Theo đó, Danh mục thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên địa bàn tỉnh, như sau:
- Thủ tục hành chính đối với cấp tỉnh: có 344 thủ tục hành chính, trong đó lĩnh vực ngoại vụ có 03 thủ tục, lĩnh vực tư pháp có 33 thủ tục, lĩnh vực nội vụ có 10 thủ tục, lĩnh vực tài chính có 01 thủ tục, lĩnh vực công thương 34 thủ tục, lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội có 12 thủ tục, lĩnh vực thông tin và truyền thông có 28 thủ tục, lĩnh vực giáo dục và đào tạo có 08 thủ tục, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có 06 thủ tục, lĩnh vực y tế có 90 thủ tục, lĩnh vực khoa học và công nghệ có 39 thủ tục, lĩnh vực văn hóa có 55 thủ tục, lĩnh vực thể thao và du lịch có 53 thủ tục, lĩnh vực tài nguyên và môi trường có 02, lĩnh vực giao thông vận tải có 9 thủ tục.
- Thủ tục hành chính đối với cấp huyện: có 94 thủ tục hành chính, trong đó lĩnh vực tư pháp có 11 thủ tục, lĩnh vực nội vụ có 07 thủ tục, lĩnh vực công thương có 03 thủ tục, lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội có 09 thủ tục, lĩnh vực thông tin và truyền thông có 02 thủ tục, lĩnh vực giáo dục và đào tạo có 03 thủ tục, lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có 25 thủ tục, lĩnh vực tài nguyên và môi trường có 29 thủ tục.
- Thủ tục hành chính đối với cấp xã: có 02 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp (Cấp bản sao trích lục hộ tịch và Công nhận tuyên truyền viên pháp luật).
Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao trách nhiệm cho các đơn vị, cụ thể:
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Chủ trì việc triển khai, vận hành, phát triển, thuê dịch vụ về hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn an ninh mạng để hệ thống duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.
2. Sở Nội vụ: tăng cường hoạt động kiểm tra, theo dõi việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, cá nhân làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
3. Sở Tài chính: tham mưu bố trí ngân sách nhà nước hàng năm đảm bảo hoạt động thuê hạ tầng, phần mềm và phát triển, khai thác dịch vụ.
4. Các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
- Tổ chức thực hiện, khai thác, vận hành đồng bộ, hiệu quả Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông của tỉnh.
- Thực hiện nghiêm việc xử lý văn bản, hồ sơ điện tử theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định 35/2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung, hủy bỏ các thủ tục hành chính theo quy định, đề xuất việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ:
- Cung cấp thông tin, hồ sơ và thực hiện các thủ tục hành chính thông qua hệ thống một cửa điện tử của tỉnh tại địa chỉ htttp://motcua.daknong.gov.vn/, nộp phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, trung thực của nội dung đã khai và các hồ sơ đã nộp, thống nhất về nội dung giữa hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử đã tạo lập.
- Lưu giữ hồ sơ và xuất trình cho các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Nộp đầy đủ hồ sơ giấy khi đến nhận kết quả hoặc thông qua dịch vụ Bưu chính công ích theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông giao cho Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định số 34/QĐ-UBND kể từ ngày 09 tháng 01 năm 2018.
Trần Thị Duyên