Đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, điều hành của nhà nước tiến tới xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường; phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Theo đó, mục tiêu cơ bản đến năm 2025 gồm:
- Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
Trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được nâng cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
Trên 90% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; trên 80% tổng số hồ sơ công việc tại cấp huyện và trên 60% tổng số hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung.
100% cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Trên 50% các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Phấn đấu đến năm 2021, có trên 80% các dịc vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4.
Tập trung đầu tư xây dựng 3 đô thị thông minh, gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên.
- Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:
Phấn đấu kinh tế số chiếm trên 20% GRDP.
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%.
Phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số.
- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số:
Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% đơn vị hành chính cấp xã, trên 80% hộ gia đình.
Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
Tỉnh Thái Nguyên thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.
Bên cạnh đó, mục tiêu cơ bản đến năm 2030 của tỉnh Thái Nguyên là:
- Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
Trên 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.
100% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; trên 90% tổng số hồ sơ công việc tại cấp huyện và trên 70% tổng số hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật, kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Trên 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Phát triển kinh tế, nâng cao năng lục cạnh tranh của nền kinh tế
Kinh tế số chiếm 30% GRDP.
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%.
Phấn đấu có trên 3.000 doanh nghiệp số.
- Phát triển xã hội, thu hẹp khoảng cách số
Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang.
Phổ cập dịch vụ di động 5G.
Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.
Tỉnh Thái Nguyên thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về an toàn, an ninh mạng.
Để thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số:
Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về chuyển đổi số.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển số trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; tiên phong, đi đầu trong việc chuyển đổi số để nâng cao nhận thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của địa phương, đơn vị mình; lấy việc triển khai thực hiện Nghị quyết là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đức đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành, đơn vị.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt…
Phát huy mạnh mẽ vai trò của mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền; thực hiện tốt chức năng giám sát, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng chương trình chuyển đổi số tại địa phương.
Các ngành, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội phải tận dụng tối đa cơ hội để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, trong đó chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị.
2. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số
Tổ chức triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình chuyển đổi số quốc gia và các cơ chế, chính sách của Trung ương về chuyển đổi số.
Xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp, chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả, phù hợp với môi trường số; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tích cực thu hút các doanh nghiệp số đầu tư và tỉnh; phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 7000 doanh nghiệp số.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh…
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hiện có (200 cán bộ), tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chuyển đổi số.
3. Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an nình mạng, tăng cường dùng chung hạ tầng thông tin.
Xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn tỉnh, phấn đấu tối thiểu đạt 50Mbps, bắt đầu từ các đô thị, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, bảo đảm sự kết nối, liên thông trong toàn tỉnh.
Tập trung nâng cấp mạng di động 4G; tích cực triển khai hạ tầng mạng di động 5G; phấn đấu đến năm 2025 phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động. 4. Xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh
Đẩy mạnh triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Phát triển hạ tầng số, nền tảng số: Hoàn thiện trung tâm dữ liệu, mạng truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống phần mềm dùng chung, dịch vụ số hóa dữ liệu; các cơ quan, đơn vị, các ngành tập trung, khẩn trương số hóa dữ liệu phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước bảo đảm tập trung, thông suốt; bảo đảm hoạt động lãnh đạo, điều hành cấp ủy, chính quyền trên môi trường số; đẩy mạnh họp trực tuyến, họp không giấy, ký số… nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.
Xây dựng, tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp khai thác, truy cập, sử dụng, góp phần công khai, minh bạch, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số.
Triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2025 trên thiết bị di động thông minh để phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước góp phần nâng cao chỉ số xếp hạng về chính quyền số của tỉnh.
Triển khai xây dựng đô thị thông minh, trước mắt đầu tư nguồn lực cho 3 đô thị (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phố Yên) tập trung xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hệ thống giám sát an ninh thông minh, số hóa lĩnh vực tài nguyên, môi trường, y tế, giáo dục…
5. Phát triển kinh tế số
Thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dich vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, trước mắt tập trung hợp tác với Đại học Thái Nguyên nhằm hình thành các mô hình kinh doanh, sản xuất, sản phẩm, dịch vụ mới. Từng bước ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… trong tổ chức quản lý, phát triển kinh tế của tỉnh…
Tập trung ưu tiên chuyển đổi số trong một số lĩnh vực sau:
Về lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lưọng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyên khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh: Chè, quả (na, nhãn, bưởi), gỗ, quế, lợn, gà… các sản phẩm OCOP.
Về lĩnh vực tài nguyên môi trường: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; bản đồ số; triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.
Về lĩnh vực giao thông: Triển khai hệ thống giám sát giao thông thông minh tại các đô thị; thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển, khai thác hệ thống kho, bến, bãi phục vụ vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện.
Về lĩnh vực công nghiệp: Khuyến khích xây dựng nhà máy thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động. Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình theo hướng hiện đại, đồng bộ, thu hút các nhà đầu tư lớn đến phát triển các dự án công nghệ thông tin – truyền thông.
Về lĩnh vực du lịch: Triển khai số hóa dữ liệu các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch trọng điểm (ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử 915, Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng,…) để quảng bá hình ảnh Thái Nguyên. Chuẩn hóa nội dung số kết hợp công nghệ 3D, 4D để giới thiệu về điểm đến, các tour tuyến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh.
6. Phát triển xã hội số
Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân và doanh nghiệp.
Triển khai thử nghiệm đào tạo, đào tạo lại về công nghệ số cho người lao động ít nhất 1/giờ/1 tuần tại các doanh nghiệp trong trong các khu công nghiệp theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm dân cư, đô thị thông minh, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng số trong công tác quản lý xã hội tại địa phương. Trên cơ sở kết quả thí điểm chuyển đổi số tại xã La Bằng (Đại Từ), xã Sảng Mộc (Võ Nhai), mỗi đơn vị cấp huyện xây dựng ít nhất 30% đơn vị hành chính cấp xã chuyển đổi số.
Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nội dung chuyển đổi số trong toàn xã hội, ưu tiên các lĩnh vực:
Về giáo dục và đào tạo: Đổi mới nội dung và chương trình giao dục, đào tạo thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; tận dụng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là người dân ở vùng khó khăn. Số hóa tài liệu, giáo trình, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dậy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Chuyển đổi số 100% cơ sở giáo dục, đào tạo trực thuộc tỉnh.
Về y tế: Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, tư vấn, chữa bệnh từ xa, từng bước xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh, hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng dựa trên nền tảng công nghệ số. Phấn đấu 100% bệnh viên cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện chuyển đổi số.
Về văn hóa: tăng cường đầu tư quảng bá các sản phẩm văn hóa, lịch sử; xây dựng hình ảnh, văn hóa con người Thái Nguyên thân thiện, văn minh trên không gian mạng, gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.
7. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng
Tăng cường xây dựng đội ngũ chuyên gia an toàn, an nình mạng để kịp thời theo dõi, phòng ngừa, ngăn chặn, phối hợp xử lý, khắc phục các sự cố về an toàn, an ninh mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện khoa học kỹ thuật để chủ động phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu các nhân trong chuyển đổi số, góp phần thức đẩy hoạt động trên môi trường số.
Tăng cường quản lý an ninh mạng, bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu; phòng chống hiệu quả các hoạt động phá hoại, thâm nhập hệ thống quản lý, điều hành chính quyền điện tử; tham gia chia sẻ dữ liệu quản lý công dân trong một số lĩnh vực công trực tuyến như: Định danh điện tử, lưu trữ và truy xuất thông tin người dân.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức tự bảo vệ trên môi trường số.
Nguyễn Hạnh