- Về hạ tầng ứng dụng Công nghệ thông tin:
100% các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp huyện trở lên có mạng LAN, 100% kết nối Internet cáp quang; gần 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, khoảng 95% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, 80% cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính.
Đã triển khai nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) tỉnh Vĩnh Phúc và thí điểm kết nối một số hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin qua LGSP của tỉnh như: dịch vụ liên thông hồ sơ thủ tục hành chính qua LGSP; dịch vụ nền tảng quản lý văn bản.
- Kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng: Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đã xây dựng trục đường cáp quang và lắp đặt thiết bị đầu cuối tại 55 cơ quan, đơn vị. Từ năm 2014, hệ thống mạng diện rộng của tỉnh đã kết nối 33 đơn vị, địa phương qua mạng truyền số liệu chuyên dùng, năm 2020 đang thực hiện kết nối đến 169 đơn vị, địa phương, đồng bộ đến cấp xã.
- Ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến:
Cổng Thông tin-Giao tiếp điện tử (TT-GTĐT), cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đăng tải 1.981 thủ tục hành chính (TTHC), chủ yếu là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và 2, cổng Dịch vụ công tỉnh đã kết nối, liên thông, tích hợp với cống Dịch vụ công quốc gia. Trên địa bàn tỉnh hiện có 369 danh mục thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, trong đó: cấp tỉnh 325 danh mục, cấp huyện 39 danh mục, cấp xã 05 danh mục; có 06 dịch vụ công mức độ 4 của tỉnh kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công Quốc gia. Từ khi chính thức vận hành, trên Cổng dịch vụ công của tỉnh đến nay đã phát sinh 1.310 hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số 12.572 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 10,42%.
Năm 2019, Hệ thống một cửa dùng chung của tỉnh đã tiếp nhận 314.984 hồ sơ, đã giải quyết 252.856 hồ sơ, đạt 80,28% (trong số này, giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 93,8%). Qua Trung tâm phục vụ hành chính công đã tiếp nhận 36.451 hồ sơ, đã giải quyết 34.664 hồ sơ, đạt 95,09% (trong số này, giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 98,17%). Ngày 01/11/2019, chữ ký số, bàn ký điện tử và phần mềm Zalo để trao đối thông tin với người nộp hồ sơ được chính thức vận hành, sử dụng, mang lại kết quả tích cực, tiết kiệm chi phí, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Trung tâm phục vụ hành chính công đã tiếp nhận 12.572 hồ sơ, đã giải quyết 9.962 hồ sơ, đạt 79,24% (trong số này, giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 98,02%).
- Về việc triển khai hệ thống văn bản điện tử và kết nối liên thông với Trục văn bản quốc gia:
Phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã triển khai đồng bộ đến các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Phần mềm đã sử dụng mã định danh các cơ quan nhà nước; thực hiện liên thông với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành qua Trục liên thông văn bản quốc gia; bảo đảm tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, đáp ứng quy trình gửi, nhận văn bản điện tử. Tỷ lệ văn bản điện tử ký số của toàn tỉnh đến tháng 4/2020 trên 85% (cấp tỉnh trên 95%, cấp huyện trên 75%).
- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng:
Tại 100% các sở, ngành, huyện, thành phố đã được trang bị các thiết bị tường lửa tối thiểu, cài đặt phần mềm diệt virus cho các máy tính cá nhân; phối hợp tốt, chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách an toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác bảo đảm an toàn thông tin, cảnh báo, ứng cứu sự cố an toàn thông tin. Đến nay, các sự cố đều được khắc phục, ngăn chặn kịp thời, không có trường hợp sự cố nghiêm trọng nào xảy ra đối với các hệ thống thông tin của tỉnh.
Tổ chức triển khai cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình quản lý tập trung nhằm nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại cho các máy trạm và thiết bị đầu cuối tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Phần mềm có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu mã độc về Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Công tác đào tạo nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin tiếp tục được quan tâm. Cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại các Sở, ngành, địa phương hằng năm đều tham gia các khóa đào tạo kiến thức chuyên sâu về an ninh mạng, kỹ năng về an toàn thông tin.
Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh cũng đã ban hành các văn bản làm cơ sở để triển khai, thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền diện tử trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như:
Xếp hạng Chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2019 (Việt Nam ICT Index 2019), tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều chỉ số xếp hạng thấp.
Tham mưu ban hành các văn bản để tạo môi trường pháp lý triển khai các nhiệm vụ còn chậm.
Chưa xây dựng được Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, các cơ quan, đơn vị chưa tham mưu ban hành hệ thống biếu mẫu chỉ tiêu báo cáo của ngành phục vụ xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.
Số dịch vụ công mức độ 4 trên cổng dịch vụ công của tỉnh kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia còn rất ít.
