Trung tâm vận hành tích hợp và Mạng thông tin công cộng. Dự án triển khai được chia ra làm 4 giai đoạn bắt đầu từ tháng 1/2006 thiết kế, tháng 5/2006 giám sát lần thứ nhất, tháng 12/2007 giám sát lần thứ hai và 1/2009 đến nay vận hành. Việc xây dựng thành phố thông minh, dịch vụ công cung cấp phục vụ người dân là một phần không thể thiếu, người dân được cung cấp các thông tin liên quan đến các lĩnh vực qua thiết bị di động (điện thoại thông minh), mọi thông tin khi người dân thực hiện một thủ tục trực tuyến và được thông báo khi thủ tục đã giải quyết.
Kết luận
Xây dựng, quản lý, vận hành thành phố thông minh Dongtan được coi như thành phố thông minh đúng nghĩa vì thành phố được xây dựng trên một vị trí của một bãi rác cũ và có đủ nguồn lực, điều kiện phát triển. Điểm thuận lợi của thành phố Dongtan chính khâu quy hoạch tổng thể với một lộ trình phát triển dài hơi và đồng bộ nhờ cơ chế chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cải cách nền hành chính quốc gia, hướng tới tăng cường năng lực điều hành của Chính phủ mang lại thuận lợi cho người dân, tăng cường sự minh bạch. Bài viết giới thiệu cách triển khai thành phố thông minh Dongtan, Hàn Quốc nhằm gợi ý hướng nghiên cứu, tiếp cận để tham khảo trước khi xây dựng thành phố thông minh cần nền tảng tích hợp cho sự phát triển như: Hệ thống chỉ số tổng hợp và phát triển các công cụ đánh giá, các nền tảng của công nghệ như chất lượng cảm biến, hệ thống đo lường và phản biện xã hội cũng phải xây dựng; Đầu tư xây dựng năng lực cho các trung tâm thu thập phân tích và xử lý dữ liệu lớn (Big data).
Tài liệu tham khảo
1/ Smart Cities in South Korea.
2/ Smart City Planning and Strategy, December 8, 2015. Sharing Korea's Experience, LH Korea Land & Housing Corporation.
3/ KT Smart City Introduction, March, 2015, https://www.itu.int/en/ITU-D/Regional-Presence/AsiaPacific/Documents/KT_Smart%20city_itu_traI_0319.pdf.
4/ Smart Seoul, Basic strategic plan for Infomatization of Seoul Metropolitant City, 2015.
5/ https://www.rvo.nl/sites/default/files/Smart%20Cities%20South%20Korea.pdf
Mai Thanh Hải