Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thí điểm mô hình chuyển đổi cấp xã của 13 xã được lựa chọn thí điểm năm 2022 cụ thể như sau:
1. Về phát triển chính quyền số:
- Triển khai hạ tầng số
+ Nâng cấp, tái cấu trúc hệ thống mạng nội bộ
Thực trạng khi triển khai: Đường truyền mạng chưa ổn định, hệ thống mạng chưa được cấu hình và phân chia lớp mạng, khó khăn trong quá trình sửa chữa; hệ thống đường dây mạng chằng chịt, mất mỹ quan công sở…
Kết quả: Các xã đã thực hiện khảo sát và cải tạo, nâng cấp toàn bộ mạng LAN nội bộ của đơn vị, bổ sung trang thiết bị cần thiết, đi dây lại hệ thống mạng, giúp cho hệ thống mạng internet đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, ổn định và an toàn giúp cán bộ giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả.
+ Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, máy tính
Thực trạng khi triển khai: Đa phần máy tính tại các xã có cấu hình thấp, còn thiếu nhiều thiết bị (như máy chiếu, máy Scan, máy in mầu,…).
Kết quả: Các xã đã đầu tư mua bổ sung đầu tư, mua sắm các thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
+ Triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng
Thực trạng: Chưa có đường truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cho hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Kết quả: Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo đơn vị chủ động phối hợp với VNPT Ninh Bình triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng.
+ Triển khai hệ thống truyền thanh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Thực trạng khi triển khai: Việc vận hành đài phát thanh gặp nhiều khó khăn do thời gian phát chủ yếu vào 5h30’ sáng và 17h30’ chiều; phát thanh viên là cán bộ kiêm nhiệm, do vậy khi phát những bài phát thanh dài, cần phát nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi thời tiết có mưa bão sẽ mất nhiều công sức, thời gian.
Kết quả: Áp dụng công nghệ chuyển văn bản giấy thành giọng nói thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo AI để tạo các bản tin phát thanh tuyên truyền. Việc triển khai thu hút được nhiều người nghe do có thể lựa chọn nhiều giọng đọc hay; có thể phát lại nhiều lần tiết kiệm thời gian cho phát thanh viên, hạn chế, khắc phục tối đa hiện tượng lẫn tạp âm, đọc vấp,… Bên cạnh đó, sẽ giảm được nhân sự vận hành, trước đây mỗi buổi phát thanh cần 2 người (1 người phát thanh, 1 người vận hành), hiện nay chỉ cần 01 người vận hành.
+ Tăng cường Hệ thống Camera an ninh
Thực trạng khi triển khai: Số lượng camera ở các xã còn ít; tình hình mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các xã vẫn còn xảy ra.
Kết quả: Xã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lắp đặt thêm hệ thống camera theo dõi; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tự lắp tại các gia đình.
- Triển khai ứng dụng cho Chính quyền số
+ Sử dụng chữ ký số
Thực trạng khi triển khai: Việc cấp chữ kí số còn chưa đầy đủ, việc sử dụng chưa thường xuyên.
Kết quả: Lãnh đạo UBND xã đã sử dụng chữ kí số bằng sim điện thoại tạo thuận lợi cho giải quyết công việc.
+ Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành
Thực trạng khi triển khai: Việc sử dụng còn rất hạn chế, chưa phát huy hiệu quả, số tài khoản được cấp để sử dụng ít, tỷ lệ văn bản chưa xử lý còn nhiều.
Kết quả: Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo đưa nội dung sử dụng hệ thống vào nội dung trọng tâm để tập huấn; rà soát và cấp tài khoản cho các cá nhân và tổ chức.
Việc sử dụng có hiệu quả hệ thống đã giúp cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành được nhanh chóng, kịp thời, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động; tiết kiệm được thời gian xử lý, tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm.
+ Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trên hệ thống Một cửa điện tử
Thực trạng khi triển khai: Đa phần các xã thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống chưa đúng; tài khoản chưa được cấp đầy đủ; việc cập nhật giải quyết thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ chưa được đầy đủ và đúng quy trình; trang thiết bị phục vụ cho bộ phận một cửa còn thiếu.
Kết quả:
Bộ phận một cửa được bổ sung đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động phục vụ và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Lãnh đạo xã theo dõi được thông tin thời gian giải quyết; giảm thiểu tình trạng trậm trễ hồ sơ, gây khó khăn cho người dân, nhất là một số thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quan trọng; kiểm soát tốt các nguồn thu ngân sách từ thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính, tránh thất thoát.
+ Sử dụng phần mềm chuyên ngành
Tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm chuyên ngành hiện có trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ như:
Phần mềm quản lý tài sản, phần mềm kế toán, phần mềm Misa; - Phần mềm bảo hiểm xã hội, phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội, phần mềm kê khai thông tin trẻ em; Phần mềm đăng kí quản lý hộ tịch, phần mềm thống kê ngành tư pháp; một số phần mềm ứng dụng chuyên dùng khác
+ Nâng cấp Trang thông tin điện tử của xã
Thực trạng khi triển khai: Trang thông tin điện tử của các xã chưa phát huy được hiệu quả và còn hạn chế: giao diện chưa thực sự bắt mắt; thiếu một số các chuyên mục cần thiết; lượt truy cập ít, thông tin hạn chế.
