Đồng thời, trong năm 2017, tỉnh chú trọng việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò quan trọng của triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở hiệu quả thực hiện của các dự án, nhiệm vụ trong năm 2016. Mặt khác tập trung triển khai ứng dụng Một cửa điện tử cấp huyện, cổng dịch vụ công trực tuyến để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ doanh nghiệp và người dân ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, tỉnh còn đầu tư triển khai các giải pháp nâng cao đội ngũ công chức, viên chức làm công nghệ thông tin, an toàn thông tin nhằm tăng cường công tác đảm bảo, sẵn sàng ứng cứu các sự cố an toàn thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước.
Để hoàn thành những mục tiêu trên, từ nay đến hết năm 2017, tỉnh Vĩnh Long triển khai thực hiện 05 nội dung chính. Thứ nhất là xây dựng, hoàn thiện nền tảng kết nối, chia sẻ quy mô cấp tỉnh bằng cách triển khai các trục kết nối ESB (EnterpriseBus) tỉnh, trục xác thực Indentinty Management hệ thống tài khoản trong tỉnh sẵn sàng tích hợp với Quốc gia; Xây dựng hệ thống quản lý hạ tầng; Nâng cấp hoàn thiện mạng nội bộ các sở, ban, ngành tỉnh; Xây dựng trụ sở Trung tâm tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh; Từng bước hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo an toàn thông tin trong WAN của tỉnh.
Thứ hai, tỉnh sẽ tăng cường triển khai văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử, tiếp tục cấp hộp thư điện tử cho cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước. Một mặt triển khai hệ thống tác nghiệp, điều hành cho tất cả cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức đoàn thể chính trị và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh – mặt khác, triển khai thí điểm ISO điện tử cho 02 đơn vị cấp huyện và xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời triển khai nền tảng quản lý văn bản liên thông trạng thái văn bản chỉ đạo điều hành 4 cấp (với Văn phòng Chính phủ, Bộ, ngành, tỉnh, thành trên cả nước); Triển khai tích hợp chữ ký số vào các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh và các phần mềm chuyên ngành của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thực hiện gửi văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số thay thế văn bản giấy; Hệ thống phần công công tác toàn tỉnh.
Thứ ba, tỉnh đặc biệt chú trọng triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho các sở, ban, ngành tỉnh trong đó ưu tiên các dịch vụ theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020; Triển khai Chứng thư số có hỗ trợ khai báo thuế, bảo hiểm xã hội qua mạng cho các cơ quan hành chính nhà nước; Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và quảng bá sản phẩm; Triển khai hệ thống wifi công cộng tại một số khu vực thường xuyên có người dân đến vui chơi, giải trí, tham quan như Quảng trường, Công viên…
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên ngành; Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công chức, viên chức, cơ sở dữ liệu về hộ tịch; Xây dựng cơ sở dữ liệu về An toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 1, cơ sở dữ liệu khiếu nại và khiếu tố, cơ sở dữ liệu nền về doanh nghiệp.
Thứ năm là phát triển nguồn nhân lực. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của tỉnh; Triển khai các dự án đào tạo, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các cấp – tỉnh còn đầu tư phổ cập tin học cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa; Tổ chức tập huấn về CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã; cán bộ công chức, viên chức hành chính đạt trình độ công nghệ thông tin cơ bản, đáp ứng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước; Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ phụ trách CNTT trong cơ quan nhà nước về khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.
Trần Thị Hưng Bình, Cục Tin học hóa