Đang xử lý.....

Tỉnh Bình Định xây dựng định hướng ứng dụng công nghệ thông tin đến 202  

Thực hiện quy định tại Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và thực hiện Công văn số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2016-2020, để đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước được đồng bộ, phù hợp với định hướng chung của quốc gia, hiện nay UBND tỉnh Bình Định đã dự thảo Kế hoạch định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Thứ Năm, 15/12/2016 1098
|

Trong đó, tỉnh Bình Định đã đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong thời gian qua, bao gồm một số nội dung chính:

          Hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh đã xây dựng; 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh được trang bị thiết bị an toàn dữ liệu; 100% UBND các huyện, thị xã được trang bị hệ thống giao ban trực tuyến kết nối với hệ thống giao ban trực tuyến tại Văn phòng UBND tỉnh; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm hạ tầng thông tin của tỉnh được đầu tư nâng cấp đạt 70%; 90% cán bộ công chức từ cấp huyện trở lên được tran bị máy tính làm việc; 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện đã xây dựng và truyển khai hệ thống mạng LAN, đường truyền internet tốc độ cao…

Các hệ thống phần mềm văn phòng điện tử, thư điện tử công vụ, quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp trên môi trường mạng, một cửa điện tử được quan tâm triển khai và đưa vào sử dụng.

Hệ thống các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm quản lý chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan nhà nước tỉnh được đẩy mạnh triển khai và ứng dụng. Cụ thể: cơ sở dữ liệu thông tin và truyền thông; cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật; phần mềm hệ thống ứng dụng tập trung quản lý dự toán ngân sách và quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách; phần mềm theo dõi, tiếp công dân và xử lý đơn thư;…

Tỉnh Bình Định cũng chú trọng triển khai chữ ký số cho các dịch vụ, phần mềm tương ứng trên Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh và cấp chữ ký số cho 34 các nhân thuộc cấp lãnh đạo, quản lý trong tỉnh.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh hiện đang hoạt đông và cung cấp thông tin theo quy định của nhà nước. 100% các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã đã có Trang thông tin điện tử và cung cấp 43 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; năm 2015, hệ thống dịch vụ công trực tuyến được triển khai tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho một số lĩnh vực phù hợp và được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.         

Trong giai đoạn này, tỉnh Bình Định đã triển khai được rất nhiều dự án, nhiệm vụ với tổng kinh phí đầu tư khá lớn và đem lại hiệu quả cao trong công tác, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, như: Triển khai hệ thống giao ban trực tuyến; văn phòng điện tử; xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng; đầu tư hạ tầng, trang thiết bị;…

          Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định trong thời gian qua cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ; trang thiết bị tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh còn thiếu; công tác đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn chậm; nhận thức, thói quen nộp hồ sơ trực tiếp nên số lượng hồ sơ trực tuyến hầu như không có; chưa xây dựng được Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh; một số hệ thống thông tin của tỉnh đã được xây dựng nhưng mức độ ứng dụng và hoạt động chưa hiệu quả (theo số liệu báo cáo tỷ lệ các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và huyện triển khai hệ thống một cửa điện tử còn thấp: tỉnh đạt 20%, huyện đạt 9% so với mục tiêu đề ra; tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi hoàn toàn dưới dạng văn bản điện tử các cấp là 55%...); đặc biệt trong giai đoạn này, tỉnh chưa đề cập đến kết quả triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

          Từ thực trạng triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định thời gian qua, tỉnh Bình Định đã xây dựng đã đề ra một số mục tiêu, nội dung cũng như giải pháp để thực hiện hiệu quả ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước giai đoạn tới phù hợp với định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nay, dự thảo đang xin ý kiến thẩm định, góp ý của các cơ quan liên quan để hoàn thiện, ban hành làm cơ sở triển khai trong thời gian tới.

Phan Thúy Trinh, Cục Tin học hóa