Kết quả: Đào tạo, tập huấn kĩ năng quản lý, đăng tải tin tức cho cán bộ được giao quản lý website. Thực hiện điều chỉnh, nâng cấp, bổ sung các tin mục cần thiết theo quy định: Lịch công tác, mục hỏi – đáp; thiết kế lại giao diện theo hướng dễ dàng tra cứu, thân thiện hơn.
+ Thiết lập kênh truyền thông, giao tiếp giữa UBND xã và người dân
Thực trạng khi triển khai: Đa phần các xã chưa có nhiều kênh giao tiếp giữa chính quyền và người dân, kênh giao tiếp chính để truyền tải thông tin chỉ đạo, tuyên truyền là qua hệ thống đài truyền thanh của xã.
Kết quả: Trên cơ sở nhận thấy cần đa dạng kênh tuyên truyền, các xã đã tạo thêm nhiều hệ thống giao tiếp giữa chính quyền và người dân, ví dụ như: Hệ thống tin nhắn SMS do Viettel cung cấp; Hệ thống thông báo qua nền tảng app “Công dân số” giúp người dân tiếp nhận các thông tin đồng thời có thể gửi phản ánh, kiến nghị; Trang thông tin điện tử nội bộ của địa phương… Với đa dạng kênh thông tin, tuyên truyền đã giúp người dân nhanh chóng nắm bắt kịp thời các nội dung, tinh thần chỉ đạo của xã.
- Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức
+ Đào tạo tập huấn kỹ năng số cho cán bộ, công chức
Thực trạng khi triển khai: Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ, công chức tại các xã đa phần còn hạn chế; kỹ năng sử dụng các ứng dụng, hệ thống chưa được thành thạo,… Hàng năm, các xã mới chỉ cử một số cán bộ, công chức đi tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin.
Kết quả: Các xã đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông phối hợp với mở các lớp tập huấn về kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ nâng số cho cán bộ, công chức xã. Sau tập huấn trình độ công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được nâng lên; sử dụng và thao tác thành thạo trên các hệ thống; nắm được các kỹ năng xử lý các vấn đề về máy tính trong quá trình sử dụng giúp giải quyết công việc được nhanh hơn, tốt hơn.
+ Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Thường xuyên tuyên truyền thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Qua trang thông tin điện tử, qua ứng dụng, qua các hội nghị, phát hàng ngày trên hệ thống đài truyền thanh, pano, khẩu hiệu trên các trục đường, các điểm nhà văn hóa thôn, xóm,...
Qua đó, giúp người dân dần dần nắm được các nội dung đang triển khai tại xã, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các nội dung này.
2. Phát triển kinh tế số
- Phát triển thương mại điện tử
+ Thực trạng khi triển khai: mặc dù có một số sản phẩm nông sản nổi bật, đặc sản, tuy nhiên việc buôn bán của nhân dân chủ yếu theo hình thức truyền thống, thương mại điện tử chưa được áp dụng; các sản phẩm còn đơn điệu, bao bì chưa bắt mắt, chưa sử dụng tem truy xuất nguồn gốc.
+ Kết quả: Các xã đã triển khai đưa các sản phẩm của xã lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho người dân tham gia sàn TMĐT bán các sản phẩm trên sàn, như “PostMart”, “Voso”,...
- Triển khai thanh toán điện tử
+ Thực trạng khi triển khai: Tỷ lệ người dân thanh toán điện tử còn ít, đa phần lựa chọn hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu và thường xuyên do thói quen.
- Xây dựng mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số (Vpostcode)
+ Thực trạng khi triển khai: Đã tiến hành thu thập địa chỉ nhưng chưa đầy đủ và chính xác thông tin; thiếu nhiều địa chỉ các hộ gia đình.
+ Kết quả: Tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ, gắn liền với phát triển thương mại điện tử; sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ cộng đồng, hỗ trợ phát triển kinh tế số.
3. Phát triển xã hội số
- Chuyển đổi số cho lĩnh vực giáo dục
+ Thực trạng khi triển khai: Việc tiếp cận với các nền tảng, ứng dụng hỗ trợ cho công tác dạy và học của các nhà trường còn rất hạn chế.
+ Kết quả: các trường trên địa bàn xã từ cấp tiểu học trở lên triển khai các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, dạy và học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế
+ Thực trạng khi triển khai: Việc tiếp cận với các nền tảng, ứng dụng hỗ trợ cho việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe từ xa còn rất hạn chế.
+ Kết quả: Đa phần các xã đạt ít nhất 30% người dân trên địa bàn phường tiếp cận, sử dụng các nền tảng dịch vụ như tư vấn chăm sóc sức khoẻ từ xa trong cộng đồng (Telemedici).
Xuân Cường