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của địa phương chỉ đạt 10,42% (thấp hơn mục tiêu là 20% trở lên).
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử của tỉnh và các cổng thành phần chưa đáp ứng đủ các yêu cầu được quy định.
UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh chưa ứng dụng Hệ thống Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.
Người dân và doanh nghiệp khi tham gia hệ thống thông tin do tỉnh cung cấp chưa được xác thực định danh điện tử.
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là:
Nguyên nhân chủ quan
Lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu, chưa thực sự quyết tâm, gương mẫu ứng dụng công nghệ thông tin, chưa thực sự là người sử dụng đầu tiên, thường xuyên, hằng ngày các ứng dụng Chính phủ điện tử.
Ứng dụng công nghệ thông tin chưa thuận tiện cho tổ chức, người dân sử dụng, chưa có nhiều ứng dụng có phân hệ giao diện trên thiết bị di dộng; chưa tích cực ứng dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo...
Việc phân công, điều phối đơn vị chủ trì tham mưu cho UBNĐ tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử còn lúng túng.
Đội ngũ cán bộ làm về công nghệ thông tin hạn chế về trình độ, năng lực, chưa tham mưu được những nhiệm vụ thiết thực, hiệu quả đối với ngành, địa phương.
Chưa có chính sách thu hút người làm công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn tốt, nhất là chuyên môn về an toàn thông tin.
Bên cạnh đó nguyên nhân khách quan là:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, đầu tư về công nghệ thông tin còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc ban hành chưa kịp thời.
Chưa hình thành các Hệ thống định danh và xác thực điện tử Quốc gia, Hệ thống hồ trợ thanh toán dịch công trực tuyến toàn quốc, Trung tâm giám sát Quốc gia về Chính phủ điện tử dẫn đến khó khăn trong việc triển khai dồng bộ các nội dung liên quan đến Chính phủ điện tử.
Các cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu Quốc gia về đất đai triển khai chậm; nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia chưa sẵn sàng cho việc kết nối, chia sẻ; các hệ thống thông tin trên Trung ương triển khai xuống địa phương còn thiếu tính đồng bộ.
Nhiều Bộ, ngành Trung ương chưa ban hành bộ tiêu chí của hệ thống báo cáo phục vụ xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao, năm 2020 Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Rà soát và triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đã giao trong các kế hoạch về phát triển chính quyền điện tử từ trung ương đến địa phương,
- Tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, hướng tới chính quyền số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Ban hành Khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 2.0; Ban hành Đề án đầu tư hạ tầng thông tin - truyền thông thiết yếu và hệ thống thông tin làm nền tảng chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2020-2025.
- Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung LGSP để kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng công nghệ thông tin trong tỉnh và kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các Bộ, ngành Trung ương.
- Phấn đấu chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 kết nối liên thông, đồng bộ với cổng dịch vụ công quốc gia; điều chỉnh giao diện cổng dịch vụ công của tỉnh thuận tiện, dễ sử dụng cho người dùng; tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trên cổng dịch vụ công Quốc gia bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng tuân thủ các tiêu chí về chức năng, tính năng kỷ thuật theo quy dịnh; phát triển phân hệ giao diện trên thiết bị di động.
- Nâng cao hiệu quả của Hệ thống thông tin một cửa điện tử, bảo đảm 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của 3 cấp tỉnh, huyện, xã được thực hiện trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
- Nâng cấp Cổng thông tin Giao tiếp điện tử của tỉnh và các cổng thông tin thành phần bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và đáp ứng các yêu cầu được quy định.
Vận hành hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điều hành, bảo đảm toàn bộ văn bản đi và đến (trừ văn bản mật) được luân chuyển, xử lý trên hệ thống phần mềm, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực tiếp ký số văn bản đi trên phần mềm.
Triển khai hoạt động giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung (SOC), kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh có khả năng tổng hợp số liệu của các cấp, các ngành và kết nối, liên thông chia sẻ với các hệ thống thông tin của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
Đồng thời Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện gồm:
Bám sát các chỉ đạo, định hướng của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương để triển khai thực hiện nhiệm vụ kịp thời, đúng tiến độ về Chính phủ điện tử; tham khảo mô hình, học tập kinh nghiệm tại các địa phương đã thực hiện hiệu quả xây dựng chính quyền điện tử.
Tăng cường các nguôn lực về tài chính và nhân lực an toàn thông tin cho xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.
Tố chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ các Sở, ngành, cấp huyện, cấp xã vận hành các dịch vụ công mức độ 4 của tỉnh.
Chỉ đạo việc vận hành, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan đơn vị.
Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng chính quyền điện tử phải bám sát kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh.
Nguyễn Hạnh